Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang: Nỗ lực đào tạo và thu hút lao động

Trải qua hơn hơn 14 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Lam Giang đã vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức để thu hút lao động, bảo trì tốt thiết bị, giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm hướng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm 2024, đánh dấu 70 năm ngày giải phóng thành phố Ninh Bình (30/6/1954 – 30/6/2024), chính quyền và nhân dân thành phố Ninh Bình đã xác định nhiều nhiệm vụ trọng tâm để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển đô thị. Từ đầu đầu năm 2024 đến nay, kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển, sản xuất công nghiệp vượt qua nhiều khó khăn để có được sự tăng trưởng cao, hơn 21% so với cùng kỳ năm 2023; các ngành dịch vụ tiếp tục phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Đến nay, thành phố có hơn 1.800 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tất cả các lĩnh vực, ngành nghề tại 14 xã, phường.

Với sự quan tâm tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, mặt bằng của các cấp chính quyền thành phố, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn thành phố Ninh Bình ngày càng gia tăng về số lượng, lớn mạnh về chất lượng, mở rộng về lĩnh vực và quy mô hoạt động. Các doanh nghiệp trên địa bàn đang nỗ lực phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách cho địa phương.

Công ty Lam Giang

Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Lam Giang đầu tư 2 nhà máy sợi trên địa bàn thành phố Ninh Bình

Trong phát triển kinh tế, thành phố quan tâm tạo điều kiện cho lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Với nhiều chính sách thuận lợi, Ninh Bình đã thu hút được các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh, trong đó phải kể đến Dự án nhà máy sợi của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Lam Giang.

Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Lam Giang là công ty sản xuất sợi đầu tiên và duy nhất đến nay của tỉnh Ninh Bình có địa chỉ tại Km 3, đường 1A, phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình. Thời gian qua, Công ty đã đầu tư Nhà máy sợi Lam Giang có công suất thiết kế là 14.300 tấn/ năm trong đó nhà máy I: 6.000 tấn/ năm và nhà máy 2: 8.300.000 tấn/ năm. Công ty nhập khẩu bông vải từ châu Phi, sản phẩm đầu ra là sợi cọc, với trang thiết bị sản xuất hiện đại đến từ các nước đứng đầu về công nghệ sản xuất sợi như: Đức, Nhật, Ấn Độ, Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu sản phẩm chủ yếu là Trung Quốc, Ấn Độ, Châu Âu, tạo việc làm cho hơn 400 lao động có thu nhập bình quân người lao động 8 triệu đồng/người/ tháng.

Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Lam Giang
Sản xuất tại Nhà máy sợi Lam Giang

Được sự quan tâm của các cơ quan ban ngành địa phương tạo điều kiện thuận lợi về các thủ tục hành chính, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định đã giúp Nhà máy sợi Lam Giang đã khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ dệt may, sản xuất sợi trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và trên toàn quốc.

Trải qua hơn hơn 14 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Lam Giang đã vượt qua rất nhiều khó khăn thách thức giữ vững hoạt động sản xuất kinh doanh. Thời gian gần đây do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng cầu sợi giảm đột ngột, giá nguyên liệu diễn biến vô cùng phức tạp trong 2 năm vừa qua làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trước những thách thức đó Ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra các quyết sách quan trọng với mục tiêu giữ vững hoạt động sản xuất, gia công là chủ yếu, duy trì lao động, bảo trì tốt thiết bị, chờ thị trường phục hồi trở lại.

Công ty Cổ phần đầu tư và Thương mại Lam Giang
Công ty đang nỗ lực đào tạo và thu hút lao động 

Để thích ứng với tình hình mới, Công ty đã điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy điều hành, các dây chuyền sản xuất phù hợp; đồng thời tìm kiếm thị trường cung cấp nguyên liệu, thị trường xuất khẩu mới. Công ty đang nỗ lực đào tạo và thu hút lao động.

Bên cạnh những nỗ lực của doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại Lam Giang rất mong muốn nhân được sự quan tâm của các ban ngành, chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ Công ty trong công tác tuyển dụng lao động, đặc biệt là lao động kỹ thuật cao, lao động phổ thông và tiếp cận nguồn vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh, tìm kiếm mở rộng thị trường tiệu thụ sản phẩm./.

Chung Thắng