Bộ Công Thương đề xuất 2 chính sách xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Bộ Công Thương đang đề xuất 2 chính sách xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.
cong nghiep trong diem
Bộ Công Thương đang đề xuất 2 chính sách xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm

Các ngành công nghiệp trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy nền công nghiệp quốc gia nói riêng và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung theo định hướng của Đảng và Nhà nước là các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn theo chủ trương, định hướng của Đảng về công nghiệp hóa đất nước.

Công nghiệp trọng điểm là các ngành mà dựa trên đó các ngành công nghiệp khác tồn tại và phát triển, cung cấp các yếu tố đầu vào và tư liệu sản xuất cho các ngành công nghiệp và kinh tế khác; là cơ sở thúc đẩy tiến bộ công nghệ, nâng cấp trình độ của toàn bộ nền công nghiệp và các ngành kinh tế khác; có tác động lan toả và thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế khác, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao.

Do các đặc điểm nêu trên, các ngành công nghiệp trọng điểm có vai trò hết sức quan trọng, là động lực để thúc đẩy toàn bộ nền công nghiệp nói riêng cũng như quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nền kinh tế nói chung.

Chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

Theo Bộ Công Thương, trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta hiện nay, hạn chế thứ nhất là chưa có hành lang pháp lý xác định rõ trọng tâm phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trong quá trình công nghiệp hóa.

Hệ thống pháp luật hiện hành cũng chưa có quy định cụ thể hóa về việc xác định các ngành công nghiệp trọng điểm, then chốt cũng như chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển các ngành này (danh mục các ngành công nghiệp trọng điểm có hiệu lực pháp lý thấp, lạc hậu so với thực tế). Việc thiếu các quy định này dẫn đến việc thể chế hóa, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, các Chương trình, đề án, kế hoạch của Trung ương và địa phương phân tán, thiếu trọng tâm, trọng điểm.

Thứ hai, pháp luật hiện hành về ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cho các ngành công nghiệp trọng điểm còn rời rạc, hiệu lực pháp lý thấp hoặc chưa được xây dựng. Các giải pháp hỗ trợ về thị trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình xây dựng chính sách công nghiệp; Cơ chế, chính sách cho ứng dụng, chuyển giao, cải tiến, đổi mới quy trình công nghệ sản xuất trong các ngành công nghiệp – đặc biệt là các công nghệ then chốt trong các ngành công nghiệp trọng điểm còn thiếu tính bền vững, dài hạn không phù hợp với đặc thù của các hoạt động sản xuất công nghiệp.

Thứ ba, đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ, mặc dù đã có những văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ, tuy nhiên các chính sách được ban hành rất chậm. Các cơ chế về ưu đãi tín dụng đầu tư, ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, đặc biệt là phân bổ nguồn lực để triển khai các chính sách về công nghiệp hỗ trợ chưa được cụ thể hóa…

Thứ tưmôi trường kinh doanh thời gian qua tuy có nhiều cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, gây ảnh hưởng đến tính ổn định trong việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm vốn yêu cầu các chính sách cần mang tính ổn định, dài hạn, tầm nhìn chiến lược.

Thứ năm, năng lực cạnh tranh của bản thân các doanh nghiệp – đặc biệt là các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp trọng điểm còn rất nhiều hạn chế. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa có quy mô nhỏ, thiếu vốn tự có, thiếu minh bạch tài chính, thiếu tài sản thế chấp, thiếu phương án sản xuất kinh doanh dẫn đến không đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng nên gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận tín dụng để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh...

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với khoa học, đổi mới sáng tạo

Vì vậy, việc ban hành Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm trong tình hình, bối cảnh hiện nay là vô cùng cấp bách nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tại Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị và mới đây nhất là Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp trọng điểm phù hợp với bối cảnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; hướng đến xây dựng nền công nghiệp độc lập, tự chủ, tự cường, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Kiến tạo được một số đột phá về chính sách, pháp luật để xử lý các điểm nghẽn cơ bản trong phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng từ chiều rộng sang theo chiều sâu, từ gia công, lắp ráp sang nghiên cứu, thiết kế và sản xuất tại Việt Nam, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao đồng thời tạo đột phá về quá trình hiện đại hóa trong công nghiệp.

Đẩy mạnh phân công, phân cấp thông qua tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của các Bộ, ngành địa phương trong khai thác và phát huy tốt nhất mọi tiềm năng, lợi thế của đất nước, của từng vùng và địa phương.

Đề xuất 2 chính sách 

Bộ Công Thương đề nghị xây dựng Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm với 2 chính sách sau:

Chính sách 1: Khuyến khích sản xuất, chế tạo trong nước các sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Mục tiêu của chính sách

- Nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp. Khắc phục từng bước tình trạng sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh.

- Thúc đẩy việc hình thành chuỗi giá trị công nghiệp thông qua các chính sách phát triển doanh nghiệp dẫn đầu.

- Khắc phục sự thiếu tính chiến lược, kế hoạch trong định hướng phát triển công nghiệp trong thời gian qua; làm căn cứ bảo đảm tính khả thi trong việc bố trí các nguồn lực phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành trọng điểm, then chốt, có ý nghĩa quan trọng, đòn bẩy trong quá trình công nghiệp hóa, tránh việc áp dụng quá rộng rãi các cơ chế ưu đãi khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, vừa không hiệu quả, vừa gây lãng phí nguồn lực nhà nước; bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm.

Nội dung của chính sách

- Ban hành khung chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm, với trọng tâm là các ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghệ cao, tỷ lệ giá trị sản xuất tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của dự án đầu tư công nghiệp.

- Thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết công nghiệp với vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn và kết nối giữa doanh nghiệp dẫn dắt cụm với các doanh nghiệp vệ tinh để hình thành chuỗi giá trị.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về thị trường, vốn, nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ, quy trình sản xuất… cho doanh nghiệp.

- Có các cơ chế phát triển các doanh nghiệp dẫn đầu theo định hướng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng, ban hành, triển khai và giám sát thực thi Chương trình quốc gia về Phát triển công nghiệp, với nội dung xác định quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên phạm vi toàn quốc trong từng thời kỳ và tổ chức sử dụng các nguồn lực của đất nước từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thực hiện các quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia.

Giải pháp thực hiện chính sách

Luật hóa các nội dung sau:

- Ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghiệp trọng điểm.

- Hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghiệp trọng điểm.

- Phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghiệp (bao gồm các chính sách đặt hàng sản xuất; ưu đãi trong đấu thầu; sử dụng hàng hóa trong nước…).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghiệp.

- Chính sách đặc biệt trong phát triển công nghiệp trọng điểm.

- Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp dẫn đầu.

- Quy định nội dung, trình tự thủ tục xây dựng, ban hành Chương trình quốc gia Sản xuất tại Việt Nam.

- Trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Giám sát triển khai Chương trình quốc gia về Phát triển công nghiệp.

Chính sách 2: Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Mục tiêu của chính sách

- Nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp. Khắc phục từng bước tình trạng sản phẩm công nghiệp sản xuất tại Việt Nam chủ yếu mang tính chất gia công, giá trị gia tăng, hàm lượng khoa học công nghệ thấp, chưa tiếp cận được về chuyển đổi số hướng đến sản xuất thông minh.

- Thúc đẩy việc hình thành chuỗi giá trị công nghiệp thông qua các chính sách phát triển doanh nghiệp dẫn đầu.

- Khắc phục sự thiếu tính chiến lược, kế hoạch trong định hướng phát triển công nghiệp trong thời gian qua; làm căn cứ bảo đảm tính khả thi trong việc bố trí các nguồn lực phát triển công nghiệp tập trung vào các ngành trọng điểm, then chốt, có ý nghĩa quan trọng, đòn bẩy trong quá trình công nghiệp hóa, tránh việc áp dụng quá rộng rãi các cơ chế ưu đãi khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, vừa không hiệu quả, vừa gây lãng phí nguồn lực nhà nước; bổ sung cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp trọng điểm.

Nội dung của chính sách

- Ban hành khung chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư trong các ngành công nghiệp trọng điểm, với trọng tâm là các ưu đãi đầu tư và hỗ trợ đầu tư đặc biệt nhằm thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài theo hướng nâng cao tỷ trọng công nghệ cao, tỷ lệ giá trị sản xuất tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị của dự án đầu tư công nghiệp.

- Thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết công nghiệp với vai trò dẫn dắt của các doanh nghiệp lớn và kết nối giữa doanh nghiệp dẫn dắt cụm với các doanh nghiệp vệ tinh để hình thành chuỗi giá trị.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất công nghiệp thông qua các giải pháp hỗ trợ về thị trường, vốn, nguồn nhân lực và khoa học, công nghệ, quy trình sản xuất… cho doanh nghiệp.

- Có các cơ chế phát triển các doanh nghiệp dẫn đầu theo định hướng tại Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Xây dựng, ban hành, triển khai và giám sát thực thi Chương trình quốc gia về Phát triển công nghiệp, với nội dung xác định quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm trên phạm vi toàn quốc trong từng thời kỳ và tổ chức sử dụng các nguồn lực của đất nước từ Trung ương đến địa phương để bảo đảm thực hiện các quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia.

Giải pháp thực hiện chính sách

Luật hóa các nội dung sau:

- Ưu đãi đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghiệp trọng điểm.

- Hỗ trợ đầu tư đặc biệt cho các dự án công nghiệp trọng điểm.

- Phát triển thị trường cho các sản phẩm công nghiệp (bao gồm các chính sách đặt hàng sản xuất; ưu đãi trong đấu thầu; sử dụng hàng hóa trong nước…).

- Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghiệp.

- Chính sách đặc biệt trong phát triển công nghiệp trọng điểm.

- Thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp dẫn đầu.

- Quy định nội dung, trình tự thủ tục xây dựng, ban hành Chương trình quốc gia Sản xuất tại Việt Nam.

- Trách nhiệm tổ chức triển khai các hoạt động phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.

- Trách nhiệm của chính quyền địa phương.

- Giám sát triển khai Chương trình quốc gia về Phát triển công nghiệp.

Dự kiến nguồn nhân lực

Về số lượng: các cơ quan, tổ chức vẫn sử dụng số lượng nhân lực hiện hành để tổ chức triển khai Luật, cụ thể: giao trách nhiệm quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp cho Bộ Công Thương, các Bộ ngành Trung ương và UBND các cấp, đồng thời, khuyến khích và huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các chủ thể liên quan khác.

Về chất lượng: cần tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn lực, đồng thời, thực hiện ứng dụng khoa học, công nghệ để nâng cao hiệu quả làm việc của nguồn lực.

Dự kiến nguồn lực tài chính

Để triển khai thực thi Luật, cần bố trí ngân sách để thực hiện một số hoạt động, cụ thể:

- Kinh phí xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật;

- Kinh phí phổ biến, tuyên truyền Luật; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của các cán bộ thực thi chính sách công nghiệp.  

- Kinh phí tổ chức thanh tra, kiểm tra, quản lý, giám sát, đánh giá tình hình thi hành Luật.

- Kinh phí bổ sung nguồn ngân sách hàng năm để triển khai các chương trình phát triển công nghiệp trọng điểm; vốn đối ứng xây dựng cơ sở vật chất các cơ sở hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện năng suất công nghiệp; hỗ trợ tín dụng, đầu tư cho ngành, lĩnh vực, sản phẩm công nghiệp trọng điểm

- Các kinh phí khác phù hợp với quy định pháp luật để thực hiện các trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ do Luật quy định.

Xuân An