Biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế và khả năng áp dụng khi Việt Nam là một bên tham gia tranh chấp

Bài viết "Biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế và khả năng áp dụng khi việt nam là một bên tham gia tranh chấp" do Trần Thanh Ngân (Học viên Cao học chuyên ngành Luật Kinh tế - Trường Đại học Luật Hà Nội) thực hiện.

Tóm tắt:

      Cùng với sự phát triển của quan hệ quốc tế, biện pháp trọng tài quốc tế đã được sử dụng tương đối rộng rãi để giải quyết tranh chấp trong mọi lĩnh vực. Nhiều quốc gia đã lựa chọn biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua tòa án quốc tế, bởi vì nó bộc lộ nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Bài viết sẽ đưa ra một số ưu/nhược điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế và đánh giá khả năng áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên thông qua tranh chấp.

Từ khóa: biện pháp giải quyết tranh chấp, trọng tài quốc tế, khả năng áp dụng.

1. Đặt vấn đề

      Các tranh chấp quốc tế được giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau và một trong số các biện pháp đó là việc sử dụng hình thức tài phán quốc tế. Tính chất của mỗi loại hình tài phán phụ thuộc vào quy chế, điều lệ và chức năng đặc thù của từng loại, theo sự xác định và lựa chọn của chủ thể Luật quốc tế. Nếu như trước đây, Trọng tài Quốc tế thường được sử dụng để giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại thì ngày nay, phương thức giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài Quốc tế được sử dụng tương đối rộng rãi.

2. Một số ưu điểm của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế

2.1. Trọng tài quốc tế là biện pháp pháp lý giúp giải quyết tranh chấp hiệu quả

      Về nguyên tắc, phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực bắt buộc đối với các bên tranh chấp[1]. Các bên có nghĩa vụ thi hành và không có quyền kháng cáo hay khiếu nại[2]. Những quyết định khi Tòa đưa ra buộc các bên phải thực hiện nên việc thi hành phán quyết sẽ hiệu quả hơn và giá trị pháp lý của phán quyết được các chủ thể tranh chấp thừa nhận và bảo đảm thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế mà không cần thông qua trình tự cưỡng chế. Với đặc điểm nổi bật này, các biện pháp giải quyết tranh chấp khác đều không làm được[3].

Phán quyết của Tòa trọng tài được công nhận rộng rãi và dễ dàng thực thi trên thực tế hơn so với các phán quyết của Tòa án quốc tế. Quy trình giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhanh và kịp thời nên tránh được những tác động chủ quan và khách quan từ bên ngoài. Do đó, phán quyết của Tòa trọng tài còn là tiền đề để giải quyết tốt hơn các tranh chấp phát sinh sau này.

2.2. Sự linh hoạt và mềm dẻo trong quá trình giải quyết tranh chấp

Thứ nhất, các bên trong tranh chấp được lựa chọn trọng tài viên. Các bên có quyền tự do lựa chọn một trọng tài viên hoặc lựa chọn thành phần hội đồng trọng tài cũng như quyền đề nghị thay đổi trọng tài viên do mỗi bên chỉ định trong quá trình tố tụng. Nếu một bên trong tranh chấp không chỉ định trọng tài có nghĩa họ tự từ bỏ quyền này nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tiến trình tố tụng. Thay vào đó, cơ quan tài phán quốc tế sẽ chỉ định trọng tài viên. Mặc dù trọng tài viên do các bên lựa chọn nhưng khi họ xét xử là với tư cách cá nhân, trung lập và độc lập. Vì vậy, phán quyết được hội đồng trọng tài đưa ra thường chính xác, công bằng, nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên trong tranh chấp.

Thứ hai, luật quốc gia có thể được áp dụng. Tòa trọng tài quốc tế áp dụng luật quốc tế và pháp luật quốc gia trong một số trường hợp, nếu điều ước quốc tế về trọng tài mà các bên ký kết có quy định về khả năng viện dẫn các loại nguồn khác nhau như pháp luật quốc gia, các nguyên tắc chung hoặc một quy định đặc biệt nào đó thì tòa trọng tài có thể áp dụng các nguồn này để giải quyết tranh chấp; nếu có sự thỏa thuận của các bên. VD: Trong vụ Trail Smelter 1941, Tòa Trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa Canada và Mỹ về việc một nhà máy luyện kim của Canada đã gây ô nhiễm vì chất Sulphur dioxide gây thiệt hại cho cây trồng ở một số vùng lãnh thổ của Mỹ giáp với biên giới Canada. Các bên đã thỏa thuận không chỉ áp dụng luật quốc tế mà còn áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ. Nhờ vậy, luật áp dụng của Tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp trở nên linh hoạt hơn.

Ngoài ra, sự linh hoạt còn thể hiện thông qua PCA[4], đó là có thể tổ chức xét xử tại bất kỳ nước nào trên thế giới và cũng không có quy định thời gian cụ thể cho mỗi vụ việc. Điển hình như vụ xét xử phân định biên giới giữa Ethiopia-Eritrea là 13 tháng, nhưng đối với Guyana-Suriname là 3,5 năm… 

2.3. Thủ tục tố tụng trọng tài đơn giản

Thủ tục tố tụng tại Tòa án trọng tài dường như không ấn định, do các bên tranh chấp tự thỏa thuận. Vì vậy, các bên tranh chấp thường sẽ đưa ra các quy định đơn giản, dễ dàng GQTC, nhằm mục đích rút ngắn các thủ tục tố tụng trong quá trình đưa ra phán quyết, tiết kiệm thời gian và chi phí[5]. Nếu các bên không thỏa thuận được thì tuân theo các điều ước quy định về trình tự, thủ tục tố tụng về trọng tài được quy định tại Công ước năm 1899 và 1907 về giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng đã được quy định trong Quy chế mẫu về thủ tục trọng tài do Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc soạn thảo và được thông qua tại Đại hội Liên hợp quốc năm 1958. Trên cơ sở xác định mức độ vi phạm nghĩa vụ đã cam kết của các bên, tòa trọng tài sẽ ra phán quyết để dàn xếp tranh chấp. Thời gian giải quyết tranh chấp sẽ nhanh chóng, trình tự trọng tài do các bên quyết định nên khả năng kiểm soát của trọng tài đối với các bên tranh chấp sẽ rộng hơn nhiều so với thiết chế tòa án quốc tế.

3. Những hạn chế của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế

3.1. Đối với các trọng tài viên được các bên lựa chọn

Đối với tòa trọng tài thường trực, các bên chỉ có thể chọn lựa trọng tài viên từ danh sách các trọng tài viên của tòa thường trực. Việc được lựa chọn trọng tài viên có thể xảy ra tình trạng chọn lựa trọng tài viên không khách quan. VD: Trong vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. Trung Quốc không thi hành phán quyết của Tòa với lý do là một trong các trọng viên của hội đồng trọng tài là người Philippines, như vậy không đảm bảo tính khách quan của vụ tranh chấp. Điều này có thể dẫn đến tình trạng gian lận đối với các thành viên trong hội đồng trọng tài, lúc này phán quyết của tòa trọng tài có thể bị coi là vô hiệu và các bên không có nghĩa vụ phải thi hành phán quyết đó.

3.2. Không có thẩm quyền cưỡng chế thi hành phán quyết

Cơ chế đảm bảo thực thi, tuân thủ phán quyết của trọng tài còn yếu, chưa cao như cơ chế của tòa án quốc tế, chủ yếu dựa trên sự thiện chí hợp tác của các bên. Vì vậy, việc thực thi, tuân thủ phán quyết trọng tài hoàn toàn tùy thuộc vào sự tận tâm, thiện chí của các bên tranh mà không có cơ quan cưỡng chế giống như tài phán quốc gia hay toà án quốc tế. Việc không có tính cưỡng chế thi hành như tòa án quốc tế sẽ không đảm bảo được sự cam kết thực hiện của các bên trong tranh chấp.

3.3. Về thủ tục tố tụng tại trọng tài

Bản chất của biện pháp trọng tài quốc tế là các quốc gia trong tranh chấp bị phụ thuộc vào cơ quan tài phán - tòa trọng tài, bên trung lập giúp các quốc gia giải quyết tranh chấp. Do đó, các chi phí trọng tài thường rất đắt đỏ hơn nhiều so với toà án quốc tế. Chi phí này phải trả cho các trọng tài viên có kinh nghiệm và chuyên môn cao nên đây là một trong những thách thức đối với các bên tranh chấp trong việc lựa chọn phương thức trọng tài. Thực tế cho thấy, biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế chưa được nhiều quốc gia ủng hộ và số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết bằng tòa trọng tài chưa nhiều[6]. Nhiều quốc gia vẫn chưa có thói quen lựa chọn có trọng tài quốc tế như một cách thức để giải quyết các mâu thuẫn.

4. Đánh giá khả năng áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp quốc tế mà Việt Nam là một bên

Trọng tài và các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp đều được ghi nhận cùng nhau tại Điều 33 của Hiến chương LHQ nên Việt Nam hoàn toàn có cơ sở xem xét lựa chọn trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Biện pháp ngoại giao và biện pháp pháp lý có thể tiến hành song song, đồng thời và bình đẳng với nhau. Nếu xảy ra tranh chấp giữa Việt Nam với bên còn lại mà cả hai đều đồng ý thỏa thuận chọn tòa trọng tài là cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp và hai bên đều thực hiện theo phán quyết của Tòa khi đó tranh chấp giữa hai bên được giải quyết nhanh chóng, trở thành tiền đề cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh sau này. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chưa có vụ việc tranh chấp nào giữa Việt Nam với các quốc gia khác được giải quyết bằng biện pháp trong tài quốc tế. Để đánh giá xem khả năng áp dụng của biện pháp TTQT cần đặt vào từng trường hợp cụ thể:

Tranh chấp trên Biển Đông: Vụ tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc vào ngày 22/1/2013, Philippines đã gửi thông báo và tuyên bố khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài theo thủ tục trọng tài[7]. Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982 có thẩm quyền giải quyết. Việt Nam được tòa mời đến với vai trò là bên thứ ba có quyền và lợi ích liên quan khi có cùng quyền lợi với Philippines trong việc giới hạn tuyên bố chủ quyền ở vùng biển trong vòng 12 hải lý đối với các hòn đảo thuộc Trường Sa. Đối với những đảo ở quần đảo Trường Sa trước đó Trung Quốc đã đắp lên một số đảo nhân tạo từ sau vụ việc này, sẽ không công nhận vùng biển thuộc các đảo đó. Phán quyết của Tòa đã thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, sẽ không còn vùng chồng lớn giữa “đường chín đoạn” của Trung Quốc với EEZ[8] của Việt Nam. Phán quyết của Tòa cũng đặt ra một tiền lệ pháp lý quan trọng giúp Việt Nam xử lý tranh chấp với Trung Quốc đối với vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Như vậy, đường cơ sở thẳng Trung Quốc thiết lập xung quanh quần đảo này vào năm 1996 sẽ không còn giá trị nữa[9]. Tuy nhiên, phán quyết của tòa cũng có sự bất lợi khi cho rằng không có cấu trúc nào ở Trường Sa có quy chế là đảo[10] nên các vùng biển sẽ bị thu hẹp đi rất nhiều.

Vụ tranh chấp trên là kinh nghiệm quý giá đối với Việt Nam trong việc có nên lựa chọn biện pháp tranh cấp quốc tế hay không khi giải pháp nhờ đến tòa trọng tài phân xử của Philippines là một giải pháp rất hiệu quả. Trong mối quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc hết sức nhạy cảm, nhất là với các tranh chấp trên Biển Đông, vì vậy chúng ta nên để mở lựa chọn biện pháp pháp lý này và sử dụng nó như là một đòn bẩy [11] để tình trạng quan hệ giữa hai nước trong tương lai có động thái phù hợp hơn. Tác giả cho rằng, trong thực tiễn quan hệ quốc tế, Việt Nam có thể kết hợp áp dụng nhiều biện để giải quyết tranh chấp, nhưng biện pháp trọng tài quốc tế nên là biện pháp cuối cùng để giải quyết tranh chấp.

5. Kết luận

Bài viết nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp trọng tài quốc tế như một biện pháp hữu hiệu đang phổ biến trên thế giới thông qua hai khía cạnh ưu điểm và hạn chế. Tuy hiện nay phương thức này chưa được sử dụng tại Việt Nam, nhưng trong tương lai, phương thức này sẽ có khả năng phát triển và ứng dụng. Bài viết sẽ đóng góp như nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khoa học, cung cấp cơ sở pháp lý cho các nhà nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua trọng tài quốc tế.

 

Tài liệu trích dẫn:

1 Nhưng phán quy dẫn: có khả năng phát triển và ứng dụng. Bài viết sẽ đóng góp như nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khoa học, cung cấp cơ sở pháp lý cho các nhà nghiên cứu về phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua nguyên tắc chun của hội đồng trọng tài

2 Trừ trường hợp các bên tranh chấp có thỏa thuận về thủ tục kháng cáo

3 Trừ thiết chế của tòa án quốc tế

4 Tòa Trọng tài thường trực La Haye

5 Chương 17, Giáo trình Luật Quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.Công an nhân dân, trang 430

6 S30 học Luật Hà Nội, Nxbòa Tr học Luật Hà Nội, Nxb.Công an nhân dân, tr ứng dụng. Bài viết sẽ đóng góp như nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khoa học, cung cấp cơ sở pháp lý cho các nhà nghiên cứu về

7 Xem toàn văn Thông báo và Tuyên bố khởi kiện của Philippines tại website: http://nghiencuubiendong.vn/trung-tam-du-lieu-bien-dong/doc_details/744-thong-bao-va-tuyen-b-khi-kin-trung-quc-ca-philippines-ti-bin-ong.

8 Vùng đặc quyền kinh tế - Exclusive Economic Zone

9 https://www.todayonline.com/commentary/hague-ruling-presents-vietnam-opportunities-and-dilemmas

10 https://www.todayonline.com/commentary/hague-ruling-presents-vietnam-opportu gips://www.todayonline.com/coủg, lãnh hwww.todayonline.com/commentary/hague-ruling-presents-vietn

11 Xem thêm thwwwhttp://www.todayonline.com/commentary/hague-ruling-presents-vietnam-opportunities-and-dilemmas.

 

 TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Ngô Hữu Phước,“Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982”, Tạp chí khoa học pháp lý, số 05/2013, trang 58-66.
  2. Nguyễn Hồng Thao,“Khả năng sử dụng toà trọng tài quốc tế về luật biển trong tranh chấp Biển Đông”, Tạp chí Lập pháp, số 09/2011, trang 23-26.
  3. Khoa Pháp luật Quốc tế - Trung tâm Nghiên cứu Luật ASEAN (2001), “Một số cơ chế giải quyết tranh chấp trong Luật quốc tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
  4. Phạm Thanh Bình (2014), “Giải quyết tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ quốc gia bằng biện pháp trọng tài trong luật quốc tế”, Luận văn Thạc sĩ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

Resolving international disputes through international arbitration

and the possibility of using international arbitration

to handle international disputes in which Vietnam is a stakeholder

Tran Thanh Ngan

Master’s student, Faculty of Economic Law, Hanoi Law University

Abstract:

Along with the development of international relations, international arbitration has been used relatively widely to resolve disputes in many fields. Thanks to international arbitration’s advantages, many countries have used this mechanism to resolve international disputes. However, international arbitration still has some limitations compared to other resolution measures. This paper presents some advantages and disadvantages of international arbitration in resolving international disputes and evaluates the possibility of using international arbitration to handle international disputes in which Vietnam is a stakeholder.

Keywords: dispute resolution measures, international arbitration, applicability.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 23 tháng 10 năm 2023]