Bảo tàng gốm Bát Tràng chính thức đi vào hoạt động từ tháng 6/2021. Đây là một công trình kiến trúc rất lạ mắt, khiến cho ai đến thăm cũng cảm giác thích thú, tò mò như đang trải nghiệm cảm giác trở về với làng gốm Bát Tràng mộc mạc, sầm uất ven song Hồng xưa kia. Đó là bởi Bảo tàng có 7 tòa có tạo hình xoáy ốc giống như 7 bàn xoay vuốt gốm - công cụ không thể thiếu của người dân làm gốm.
Xoáy trôn ốc nên các tòa nhà có cấu trúc phía dưới nhỏ và to dần ở trên, tuy nhiên Bảo tàng gốm Bát Tràng vẫn cho ta cảm giác chắc chắn, đường bệ bởi sự liên kết, liền kề cạnh nhau của chúng. Lạc vào không gian nâu gốm của bảo tàng gốm Bát Tràng, luồn lách, khám phá tìm ra vô vàn những góc đẹp cho tầm mắt nhưng chỉ cần ngẩng đầu chếch lên một chút – sẽ luôn là những khoảng trời đa góc cạnh, thiên biến vạn hóa đến nỗi chỉ cần đảo chỗ đứng một nửa bước chân thôi là lại thấy mộc góc nhìn hoàn toàn khác đang hiện ra trước mắt…
Điều gây ngạc nhiên đầu tiên khi đến bảo tàng gốm Bát Tràng là vì màu đất nung bao trùm toàn bộ từ trong ra ngoài của tòa nhà. Rất ấm áp, mộc mạc xong nét kiến trúc bên trong lại tinh tế, hợp lý đến từng chi tiết, đảm bảo tính tối giản, có câu chuyện của nghệ thuật trình diễn và sắp đặt.
Những vòng xoay của bàn vuốt khổng lồ thực nhìn cứ khiến ta liên tưởng đến sự mềm, mịn, mát và nhuyễn của đất sét, nhưng thực tế, tất cả đều là sản phẩm của công nghệ bê tông cốt thép sợi tuyến tính!
Bê tông cốt thép sợi tuyến tính có những đặc tính vượt trội hơn so với bê tông thường như cường độ chịu kéo, chịu uốn, độ mài mòn và khả năng chống va đập cao hơn. Bê tông cốt sợi được ứng dụng nhiều trong các công trình thủy lợi, xây dựng cầu đường và cầu cảng.
Bê tông cốt sợi là sự kết hợp giữa bê tông và sợi chịu lực trong đó có các loại sợi như sợi thép, sợi thủy tinh, sợi amiang, sợi carbon. Mỗi một loại sợi khác nhau thì lại có những tính chất khác nhau.
Có 3 loại sợi chính trong bê tông cốt sợi đó là sợi thép, sợi polypropylene và sợi bazan. Cốt sợi polypropylene thì có độ sụt và khối lượng thể tích của hỗn hợp polypropylene giảm xuống khi hàm lượng sợi tổng hợp tăng lên. Trong tất cả các yếu tố thành phần ảnh hưởng đến tính chất của hỗn hợp polypropylene thì yếu tố hàm lượng sợi có ảnh hưởng nhiều nhất.
Cốt sợi thép có hàm lượng sợi thép ảnh hưởng rất nhỏ đến khối lượng thể tích của hỗn hợp sợi thép. Hỗn hợp bê tông thường có tính công tác khá cao nhưng khi đưa sợi thép vào thì tính công tác của hỗn hợp giảm mạnh, độ sụt của hỗn hợp bằng không, vì thế sử dụng độ cứng để đánh giá công tác của hỗn hợp sợi thép. Khi hàm lượng sợi thép tăng lên thì hỗn hợp cốt sợi thép tăng lên.
Cốt sợi bazan có đặc tính khi tăng hàm lượng sợi bazan 1-4% thì cả độ sụt và khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông tươi cốt sợi bazan đều giảm xuống. Khi sử dụng 4% sợi bazan thì độ sụt và khối lượng thể tích của hỗn hợp giảm đáng kể so với hỗn hợp cường độ cao không có cốt sợi.
Bảo tàng gốm Bát Tràng được xây dựng bởi bê tông cốt sợi thép để đảm bảo tính nhẹ, mềm đến mức có thể “uốn” được rất phù hợp với ý tưởng kiến trúc xoáy bàn xoay vuốt gốm đặc trưng của làng nghề sản xuất gốm thủ công Bát Tràng- niềm tự hào của người dân Bắc Bộ.
Lạc lối giữa Bảo tàng gốm Bát Tràng, người yêu mến môn nghệ thuật “thổi hồn cho đất” có cảm giác như đang được đi trong lòng quê hương, xứ sở!