Theo đó Bộ Công Thương đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tế, chức năng nhiệm vụ được giao tổ chức các hoạt động hướng ứng như: Treo pano, áp phích (khuyến khích từ các vật liệu thân thiện môi trường) tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan…; Tổ chức các hoạt động cộng đồng Mitting hưởng ứng, ra quân làm vệ sinh môi trường, trồng cây xanh, thu gom xử lý chất thải, kêu gọi không sử dụng túi nilon khó phân hủy…; Tổ chức khởi công xây dựng bàn giao các công trình phục vụ công tác bảo vệ môi trường…;
Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học, mô hình giải pháp bảo vệ môi trường, sản xuất tiêu dùng bền vững, xây dựng thực hiện các đề án nhiệm vụ bảo vệ môi trường…
Với việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức áp dụng từ ngày 01/01/2022, năm 2022 có ý nghĩa quan trọng, là giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong việc bảo vệ môi trường hướng tới mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân cân bằng sinh thái bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển kinh tế theo hướng xanh bền vững.
Năm khẩu hiệu tuyên truyền Ngày Môi trường thế giới năm 2022 mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra là: Cùng hành động để bảo tồn thiên nhiên điều hòa khí hậu , giảm thiểu ô nhiễm; Cùng liên kết chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự phá hủy hệ sinh thái toàn cầu; Sử dụng nguồn nguyên liệu xanh là góp phần bảo vệ môi trường; Nâng cao chất lượng môi trường kích thích phát triển kinh tế chống lại đói nghèo; Ngăn chặn và đảo ngược sự mất mát của hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Với chủ đề “Chỉ một Trái đất” (Only One Earth) Ngày Môi trường thế giới năm 2022 do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động truyền tải ý nghĩa thông điệp cùng xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua các chính sách, hoạt động hướng tới lối sống xanh hơn, sạch hơn.
[Quảng cáo]