Đà Nẵng: Hàng hóa dồi dào, sức mua ổn định

Tại các chợ truyền thống, siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hoá trên địa bàn Đà Nẵng, người mua tập trung vào các gian hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm. Lượng người mua tập trung cao điểm vào khung giờ từ 7-9h sáng và thưa thớt dần đến 12 giờ trưa.

Thông tin về tình hình thị trường hàng hóa tại Đà Nẵng trong ngày 4/8, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, người dân Đà Nẵng chấp hành tốt các biện pháp cách ly xã hội. Trên các tuyến đường, mật độ phương tiện tham gia giao thông thưa thớt.

Tại các chợ truyền thống, siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi, quầy tạp hoá, người mua tập trung vào các gian hàng lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm. Lượng người mua tập trung cao điểm vào khung giờ từ 7-9h sáng và thưa thớt dần đến 12 giờ trưa.

Trong khi đó, tại các chợ kinh doanh mặt hàng thủy, hải sản và các chợ họp vào buổi chiều, lượng người mua tập trung đông vào khung giờ từ 15h-17h, đặc biệt là vào các ngày cuối tuần.

Đáng chú ý, tại các chợ truyền thống, siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện lợi, quầy Tạp hoá, các BQL/Chủ hộ kinh doanh đều lập các chốt theo dõi thân nhiệt, bắt buộc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách 2m, đồng thời vận động người dân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch,

Lực lượng QLTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng (Công an; BQL các Chợ....) đứng điểm tại các Chợ tuyên truyền người dân không tích trữ hàng hóa, các tiểu thương không găm hàng, tăng giá bất hợp lý, phải niêm yết giá và bán theo đúng giá niêm yết.

Các nhà cung cấp cung ứng hàng hóa ra thị trường đầy đủ, kịp thời nên trong các ngày qua, lượng hàng hóa tại Chợ truyền thống, Siêu thị, TTTM, Cửa hàng tiện lợi, Quầy tạp hoá trên địa bàn thành phố vẫn đầy đủ, phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thành phố. Qua công tác theo dõi, giám sát, giá cả một số mặt hàng cụ thể như sau:

+ Hàng hóa là khẩu trang, nước sát khuẩn, găng tay y tế được bán nhiều chủng loại và với các mức giá khác nhau, cụ thể:

+ Khẩu trang: Có giá từ 2.000 đ/cái đến 45.000 đ/cái (tùy loại: 3 lớp, 4 lớp); 75.000 đ/ hộp đến 120.000 đ/ hộp tùy theo từng loại (50 cái/ hộp);

+ Gel rửa tay khô: Có giá từ 35.000 đ/chai đến 120.000 đ/chai (tùy loại);

+ Găng tay y tế: Có giá từ 75.000 đ/hộp/100 cái đến 100.000 đ/hộp/100 cái, 2.000 đ/đôi;

+ Nước sát khuẩn có giá từ 40.000 đ/ chai đến 77.000 đ/ chai tùy theo từng loại và dung tích khác nhau;

+ Cồn 70 độ: Có giá từ 65.000 đ/chai/100ml.

- Giá hàng hóa là lương thực, thực phẩm ổn định, không có nhiều biến động:

+ Mặt hàng gạo có giá dao động từ 11.500 đồng/kg đến 25.000 đồng/kg; nếp loại 1: 25.000 đ/kg;

+ Giá các sản phẩm rau hành ổn định (giá các sản phẩm khác như như: chanh vàng 40.000đ/kg. chanh xanh 25.000đ/kg, gừng 75.000đ/kg, sả 10.000đ/kg, bí đỏ 15.000đ/kg.)

+ Khoai tây Đà Lạt: 21.000 đ/kg, giảm 6.000 đ/kg so với ngày 03/8/2020;

+ Mì ăn liền có giá từ 97.000 đồng/thùng đến 110.000 đồng/thùng;

+ Dầu ăn có giá từ 31.700 đồng/chai/1 lít đến 50.900 đồng/1lít;

+ Nước mắm loại 500 ml có giá từ 21.000 đồng/chai đến 34.700 đồng/chai;

+ Đối với mặt hàng thịt heo: Giá mặt hàng thịt không thay đổi so với ngày 03/8/2020: thịt heo mông và vai 140.000-180.000đ/kg, thịt ba chỉ 190.000-200.000đ/kg;

+ Thịt bò phi lê loại 1 có giá 250.000 đ/kg;

+ Cá thu loại 1 (cắt lát) có giá: 230.000 đ/kg giảm 20.000 đ/kg;

+ Cá ngừ: 80.000 đồng/kg;

[04/08/2020 16:04:39] Trần Phước Trí: + Gà ta nguyên con: 190.000 đ/kg, gà công nghiệp: 70.000 đ/kg; trứng gà (hộp/10 quả): 25.000 đ/hộp;

+ Giá các mặt hàng trái cây ổn định;

Các Đội QLTT tiếp tục giám sát và theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh của 40 Chợ truyền thống và 266 cơ sở kinh doanh lớn, trọng điểm/Nhà phân phối các mặt hàng lương thực, thực phẩm, mặt hàng thiết yếu trên địa bàn TP (96 cơ sở kinh doanh trang thiết bị y tế, 170 cơ sở kinh doanh gạo/nhà phân phối lương lương thực, thực phẩm)

 

Bình An