Ngày 12/6/2021 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TW về việc “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, vào thời điểm làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 đang bùng phát diễn biến phức tạp, là nỗi ám ảnh cho nhiều ngành, địa phương, và ngành Điện cũng không nằm ngoài cơn sóng chấn của đại dịch Covid-19 đó. Nghiên cứu nắm bắt được toàn bộ nội dung, giá trị cơ bản, cốt lõi của Nghị quyết số 02-NQ/TW, Công đoàn Điện lực Việt Nam đã sáng tạo vận dụng đưa Nghị quyết số 02-NQ/TW vào công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Điện lực Việt Nam trong tình hình mới dịch Covid-19 bùng phát.
Với đặc thù ngành Điện là ngành kỹ thuật yêu cầu sự đồng bộ hệ thống rất cao và có mối liên hệ chặt chẽ giữa các khâu từ sản xuất nguồn điện - truyền tải - phân phối. Chỉ cần đứt gãy ở một chuỗi sản xuất nào đó là ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Điện, ảnh hưởng trực tiếp kinh tế xã hội đất nước, đời sống nhân dân, đặc biệt là công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Trước khó khăn, thử thách, nguy hiểm là cơ hội cho sự đổi mới ra đời
Chia sẻ về giai đoạn khó khăn vừa tạm lắng, ông Đỗ Đức Hùng – Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam người thủ lĩnh cán bộ Công đoàn Điện lực Việt Nam cho biết. Chưa bao giờ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng như hoạt động phong trào công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) của Công đoàn Điện lực Việt Nam (ĐLVN) gặp nhiều khó khăn, thử thách như thời điểm dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 vừa qua. Trước khó khăn, thử thách do dịch Covid-19 gây ra, đòi hỏi các cấp Công đoàn ĐLVN phải kịp thời đổi mới, thích ứng với tình hình dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp, cụ thể:
Đổi mới phương thức điều hành, hoạt động Công đoàn Điện lực Việt Nam
Các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam đã kịp thời kích hoạt phương án hoạt động thích ứng với tình hình dịch covid-19 bùng phát đó là: Tận dụng tối đa công nghệ mạng internet vào điều hành, hoạt động của tổ chức Công đoàn như: Ứng dụng phần mềm văn phòng điện tử D-office vào điều hành hoạt động trong các khâu: Tiếp nhận văn bản đến, phân công giao việc cho nhân viên xử lý văn bản; công tác trình ký văn bản; áp dụng chữ ký số, phát hành văn bản đi phần mềm (tất cả thành một vòng khép kín trên mạng internet mà không cần văn bản giấy), đảm bảo kịp thời, mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19 là không tiếp xúc.
Áp dụng phương thức làm việc trực tuyến online, điều hành hội họp, giao ban, tập huấn nghiệp vụ qua phần mềm Zoom, Zalo, fabook, gmail... Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 Công đoàn Điện lực Việt Nam đã tổ chức hơn 30 cuộc họp giao ban hoạt động công đoàn các cấp; tổ chức hơn 10 cuộc Hội nghị tập huấn nghiệp vụ (Tập huấn quán triệt triển khai Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị, tập huấn nghiệp vụ cộng tác viên dư luận xã hội; hội nghị tập huấn công tác tổ chức, công tác Văn phòng, công tác kiểm tra Công đoàn …với hơn 1.000 điểm cầu tại các cấp Công đoàn trực thuộc Công đoàn ĐLVN qua phần mềm Zoom; tổ chức hơn 05 Đại hội công đoàn cơ sở bằng hình thức online trực tuyến…
Công tác tuyên truyền hoạt động các cấp Công đoàn ĐLVN hoạt động làm việc chế độ online, đảm bảo phản ánh thông tin hoạt động của các cấp Công đoàn ĐLVN kịp thời, liên tục với hơn 400 tin, bài viết, video truyền hình được đăng tải trên Website Công đoàn ĐLVN.
Đổi mới hoạt động chăm lo cho đoàn viên, NLĐ
Đối với nguồn nhân lực, ngành Điện đòi hỏi trình độ lao động kỹ thuật cao, quy trình đào tạo, kiểm tra sát hạch kiến thức về quy trình kỹ thuật vận hành, quy trình an toàn nghiêm ngặt, phải được đạt yêu cầu và cấp chứng chỉ theo quy định mới được thực hiện nhiệm vụ; định biên, định mức lao động chặt chẽ và hầu như không có nguồn lao động dự phòng, thay thế. Khi dịch bệnh covid-19 bùng phát, để bảo về sức khỏe cho lực lượng lao động trực tiếp, đồng thời đảm bảo nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị, công nghệ của ngành Điện, các cấp Công đoàn ĐLVN đã phối hợp cùng chuyên môn đồng cấp kịp thời chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị vật tư chăn, màn, giường, đệm, đồ dùng thiết yếu, phương án cung cấp lương thực, hậu cần…phục vụ cho người lao động làm việc cách ly tập trung “3 tại chỗ” tại trụ sở cơ quan, nhà máy, trạm biến áp..vv. Có những trung tâm thực hiện “3 tại chỗ”, người lao động ăn ở tại đơn vị 5 tháng mới được về nhà. Có trường hợp, cả trạm trực nhiễm Covid-19 dẫn đến phải điều động nhân lực từ nơi khác tới thay thế.
Mặt khác ngành điện là ngành cung cấp dịch vụ thiết yếu đời sống nhân dân, phòng chống, điều trị bệnh nhân nhiễm covid-19… Do vậy người lao động ngành Điện rất vất vả phục vụ người dân tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, từng ngõ hẻm; điều kiện làm việc nguy hiểm với nguy cơ lây nhiễm Covid-19 rất cao. Trước tình hình đó Công đoàn cùng chuyên môn đã trang bị cho người lao động đầy đủ trang thiết bị bào hộ lao động phòng chống dịch Covid-19, nhưng do tình hình dịch covid-19 bùng phát diện rộng, số lượng bệnh nhân nhiễm covid-19 lớn tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh miền Nam, dù biết gia đình người dân bị F0, khu vực bệnh viện điều trị, cách ly F0, F1, F2… nhưng người lao động ngành Điện vẫn phải trực tiếp tiếp xúc để phục vụ bà con. Qua đợt dịch Covid-19 vừa rồi, toàn Tập đoàn có tổng số 1.269 người là F0, F1. Trong số đó có 496 người là F0 và 6 công nhân tử vong do Covid-19.
Trong dịch bệnh Covid-19, người lao động gặp không ít vấn đề về tâm lý do thực hiện “3 tại chỗ” kéo dài, đối diện với F0 khi thực hiện nhiệm vụ, bị lây nhiễm, chứng kiến đồng nghiệp tử vong. “Người lao động không tránh khỏi sang chấn tâm lý khi đối mặt với nguy hiểm chưa từng có. Để kịp thời chăm lo cho đoàn viên, NLĐ Công đoàn ĐLVN; có thời điểm, chúng tôi phải đưa ra quyết định ngay lập tức để hỗ trợ kịp thời cho người lao động. Cán bộ Công đoàn phải làm việc ngày đêm, cả thứ 7, chủ nhật, tháo gỡ vướng mắc thủ tục để nhanh chóng đưa các Túi cứu sinh y tế vào phía Nam cho F0 điều trị. Thời điểm đó, hệ thống y tế quá tải, người lao động khó tiếp cận dịch vụ y tế tại chỗ. Công đoàn phối hợp với chuyên môn hỗ trợ Túi cứu sinh theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế cho các trường hợp F0 điều trị tại nhà. Đồng thời theo dõi liên tục quá trình vận chuyển, đảm bảo túi cứu sinh y tế kịp thời đến tận tay đoàn viên, người lao động” – Chủ tịch Công đoàn Điện lực Việt Nam nhớ lại.
Để giảm áp lực tâm lý hoang mang, lo lắng của người lao động, Công đoàn đã thành lập Tổ tư vấn Covid-19, thành lập đường dây nóng với sự hỗ trợ của các y, bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn điều trị cho hơn 600 trường hợp, trong thời gian 24/24h.
Có trường hợp là F0 tử vong, theo quy định chỉ được hỗ trợ 20 triệu đồng/người. Nhưng trước mất mát to lớn của người lao động, Công đoàn mạnh dạn đề xuất nâng mức hỗ trợ lên 50 triệu cho mỗi cán bộ, công nhân viên hi sinh do Covid-19. Công đoàn cũng đề xuất tăng suất ăn từ 120.000 đồng lên 180.000 đồng/ngày để tăng cường sức khỏe cho người lao động. Người lao động cảm ơn công đoàn, Tập đoàn đã sát cánh khiến anh em vững tâm nơi tâm dịch.
Theo ông Đỗ Đức Hùng, trong giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục hỗ trợ người lao động ở các đơn vị thực hiện “3 tại chỗ” như nấu cơm cho các ca trực, mua sắm các vật dụng thiết yếu, Công đoàn Điện lực Việt Nam chỉ đạo các cấp công đoàn mua sắm trang thiết bị thể thao, sách để người lao động giải trí, rèn luyện sức khỏe, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh.
Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 các cấp Công đoàn Điện lực Việt Nam đã chi hơn 51,78 tỷ đồng chăm lo cho đoàn viên, NLĐ cụ thể:
Hỗ trợ bữa ăn 3 tại chỗ từ nguồn tài chính công đoàn hơn 7,702 tỷ đồng;
Hỗ trợ 1.269 đoàn viên, NLĐ (F0, F1, F2), cách ly y tế tại nhà, con nhỏ dưới 6 tuổi từ nguồn Tài chính Công đoàn và người lao động đóng góp hơn 44,087 tỷ đồng.