Doanh nghiệp Dệt may: Tự động hóa, số hóa là xu hướng tất yếu cho phát triển bền vững

Ngày 28/3/2025, tại Việt Nam, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với Jack Technology và Công ty Công nghệ Browzwear tổ chức Diễn đàn cấp cao với chủ đề "Chuyển đổi số và Sản xuất thông minh do AI dẫn dắt".
công nghệ
Tại khu trưng bày, các thiết bị thông minh như Jack Quick Response King, Jack Thread Overrun King, M5 Template Machine, hệ thống IOT và các thiết bị khác đã thu hút nhiều sự quan tâm, tìm hiểu trải nghiệm của khách tham quan cho thấy sức mạnh công nghệ và ứng dụng sáng tạo từ Jack Technology.

Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Lý Quốc Sách - Chủ tịch Bộ phận Chiến lược và Quản lý Đầu tư của Jack Technology, nhấn mạnh rằng ngành sản xuất trang phục toàn cầu đang trải qua một cuộc cách mạng, và việc chuyển đổi và nâng cấp sản xuất thông minh là sự lựa chọn tất yếu cho sự phát triển của các doanh nghiệp trong lĩnh vực Dệt may. Theo đó Jack Technology cho biết cam kết thúc đẩy sự tiến bộ của ngành may, thúc đẩy phát triển thông minh.

diễn giả trình bày về các giải pháp thông minh trong ngành Dệt may
Ông Lý Quốc Sách - Chủ tịch Bộ phận Chiến lược và Quản lý Đầu tư của Jack Technology phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ông Trương Văn Cẩm, tiếp theo đã có bài trình bày phân tích sâu về những thách thức và triển vọng phát triển mà ngành Dệt may Việt Nam hiện đang phải đối mặt.

Cụ thể, theo ông Trương Văn Cẩm, Ngành đã được Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2035 theo đó Ngành Dệt may Việt Nam đặt ra mục tiêu tăng trưởng hàng năm là khoảng 6,8 – 7,2%; phấn đấu đến năm 2030 kim ngạch xuất khẩu đạt 68 -70 USD, cho thấy cơ hội tiềm năng của Ngành còn rất lớn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam phát biểu tại sự kiện.

Tuy nhiên Phó Chủ tịch VITAS cũng đồng thời chỉ ra nhiều thách thức đối với ngành Dệt may Việt Nam điển hình là việc Ngành chuyển từ phát triển nhanh sang phát triển bền vững cạnh tranh bằng năng suất chất lượng, đẳng cấp sản phẩm; Ngành đồng thời phải đối diện với những thách thức đến từ sự biến động khó lường của các thị trường xuất khẩu (do chiến tranh, dịch bệnh, xung đột thương mại) và xu hướng chuyển dịch sang phát triển bền vững của các thi trường…

Tại sự kiện ông Trương Văn Cẩm chia sẻ, hiện thực hóa Chiến lược phát triển bền vững, Ngành Dệt May Việt Nam đã đưa ra các giải pháp phát triển trong thời gian tới dựa trên 3 trụ cột People, Profit, Planet; đi kèm với đó theo ông Cẩm để doanh nghiệp Dệt May phát triển bền vững việc chủ động, linh hoạt đổi mới hàng ngày, thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh, thiết bị… theo hướng tự động hóa, số hóa, thông minh, hiệu quả hơn là xu thế tất yếu trong tương lai; việc đẩy mạnh đổi mới công nghệ, tăng cường quản trị số, ứng dụng AI…ứng dụng thành tựu của KHCN, CMCN 4.0 là quan trọng, cần thiết sẽ giúp Ngành giải quyết được nhiều thách thức.

Phó Chủ tịch VITAS đồng thời đánh giá cao những thiết bị, giải pháp tự động số hóa, ứng dụng AI của Jack Technology và Browzwear Technology đặc biệt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp Dệt May đang nhận nhiều đơn hàng nhỏ lẻ, thời gian giao hàng nhanh mà giá thành lại chỉ ở mức cạnh tranh.

Đại diện Browzwear Technology tại hội thảo bà Hailey Tan đã có bài trình bày về chủ đề "Tương lai của ngành sản xuất - Từ nhà cung cấp đến đối tác", giới thiệu các giải pháp số hiệu quả mà công ty cung cấp cho các doanh nghiệp may mặc.

diễn giả
Bà Hailey Tan - Browzwear Technology trình bày tại Hội thảo.

Nhiều giải pháp công nghệ tiến tiến thông minh, ứng dụng số hóa và trí tuệ nhân tạo (trong ngành dệt may và thời trang) từ Jack Technology cũng đã được các chuyên gia cấp cao của Tập đoàn chia sẻ chi tiết tại Hội thảo như: ứng dụng AI trong sản xuất trang phục; giải pháp Tessellation Apparel Solution dành cho các nhà máy may, giúp thiết kế trang phục hiệu quả và đạt được sự phát triển bền vững thông qua công nghệ xanh; Giải pháp kho thông minh Hải Phong, giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và tăng doanh thu; giải pháp năng lượng thông minh kết hợp điện mặt trời và lưu trữ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững; Hay phương thức sản xuất tinh gọn (qua một loạt sản phẩm thông minh của Jack) giúp trực quan hóa dữ liệu tại các nhà máy, theo dõi tình trạng sản xuất và thiết bị theo thời gian thực, nâng cao hiệu quả sản xuất…

giải pháp
Nhiều giải pháp, công nghệ thông minh được chia sẻ tại sự kiện.

Trong phần thảo luận bàn tròn tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam - ông Trương Văn Cẩm, bà Hailey Tan - Browzwear Technology, ông Tommy Hoang - GAP, ông Lê Xuân Vĩ - TNG Company và ông Tôn Chương Đông - Jack Technology đã có cuộc thảo luận sôi nổi về "Từ tự động hóa đến tự chủ hóa: AI sẽ tái tạo nhà máy thông minh như thế nào".

Tổ chức Diễn đàn Cấp cao Việt Nam 2025, Jack Technology cho biết mong muốn mang những suy nghĩ chiến lược tiên phong đến các đại biểu tham dự sự kiện, qua đó tiếp thêm niềm tin và động lực mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số và thông minh trong ngành Công nghiệp May mặc Việt Nam. Trong tương lai, Jack Technology cho biết sẽ tiếp tục đào sâu đổi mới sáng tạo, nỗ lực cung cấp các giải pháp hiệu quả và thông minh hơn cho ngành công nghiệp may mặc toàn cầu.

Phan Vi