Ngay sau khi kết luận sơ bộ được đăng trên Công báo Liên bang Mỹ, các lô hàng nhập khẩu bắt đầu phải đóng ký quỹ khoản thuế theo mức thuế trong quyết định sơ bộ. Đối với việc áp dụng “tình trạng khẩn cấp” để đánh thuế hồi tố đối với tôm nhập khẩu từ 2 nước ấn Độ và Thái Lan, quyết định sơ bộ của DOC cho rằng, chưa có bằng chứng để áp dụng đối với các công ty của Thái Lan. Trong khi đó, có những bằng chứng để áp dụng tình trạng khẩn cấp đối với công ty TNHH Hindustan Lever của ấn Độ. DOC sẽ tiếp tục điều tra và xem xét các thông tin và bằng chứng mà các công ty cung cấp và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.
Điều này cho thấy, việc trước đó, Thái Lan đã lên tiếng như nỗ lực cuối cùng nhằm tránh cho tôm nước này bị áp thuế chống bán phá giá, đã thu lượm được chút ít kết quả của tác động từ lobby (vận động hành lang). Theo đó, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan Watana Muangsook đã lưu ý Chính quyền Mỹ về mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước trong những năm vừa qua. Ông Watana đã dẫn chứng sự ủng hộ của Thái Lan đối với Mỹ trong các cuộc chiến tranh cả trong quá khứ lẫn hiện tại, và hiện đang có 400 quân ở Irắc. Ông này cho rằng, nếu Chính quyền Mỹ ủng hộ các ngư dân tôm trong nước và áp các mức thuế chống bán phá giá cao lên tôm Thái Lan, thì đó sẽ là một sự “phản bội” và “thất vọng” đối với người Thái về mối quan hệ giữa hai nước trong những năm qua.
Số chi phí bỏ ra trong chuyện lobby con tôm của Thái Lan lên tới 50 triệu Bath.
Hiện Mỹ là thị trường tôm lớn nhất của Thái Lan, chiếm tới 54,7% tổng sản lượng tôm xuất khẩu của Thái Lan. Do khả năng bị áp thuế chống bán phá giá, giá trị xuất khẩu tôm của Thái Lan trong năm 2004 có thể sẽ giảm 4%, xuống còn 1,7 tỉ USD so với năm 2003.
Như vậy, điều mà doanh nghiệp Việt Nam sợ nhất là mức thuế Thái Lan thấp hơn Việt Nam cuối cùng đã xảy ra. Với tình hình này, nhà nhập khẩu sẽ đổ xô sang mua tôm của Thái. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có nhiều bất lợi vì không chỉ có cùng mặt hàng tôm sú, Thái Lan còn khá mạnh về các sản phẩm có giá trị gia tăng. Về cơ cấu xuất khẩu, Thái Lan có khoảng 50% là tôm sú và 50% là tôm thẻ chân trắng, nhưng dù sú hay thẻ chân trắng, doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể cạnh tranh cùng họ với các con tôm cỡ trung và cỡ nhỏ, vì Việt Nam lại xuất khẩu khoảng 50% lượng tôm này sang thị trường Mỹ.
Hiện tại, không ít doanh nghiệp Việt Nam cho rằng, nếu không có chuyện Mỹ áp mức thuế Thái Lan thấp hơn Việt Nam, thì thực tế lâu nay, con tôm Thái vẫn chiếm ưu thế hơn tôm Việt Nam về sản lượng, cùng một chủng loại, giá của tôm Thái có thể nhích hơn một chút. Do đó, để gia tăng tính cạnh tranh từ chuyện thuế, biện pháp tình thế đang được đề ra là nên hạn chế, hoặc tránh không nuôi và xuất khẩu tôm với cỡ tôm của Thái Lan. Khi đó, nhà nhập khẩu Mỹ muốn mua tôm cỡ lớn chẳng tìm đâu được, buộc phải mua tôm Việt Nam mà thôi!.
Từ vụ kiện tôm còn chưa ngã ngũ, theo GS, TS Nguyễn Mại (Nguyên Chủ tịch ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư, hiện là thành viên Tổ Nghiên cứu Kinh tế Đối ngoại của Chính phủ), rất cần xem xét đúng mức đến làm quen và biết sử dụng nhuần nhuyễn việc “vận động hành lang”.
“Chúng ta đã có một số cố gắng trong việc xúc tiến thương mại đối với thị trường Hoa Kỳ; nhưng đáng lo ngại là một số quan chức Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam chưa hiểu biết nhiều luật pháp, phương thức kinh doanh, cách tiếp cận thị trường Mỹ, do vậy, còn có rất nhiều việc phải làm nếu muốn đẩy nhanh hơn nữa quá trình thực hiện Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ; mà bài học vỡ lòng có liên quan đến vụ kiện cá basa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng!”, GS, TS Nguyễn Mại nhận xét.
Theo GS, TS Nguyễn Mại, bài học con cá basa chưa được rút kinh nghiệm cho vụ kiện con tôm. Vào tháng 9 năm 2003, trong một hội thảo quốc tế tại Hà Nội, ông Hofley – Luật sư nổi tiếng của Canađa, trước câu hỏi: “Có nên lobby và lúc nào thì khởi sự lobby nói chung và trong vụ kiện về xuất khẩu con tôm?”, đã tham vấn như sau: “Rất cần thực hiện lobby. Nên lobby khi vụ kiện chưa xảy ra; có nghĩa là khi đơn kiện chưa được gửi đến các tổ chức có thẩm quyền của Mỹ như Bộ Thương mại Mỹ (DOC), ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC). Bởi vì, nếu vụ kiện đã được bắt đầu, thì theo luật pháp Mỹ, không có bất cứ cá nhân có quyền lực nào có thể can thiệp được. Lúc đó, mọi thông tin phải được công khai và minh bạch”.
Luật sư Hofley cho hay, mỗi năm, Canađa đã chi không dưới 1 tỷ USD để làm lobby ở Mỹ với lý do: buôn bán hai chiều giữa Canađa với Mỹ mỗi ngày đạt khoảng 1,45 tỷ USD.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam (VASEP) không ngạc nhiên khi nghe tin Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra quyết định sơ bộ như vậy: “Tất nhiên trong kinh doanh, khi sản phẩm như nhau mà mức thuế khác nhau thì sẽ bất lợi cho bên bị đánh thuế nặng hơn. Thế nhưng, tôm Việt Nam cũng có những lợi thế riêng của mình, bởi tôm Việt Nam khác với tôm của các nước khác ở chỗ chất lượng cao hơn, hàng đã qua tinh chế và kích cỡ cũng lớn hơn. Do đó, dù nếu có bị áp mức thuế không hợp lý, tôm Việt Nam vẫn có thể có mức giá cạnh tranh!”.
Theo VASEP, sản lượng tôm năm nay của Việt Nam chắc chắn sẽ giảm đi vì nhiều nông dân nuôi tôm đã thu hẹp sản xuất do không yên tâm về mặt tâm lý, lại cộng thêm dịch bệnh. “Việt Nam đang nỗ lực khẳng định các thị trường sẵn có và tìm thị trường mới. Thế nhưng, ngành Tôm Việt Nam vẫn hy vọng sẽ tiếp tục thuyết phục Bộ Thương mại Hoa Kỳ cân nhắc lại quyết định của mình”, Chủ tịch VASEP tự tin.
Tới cuối năm 2004, Hoa Kỳ mới đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Việt Nam cùng 5 nước khác về việc bán phá giá tôm. q
Chuyện con tôm
TCCT
Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ra quyết định sơ bộ về thuế chống bán phá giá đối với tôm nước ấm đông lạnh và đóng hộp nhập khẩu từ Braxin, Ecuađo, ấn Độ và Thái Lan, cho rằng các công ty chế biến và xuất