5 năm qua (2001-2005), Công đoàn Công nghiệp Việt Nam đã có nhiều văn bản hướng dẫn công tác BHLĐ đến các cấp công đoàn; Đồng thời phối hợp với Bộ Công nghiệp tổ chức phát động Tuần lễ Quốc gia về AT-VSLĐ-PCCN hàng năm trong ngành Công nghiệp; Chủ động tham gia với cơ quan chuyên môn đồng cấp thường xuyên kiện toàn bộ máy làm công tác BHLĐ các cấp theo hướng dẫn của thông tư liên tịch số: 14/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN, ngày 30 tháng 10 năm 1998; Duy trì và nâng cao chất lượng phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp-Bảo đảm AT-VSLĐ” theo chỉ thị số: 05/TLĐ, ngày 24 tháng 4 năm 1996 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Tổ chức tốt công tác xây dựng điển hình về BHLĐ, sơ kết, tổng kết và chấm điểm hàng năm về công tác BHLĐ theo quy định của TLĐLĐVN trong hướng dẫn số 494/TLĐ, ngày 29 tháng 4 năm 1996; Tổ chức phát động các phong trào thi đua, các hình thức hoạt động như: Thi AT-VSV, thi tìm hiểu công tác AT-VSLĐ... Đặc biệt, CĐCNVN đã xây dựng và triển khai thực hiện Nghị quyết số: 4C/NQ-CĐCN, ngày 23 tháng 12 năm 2004 về chương trình đẩy mạnh công tác BHLĐ trong CNVCLĐ ngành công nghiệp. Từ đó, đã nâng cao dần công tác AT-VSLĐ-PCCN của toàn Ngành.
Thực hiện công tác giám sát, kiểm tra về BHLĐ của tổ chức công đoàn các cấp, Công đoàn Công nghiệp Việt Nam luôn chú trọng bố trí đội ngũ cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách BHLĐ, cán bộ y tế, tổ chức mạng lưới AT-VSV. 100% số tổ chức CĐ từ cấp CĐ cấp trên cơ sở tới CĐ cơ sở trực thuộc, phối hợp đều thành lập Hội đồng BHLĐ và phân công cán bộ làm công tác BHLĐ. Một số CĐ Cty đã phân công chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách công tác BHLĐ.
Một trong những bộ phận cấu thành làm công tác BHLĐ là mạng lưới AT-VSLĐ. Hiện tại, toàn Ngành có 28.000 AT-VSV, đây là những người lao động gương mẫu, có tay nghề, có kinh nghiệm được bầu chọn từ tổ sản xuất và đã có các hoạt động đóng góp tích cực. Hàng năm, mạng lưới AT-VSV đều được các cơ sở tạo điều kiện tổ chức hoạt động với nhiều hình thức như: tập huấn nghiệp vụ, tham quan học tập, có quy chế hoạt động, được động viên bằng vật chất, có bình xét thi đua, khen thưởng…
5 năm qua, một trong những hoạt động được đánh giá có hiệu quả và là động lực mạnh mẽ để toàn Ngành thực hiện tốt công tác AT-VSLĐ-PCCN, đó là Tuần lễ quốc gia được tổ chức đều đặn hàng năm. Đã có hàng trăm cơ sở và cá nhân đạt thành tích trong thực hiện Tuần lễ quốc gia và nhận được nhiều Cờ thi đua, Bằng khen của Bộ Công nghiệp và CĐ CNVN.
Về công tác tuyên truyền, giáo dục và huấn luyện BHLĐ. Xuất phát từ những đặc thù của sản xuất công nghiệp, những năm qua, CĐ CNVN đã rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về bảo hộ lao động. Các cơ sở sản xuất kinh doanh, các Viện, Trường Cao đẳng, Trung học, dạy nghề trong toàn ngành đã thực hiện 1311 lớp huấn luyện về AT-VSLĐ cho gần 300.000 lượt người là công nhân sản xuất trực tiếp, mạng lưới AT-VSV, người sử dụng lao động, cán bộ, viên chức, giáo viên... Các hình thức tổ chức cũng rất phong phú như: tập huấn theo lớp, bồi dưỡng thi nâng bậc, tuyên truyền, hội thảo... Trong đó, có 359 lớp huấn luyện cho công nhân mới tuyển, 691 lớp huấn luyện định kỳ, 260 lớp huấn luyện chuyên đề về thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Công tác huấn luyện AT-VSLĐ được tiến hành tương đối đều đặn, nội dung huấn luyện đảm bảo được yêu cầu về ATLĐ trong sản xuất, người tham gia huấn luyện khá đầy đủ, các cấp công đoàn tham gia có hiệu quả. Đó là những ưu điểm cơ bản của việc huấn luyện AT-VSLĐ tại các cơ sở trong ngành, một số TCty và cơ sở trực thuộc trong 5 năm qua. Các đơn vị như TCty Than VN, TCty XDCNVN, TCty Máy động lực và Máy nông nghiệp, TCty Máy Thiết bị công nghiệp, TCty Thiết bị Kỹ thuật điện, TCty Điện tử tin học VN, Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong, Công ty CP Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Viện Nghiên cứu Cơ khí... là những đơn vị được đánh giá cao nhờ thực hiện tốt công tác này.
Về hoạt động kiểm tra giám sát, CĐ CNVN đã phối hợp với Cục KTATCN thực hiện 197 lượt kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trong ngành. Riêng CĐ CNVN đã tổ chức kiểm tra 49 lượt cơ sở. Việc trang bị các phương tiện bảo vệ cá nhân, bồi dưỡng độc hại, khám sức khoẻ định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được sự quan tâm thực hiện tốt của các cấp quản lý và CĐ, góp phần rất lớn cho việc đảm bảo an toàn, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động.
Nhờ thực hiện hàng loạt các biện pháp ATVSLĐ-PCCN, phối hợp chặt chẽ các hoạt động với các cấp sử dụng lao động trong lĩnh vực phòng chống TNLĐ và thực hiện nhiều hình thức phong phú, huấn luyện, đăng ký thi đua bảo đảm an toàn, kiểm tra, giám sát hiện trường, xây dựng quy chế thưởng phạt, thi đua về bảo đảm ATLĐ, thực hiện các phong trào 5S, phong trào thi đua đưa tai nạn về “0” phát động các tháng, tuần lễ an toàn, đặc biệt là năm an toàn công nghiệp đã được các đơn vị, cơ sở và tổ chức công đoàn hưởng ứng thực hiện nên tình hình tai nạn lao động giảm rõ rệt. Năm 2001, tổng số vụ tai nạn lao động trong toàn Ngành là 1397 vụ, trong đó tai nạn lao động nặng là 204 vụ, thì đến năm 2005, tổng số vụ tai nạn lao động là 693 vụ, trong đó tai nạn lao động nặng giảm chỉ còn 79 vụ.
Phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác AT-VSLĐ-PCCN, từ nay đến năm 2008, các cấp công đoàn trong Ngành sẽ tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu sau: Tiếp tục thực hiện Nghị quyết của BCH CĐCNVN, khoá II về công tác BHLĐ; Xây dựng chương trình hoạt động BHLĐ cụ thể của từng cấp công đoàn, dựa trên cơ sở Nghị quyết của BCH CĐCNVN và chủ trương, nhiệm vụ công tác BHLĐ mà Đại hội IX CĐ CNVN đã đề ra. Tiếp tục tham gia xây dựng và kiện toàn bộ máy làm công tác BHLĐ của các cấp công đoàn và chuyên môn theo hướng ổn định về số lượng và chất lượng của cán bộ; Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về công tác BHLĐ cho cán bộ Công đoàn đồng thời chủ động tham gia với cơ quan chuyên môn về chương trình huấn luyện AT-VSLĐ cho CBCNVCLĐ trong đơn vị theo hướng thường xuyên, cụ thể, chú ý tuyên truyền, huấn luyện cho NSDLĐ về pháp luật BHLĐ. Giáo dục về AT-VSLĐ-PCCN cho người SDLĐ và người LĐ. Đẩy mạnh công tác kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát về công tác BHLĐ của các cấp CĐ, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động tại đơn vị, cơ sở. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn về BHLĐ, đẩy mạnh hoạt động của hệ thống cán bộ làm công tác an toàn, cán bộ chuyên trách an toàn, ATVSV tại cơ sở. Phối hợp với cơ quan chuyên môn đồng cấp, tổ chức thực hiện tuần lễ Quốc gia về ATVSLĐ-PCCN mà nội dung đã được Ban chỉ đạo TW thống nhất chủ đề “ATVSLĐ-PCCN trong lĩnh vực sản xuất có nhiều nguy cơ TNLĐ, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp”. Các hoạt động cụ thể phải gắn liền vào hoạt động quản lý sản xuất, quản lý AT-VSLĐ của từng cấp đơn vị, cơ sở. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh hoạt động của các phong trào sáng kiến, lao động sáng tạo, phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp-Bảo đảm AT-VSLĐ” chủ động đẩy mạnh các phong trào thực hiện 5S, phong trào đưa tai nạn về “0”, phong trào đề xuất ý tưởng, hiện đang được một số cơ sở thực hiện trở thành các hoạt động được phổ biến, thực hiện rộng rãi tại các cơ sở.
Trong năm 2006, ngoài những công tác thường kỳ về BHLĐ, CĐCNVN tập trung hoạt động có tính chất trọng điểm ở một số lĩnh vực như: Tiếp tục triển khai, thực hiện Nghị quyết số: 5b/NQ-BCH, ngày 8 tháng 7 năm 2005 của TLĐLĐVN về đẩy mạnh công tác BHLĐ của tổ chức CĐ trong tình hình mới, Nghị quyết số: 4C/NQ-CĐCN, ngày 23 tháng 12 năm 2004 của CĐCNVN về chương trình đẩy mạnh công tác BHLĐ trong CNVCLĐ ngành CN. CĐ CNVN sẽ cùng các cơ quan hữu quan tiến hành tổng kết 10 năm phong trào “Xanh-Sạch-Đẹp-Bảo đảm ATVSLĐ”, tổ chức thi sáng tác tranh về BHLĐ, triển khai mạnh mẽ các dự án về BHLĐ, hoạt động của mạng lưới AT-VSV tham gia bảo vệ môi trường với các tổ chức trong nước và quốc tế.