Phân tích ảnh hưởng của mua bán và sáp nhập đối với rủi ro tín dụng và đóng góp vào rủi ro hệ thống của các ngân hàng thương mại Việt Nam

THS. NGUYỄN THÙY LINH (Khoa Kế toán, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật công nghiệp)

TÓM TẮT:

Hoạt động M&A tại Việt Nam đang ngày càng phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng. Các nhà kinh tế không thể chỉ nhìn vào những mặt tích cực, mà còn cần đánh giá xem thương vụ hợp nhất đó có tạo nên thành công cho ngân hàng hay không. Bài viết tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thu mua và đóng góp của nó vào rủi ro hệ thống trong bối cảnh M&A.

Từ khóa: mua bán, sáp nhập, rủi ro tín dụng, ngân hàng thương mại.

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam cần phát triển cả về số lượng và chất lượng, đưa mạng lưới hoạt động mở rộng khắp các tỉnh thành. Chính vì vậy, hệ thống NHTM đứng trước những thách thức lớn như vốn điều lệ và tính thanh khoản thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng, trình độ quản trị và nguồn nhân lực còn yếu kém chưa đáp ứng được những yêu cầu của hội nhập. Thêm vào đó, số lượng ngân hàng ra tăng càng làm cạnh tranh giữa các NHTM khắt khe hơn, khiến hoạt động mua bán và sáp nhập trở thành xu thế tất yếu. Trên thực tế, các thương vụ M&A cũng đã xuất hiện những bất cập và khó khăn. Vì vậy, việc phân tích ảnh hưởng của mua bán và sáp nhập đối với rủi ro của các NHTM Việt Nam là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của các nhà kinh tế.

2. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của mua bán và sáp nhập đối với rủi ro của hệ thống ngân hàng, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Kết quả đánh giá mức độ tin cậy của thang đo

Đề tài sử dụng phân tích nhân tố (EFA) để phát hiện các cấu trúc tiềm ẩn của các thang đo này và sử dụng kiểm định Cronbach Alpha để đánh giá tính tin cậy của các khái niệm hình thành. Kết quả kiểm định độ tin cậy cụ thể như sau: (Bảng 1)

Bảng 1: Tổng hợp độ tin cậy Cronbach's Alpha

Các nhân tố

Hệ số Cronbach's Alpha

Hệ số tương quan biến tổng nhỏ nhất

Số biến quan sát ban đầu

Số biến quan sát còn lại

Rủi ro hệ thống

0.913

0.653

6

6

Rủi ro tín dụng

0.835

0.522

6

6

Đa dạng hóa địa lý

0.805

0.675

2

2

Đa dạng hóa sản phẩm

0.912

0.840

2

2

Đặc điểm của giao dịch

0.935

0.815

5

5

Đặc điểm của nhà thu mua

0.868

0.645

5

5

Môi trường kinh tế vĩ mô

0.899

0.563

8

8

                                                              Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả cho thấy, các nhân tố trong mô hình đều có hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,6, tất cả đều có tương quan biến tổng lớn hơn 0,5, vì vậy đảm bảo độ tin cậy giữa các biến trong nhóm này không bị trùng lặp.

3.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA

Vởi biến độc lập, kết quả phân tích bằng phân tích khám phá nhân tố cho thấy, các nhân tố đảm bảo khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát. Hệ số KMO bằng 0,867, kiểm định Bartlett có p-value < 0.05, các hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đo lường mức độ phù hợp của các biến độc lập đều lớn hơn 0,5. (Bảng 2)

Bảng 2. Kết quả phân tích khám phá nhân tố các biến độc lập

Biến

Hệ số nhân tố tải

F1

F2

F3

F4

F5

MT1

0.679

 

 

 

 

MT2

0.838

 

 

 

 

MT3

0.795

 

 

 

 

MT4

0.773

 

 

 

 

MT5

0.654

 

 

 

 

MT6

0.797

 

 

 

 

MT7

0.737

 

 

 

 

MT8

0.825

 

 

 

 

DD1

 

 

0.703

 

 

DD2

 

 

0.828

 

 

DD3

 

 

0.822

 

 

DD4

 

 

0.714

 

 

DD5

 

 

0.656

 

 

DDGD1

 

0.859

 

 

 

DDGD2

 

0.857

 

 

 

DDGD3

 

0.811

 

 

 

DDGD4

 

0.867

 

 

 

DDGD5

 

0.841

 

 

 

DDHSP1

 

 

 

0.958

 

DDHSP2

 

 

 

0.956

 

DDHDL1

 

 

 

 

0.914

DDHDL2

 

 

 

 

0.905

KMO

0.867

p-value

0

TVE (%)

72.081

                                                            Nguồn: Tính toán của tác giả

Với biến phụ thuộc là biến rủi ro hệ thống, kết quả phân tích nhân tố cho thấy, kiểm định KMO và Barlettescho chỉ số KMO đạt 0.850 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig = 0,000; có nghĩa ở mức ý nghĩa 5% các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.

Với biến trung gian là biến rủi ro tín dụng, kết quả phân tích nhân tố cho thấy, kiểm định KMO và Barlettescho chỉ số KMO đạt 0.854 và giá trị kiểm định mức ý nghĩa Sig = 0,000; có nghĩa ở mức ý nghĩa 5% các biến có tương quan với nhau trong tổng thể.

3.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) là bước phân tích tiếp theo nhằm thiết lập các mô hình đo lường phù hợp tốt được dùng để kiểm định mô hình cấu trúc. Theo đó, các trọng số chuẩn hóa đều đạt tiêu chuẩn cho phép (>=0.5) và có ý nghĩa thống kê đều bằng 0.000. Vì vậy, kết luận, các biến dùng để đo lường tổng hợp và tổng phương sai trích đều >0.5 nên các thành phần này đều đạt độ tin cậy. (Bảng 3)

Bảng 3. Kiểm định sự tương quan của các biến trong mô hình

     

Estimate

S.E.

C.R.

P

MT

<-->

RRHT

.009

.018

.512

.609

MT

<-->

DDGD

.107

.031

3.423

***

MT

<-->

DD

.110

.030

3.636

***

MT

<-->

RRTD

.194

.031

6.308

***

MT

<-->

DDHDL

-.009

.014

-.631

.528

MT

<-->

DDHSP

.012

.026

.456

.648

RRHT

<-->

DDGD

-.015

.031

-.490

.624

RRHT

<-->

DD

-.016

.029

-.535

.593

RRHT

<-->

RRTD

.016

.022

.733

.463

RRHT

<-->

DDHDL

-.005

.011

-.438

.661

RRHT

<-->

DDHSP

.245

.034

7.144

***

DDGD

<-->

DD

.421

.061

6.869

***

DDGD

<-->

RRTD

.167

.038

4.429

***

DDGD

<-->

DDHDL

-.018

.027

-.682

.495

DDGD

<-->

DDHSP

.015

.045

.332

.740

DD

<-->

RRTD

.212

.039

5.492

***

DD

<-->

DDHDL

.001

.014

.053

.958

DD

<-->

DDHSP

.010

.043

.243

.808

RRTD

<-->

DDHDL

-.002

.010

-.174

.862

RRTD

<-->

DDHSP

.036

.032

1.132

.258

DDHDL

<-->

DDHSP

-.001

.013

-.104

.917

                                                             Nguồn: Tính toán của tác giả

3.4. Phân tích mô hình cấu trúc SEM

Các hệ số trong mô hình phù hợp với dữ liệu thực tế, kết quả phân tích của mô hình các thành phần có Chi-square/df = 1,811 < 3 với giá trị p = 0,000, các chỉ tiêu khác cũng cho thấy, mô hình này phù hợp với dữ liệu nghiên cứu (CFI = 0,918>0,9; TLI = 0,908>0,9; GFI = 0,810; RMSEA = 0,062 < 0,08). Mô hình chỉ ra tác động của các yếu tố đến quyết định lựa chọn vay vốn chính thức của hộ gia đình. (Hình 1)

Kết quả phân tích cấu trúc SEM đã chứng minh các yếu tố Môi trường kinh tế vĩ mô, Đặc điểm của nhà thu mua, Đặc điểm của giao dịch, Đa dạng hóa sản phẩm, Đa dạng hóa địa lý có tác động đến rủi ro của các ngân hành M&A. Các hệ số Beta đều thỏa mãn các giả thuyết ban đầu.

4. Kết luận và khuyến nghị

Việt Nam đang thúc đẩy hoạt động M&A gắn với cổ phần hóa ngân hàng. Việc Nhà nước giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng tạo ra nhiều room cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thị trường chứng khoán phát triển khả quan, thủ tục hành chính trong khâu phê duyệt cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp cũng ngày càng cải thiện; Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam định hướng đến năm 2030, Nhà nước sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại các ngân hàng quốc doanh… Tất cả các yếu tố này sẽ khiến hoạt động M&A ngân hàng sôi động hơn. Đây là cơ hội lớn để các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng Việt Nam.

Trong bối cảnh sức ép tái cơ cấu đến với hầu hết các ngân hàng, hoạt động M&A NHTM không còn dừng ở mức độ mở rộng quy mô, giải quyết vấn đề thanh khoản mà đã tập trung vào cải thiện chất lượng tài sản, tháo gỡ dần quá trình sở hữu chéo, khắc phục những yếu kém, ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ, tạo đột phá mới trong tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Bài viết đã mở rộng các tài liệu hiện có cho phù hợp. Đầu tiên, mẫu toàn diện nhất về M&A ngân hàng thương mại Việt Nam được sử dụng, trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2020. Điều này đặc trưng cho thời kỳ hoạt động tích cực nhất đối với các tập đoàn tài chính và quan hệ đối tác ngân hàng phi ngân hàng và do đó, chứa các giao dịch lớn nhất và quan trọng nhất. Thứ hai, bài viết nghiên cứu các tác động rủi ro khác nhau của việc sáp nhập ngân hàng Việt Nam, cho phép thử nghiệm với sự khác biệt phong phú về mức độ thay đổi rủi ro của các nhà thầu, được chứng kiến ​​trong các giao dịch ở các ngân hàng lớn.

Liên quan đến tác động của M&A ngân hàng đối với rủi ro vỡ nợ của nhà thầu; kết quả cho thấy, việc sáp nhập ngân hàng làm giảm rủi ro vỡ nợ khi mua lại ngân hàng. Nghiên cứu bác bỏ dự đoán việc sáp nhập tạo ra hiệu quả giảm thiểu rủi ro hệ thống cho việc mua lại các ngân hàng. Ngoài ra, phương thức thanh toán và sự đa dạng hóa sản phẩm được giả định là những yếu tố quyết định tiềm năng có tác động đến những thay đổi trong đóng góp của các ngân hàng đấu thầu vào rủi ro hệ thống. Kết quả của nghiên cứu này không chỉ mở rộng nội dung tài liệu, mà còn có ứng dụng hữu ích trong ngành ngân hàng và có thể được sử dụng bởi các nhà quản lý ngân hàng, cổ đông, trái chủ, giám sát viên và các nhà hoạch định chính sách ở cả cấp doanh nghiệp và cấp quốc gia. Cụ thể, sáp nhập ngân hàng có thể được sử dụng như một cơ chế để giảm mức độ rủi ro của các tổ chức (giảm rủi ro đặc trưng và rủi ro vỡ nợ).

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Diamond, D. (1984). Financial Intermediation and Delegated Monitoring. The review of Economic Studies, 51(3), 393-
  2. Markowitz, H. (1952). Portfolio Selection. Journal of Finance, 7(1), 77-
  3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (2010). Thông tư số 04/2010/TT-NHNN.
  4. Wagner, W. (2010). Diversification at financial institutions and systemic crises. Journal of Financial Intermediation, 19(3), 373-

 Analyzing the impacts of M&A deals on credit risks and systemic risks of Vietnamese commercial banks

Master. Nguyen Thuy Linh

Faculty of Accounting, University of Economics - Technology for Industries

Abstract:

Mergers and Acquisitions (M&A) activity in Vietnam is increasing in the context of the country’s deeper and broader international economic integration. When assessing a M&A deal in the banking industry, economists not only look at the positives but also assess whether the deal will bring success to the bank. This paper examines the impacts of credit risks on the bank that acquire other bank and the contribution of a M&A deal to systemic risks in the banking industry.

Keywords: M&A, credit risk, commercial banking.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 23 tháng 10  năm 2022]