Qua đó tạo điều kiện, khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất, nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhiều lao động nông thôn. Góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, qua đó gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp.
Giai đoạn năm 2021-2025, khuyến công Điện Biên đã hỗ trợ 29 đề án ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Các đề án sau khi được hỗ trợ đầu tư đã phát huy hiệu quả, góp phần giúp cơ sở công nghiệp nông thôn tiếp cận được các công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại, nâng cáo chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải môi trường, trong đó từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 18 đề án với tổng kinh phí 2,43 tỷ đồng; Từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 11 đề án với tổng kinh phí 3,2 tỷ đồng.
Đặc biệt, giai đoạn vừa qua Trung tâm đã tổ chức thành công 02 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp huyện năm 2021 và ước thực hiện 01 cuộc năm 2025; 01 cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh năm 2023. Qua các cuộc bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu này đã tạo những hiệu ứng tích cực, các cơ sở sản xuất CNNT đã quan tâm đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ, thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tổng kinh phí từ nguồn khuyến công địa phương hỗ trợ 340 triệu đồng.
Tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn năm 2021-2025 ước thực hiện là 5,63 tỷ đồng. Trong đó, kinh phí khuyến công quốc gia là 3,2 tỷ đồng; Kinh phí khuyến công địa phương là 2,43 tỷ đồng.
Tuy nguồn kinh phí hỗ trợ không nhiều nhưng đã kịp thời khích lệ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư, mở rộng sản xuất, thay đổi máy móc thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tăng thu nhập, tạo việc làm ổn định cho người lao động, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương góp phần an sinh xã hội.
Về quản lý Cụm công nghiệp, Trung tâm phối hợp với đơn vị tư vấn, các phòng chuyên môn của huyện Mường Ảng hoàn thiện hồ sơ thủ tục điều chỉnh dự án quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp hỗn hợp Ảng Tở, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên và tổ chức triển khai thực hiện. Tuy nhiên việc triển khai thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn. Dự ước kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 là 40 tỷ đồng.
Từ năm 2021 đến nay, các hoạt động tư vấn công nghiệp đã thực hiện như Tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công dự án cơ sở sản xuất gạch không nung, bê tông thương phẩm và đá xẻ; Tư vấn thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng nhà máy thu mua và chế biến cà phê; Thiết kế khai thác mỏ than; Tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cửa hàng xăng dầu, các công trình; Tư vấn thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật; Tư vấn quản lý dự án...
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có trên 2.605 cơ sở công nghiệp nông thôn, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng gần 10.000 lao động. Giai đoạn giai đoạn 2014 - 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 đạt 8,45%/năm. Nhằm góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 tăng trưởng bình quân 10 - 12%/năm, đến năm 2025 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của tỉnh đạt khoảng 14%/năm, với trên 5.000 tỷ đồng, Để đạt mục tiêu này, ngành Công Thương Điện Biên đang chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của khuyến công giai đoạn 2021 - 2025, trong đó kinh phí thực hiện dự kiến khoảng trên 23 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này sẽ hỗ trợ thành lập doanh nghiệp cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ các cơ sở đầu tư, cải tiến, ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất; xây dựng các mô hình trình diễn sản phẩm mới, công nghệ mới; nhân rộng một số mô hình đang hoạt động hiệu quả, hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết cụm công nghiệp, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp...
Ðồng thời rà soát lại cơ chế, chính sách đã ban hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; chú trọng hỗ trợ các ngành, nghề đang có xu hướng phát triển; tập trung cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.