Khánh thành nhà máy nguyên phụ liệu may mặc - Tăng tính chủ động cho sản xuất

Ngày 20/3/2024 tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Nhà máy Công nghiệp SAB Việt Nam sản xuất nguyên phụ liệu may mặc chính thức khánh thành, góp phần nâng cao sự chủ động về nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam

Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam được khởi công từ tháng 7/2022 có diện tích sàn xây dựng 120.000 m2. Ở giai đoạn I dự kiến Nhà máy sẽ tạo việc làm cho hơn 1500 lao động, với sản lượng hàng hóa ước tính khoảng 100 triệu USD/năm, Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam được kỳ vọng sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của tỉnh Thanh Hóa và tạo thêm nhiều việc làm cho lao động địa phương, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp ngân sách Nhà nước, tăng giá trị xuất khẩu hàng hóa và cơ cấu sản phẩm của Khu công nghiệp Bỉm Sơn.

khánh thành nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu cho Dệt may Việt Nam
Các đại biểu chụp ảnh tại sự kiện.

Phát biểu tại sự kiện ông Nguyễn Văn Thi - Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa cho biết dự án Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam được cấp giấy đầu tư vào năm 2020 mục tiêu sản xuất phụ kiện quần áo dây khóa kéo, cúc. Là dự án quan trọng, sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may mặc Nhà máy sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội, đóng góp cho ngân sách, tạo việc làm cho lao động địa phương và các vùng quanh khu vực dự án; đồng thời góp phần vào sự phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành may mặc trong nước giảm sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên phụ liệu, tăng tính chủ động cho sản xuất.

ông Vũ Đức Giang Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại
Nhập chú thích ảnh

 

Tham dự sự kiện ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ, Ngành Dệt may Việt Nam đang đứng trước các thách thức và cơ hội vào thị trường toàn cầu trong đó nguyên liệu phụ liệu sản xuất trong nước là chiến lược phát triển xuyên suốt của ngành Dệt may cũng là mục tiêu được đảng và Nhà nước đặt ra trong mục tiêu ngành Dệt may Việt Nam trong Chiến lược phát triển Ngành đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035.

Chủ tịch Hiệp Dệt may Việt Nam cũng chia sẻ là quốc gia đứng thứ 3 toàn cầu về xuất khẩu dệt may cộng đồng doanh nghiệp dệt may đứng trước thách thức về phát triển bền vững, xanh hóa đặc biệt là trên nền tảng từ nguyên liệu phụ liệu trong nước để được hưởng các ưu đãi thuế quan từ các FTAs.

Là doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu may mặc hàng đầu thế giới đứng đầu khu vực về các loại dây kéo và phụ liệu may mặc, ông Vũ Đức Giang đánh giá cao chiến lược phát triển thông minh của SAB. Ông Giang nhấn mạnh Dự án bắt kịp xu thế phát triển Dệt may toàn cầu cũng như ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam. Nhà máy đáp ứng nhu cầu rất lớn giúp Dệt may Việt Nam chủ động phụ liệu trong nước, chủ động được thời gian giảm chi phí vận tải, vận chuyển…tốt hơn nhập khẩu từ bên ngoài đặc giảm nguồn cung thiếu hụt, giảm nhập khẩu tăng thặng dư về thương mại xuất khẩu dệt may toàn cầu;

nhà máy SAB
Nhà máy đi vào hoạt động sẽ cộng hưởng cho chiến lược phát triển bền vững của công nghiệp Dệt may Việt Nam

Tại sự kiện ông Cai LiYong Tổng Giám đốc Weixing cho biết Dự án là kết quả từ việc Weixing nghiên cứu và nhận thấy tiềm năng thị trường lớn và triển vọng phát triển tại Việt Nam, bởi những năm gần đây Việt Nam đã thu hút ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế đến đầu tư và thành lập nhà máy. Weixing cho biết bắt đầu tiến hành xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam từ năm 2020 và thành công vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Việc chính thức khai trương và đưa Nhà máy vào hoạt động mở ra một chặng đường mới cho sự phát triển sản xuất của Weixing tại nước ngoài, tạo ra động lực mới cho sự phát triển chất lượng cao của doanh nghiệp.

Phát biểu tại sự kiện ông Wangwo Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam cho biết Dự án là quyết định đầu tư sáng suốt của lãnh đạo Tập đoàn Weixing và sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp anh em, giúp dự án tại Việt Nam có được sự ủng hộ và hậu thuẫn vững chắc.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH Công nghiệp SAB Việt Nam “Nhà máy công nghiệp SAB Việt Nam hướng tới mục tiêu xây dựng công nghiệp sản xuất cao cấp, thông qua việc áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến và thông minh hàng đầu trong ngành như công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, áp dụng các giải pháp số, giải pháp tiết kiệm năng lương, các sản phẩm có khả năng thu hồi tái sử dụng… nhằm đạt được sự phát triển xanh và chất lượng cao”

SAB hiện chỉ có ba nhà máy tại Băng-la-đét, Trung Quốc và Việt Nam điều này sẽ cộng hưởng cho chiến lược phát triển bền vững của công nghiệp Dệt may Việt Nam, mang đến lợi ích lớn cho Ngành được các nhãn hàng đánh giá chủ động được nguyên phụ liệu trong nước…

Phan Vi