Giá các kim loại cơ bản tăng, giảm không đều: giá chì, kẽm và thiếc có xu hướng gia tăng; trong khi, giá đồng gần như không tăng hoặc giảm nhẹ do các nhà sản xuất gia tăng công suất sản xuất. Giá nhôm có xu hướng giảm do mức dự trữ cao và dư cung trên thị trường.
Theo hãng BNP Paribas và INTL FCStone cho biết, thiếc, chì và kẽm sẽ là những kim loại cơ bản có mức tăng giá cao nhất trong năm 2014.
Kim loại thiếc đã có sự gia tăng giá trong năm nay. Ông Stephen Briggs, chiến lược gia thị trường cấp cao tại BNP Paribas cho biết: “Sản lượng khai thác thiếc toàn cầu tăng rất ít trong những năm gần đây và tình hình này sẽ vẫn không thay đổi trong năm tới hoặc những năm tiếp theo. Có thể phải đến cuối năm 2014, mới có một vài mỏ khai thác mới đi vào hoạt động tại Australia hoặc các quốc gia khác. Tuy nhiên trong vòng 12 tháng tới, nguồn cung tại các mỏ mới sẽ rất ít và các nhà khai thác hiện tại đang phải nỗ lực duy trì công suất khai thác”.
Dự báo diễn biến thị trường thiếc và kẽm
Thị trường thiếc hiện đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung kéo dài trong 3 hoặc 4 năm, do đó ông Stephen Briggs nhận định: “Tình trạng thiếu hụt nguồn cung thiếc sẽ kéo dài sang năm 2014”.
Hãng INTL FCStone cũng đưa ra dự báo thiếu hụt nguồn cung thiếc trong năm 2014 và năm 2015; trong khi đó, hãng CPM dự báo thị trường thiếc sẽ có mức dư cung nhỏ.
Bà Catherine Virga, giám đốc nghiên cứu của hãng CPM Group cho
biết, việc Indonesia thay đổi chính sách xuất khẩu đã hạn chế nguồn cung ra thị
trường, qua đó đẩy giá thiếc tăng cao trong giai đoạn gần đây. Tuy nhiên, nếu
giá thiếc tiếp tục được giữ ở mức cao thì sẽ nhiều nguồn cung thiếc được đưa ra
thị trường hơn. Điều này đồng nghĩa với việc giá thiếc
sẽ có xu hướng cân bằng, giảm xuống trong bối cảnh giá thiếc đang được đẩy lên cao.
Bà Catherine Virga cũng dự báo, kẽm sẽ là một trong những kim loại cơ bản có mức tăng giá cao nhất trong năm 2014.
Hãng BNP Paribas nhận định: kẽm hiện đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn cung; trong khi đó các hãng CPM Group và INTL FCStone lại cho rằng kẽm ở mức dư thừa trong năm nay và dự báo tình trạng dư thừa sẽ giảm xuống trong năm 2014. Hãng CPM Group dự báo thị trường kẽm sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào năm 2015.
Ông Stephen Briggs cho biết một vài mỏ kẽm mới đang được đưa vào khai thác, hai mỏ kẽm đang ở cuối giai đoạn khai thác và sẽ đóng cửa trong năm nay và một vài mỏ nữa được dự báo sẽ đóng cửa trong 2 năm tới. Do đó, nguồn cung kẽm ra thị trường đang bắt đầu giảm xuống trong vòng 12 đến 24 tháng tới.
Giá thiếc được hãng CPM Group dự báo đạt trung bình 21.815 USD/tấn trong năm 2014; hãng INTL FCStone đưa ra con số: 22.700 USD/tấn. Hãng BNP Paribas cho biết giá thiếc có thể đạt mức cao nhất 25.000 USD/tấn; trong khi hãng INTL FCStone dự báo mức giá thiếc cao nhất năm 2014 sẽ đạt 26.000 USD/tấn.
Giá kẽm được dự báo đạt: 2.005 USD/tấn (CPM Group), 2.060 USD/tấn (BNP Paribas) và 2.100 USD/tấn (INTL FCStone).
Dự báo diễn biến thị trường chì
Sản lượng khai thác chì được dự báo sẽ không chịu tác động mạnh từ việc các mỏ khai thác thiếc đóng cửa; Tuy nhiên, sản lượng chì cũng sẽ ít tăng lên – theo ông Stephen Briggs cho biết.
Ông Stephen Briggs giải thích, mặc dù kim loại thiếc và chì vốn được khai thác cùng nhau nhưng trong vòng 3 thập kỷ qua, các công ty khai khoáng đã tìm khai thác các mỏ quặng có hàm lượng kẽm cao nhưng hàm lượng chì thấp do các vấn đề liên quan đến môi trường khi khai thác chì.
Bên cạnh yếu tố nguồn cung chì mới sẽ không có nhiều, thì việc tái chế sẽ không gia tăng kịp nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng. Do đó, ông Stephen Briggs nhận định nguồn cung chì trên thị trường sẽ trở nên căng thẳng.
CPM Group dự báo trong năm 2014, thị trường chì sẽ bị thiếu hụt 28.000 tấn theo sau sự dư thừa 16.000 tấn trong năm 2013. Hãng BNP dự báo mức dư thừa chì trên thị trường sẽ giảm xuống trong năm 2014. Trong khi hãng INTL FCStone nhận định cung cầu trên thị trường thiếc sẽ trở nên cân bằng trong năm 2014 sau khi có mức dư thừa 15.000 tấn trong năm 2013.
Ông William Adams, trưởng ban nghiên cứu tại Fastmarkets.com cho biết, thị trường chì hiện ở mức “tương đối cân bằng” do đó chì ít phải chịu nhiều tác động giảm giá.
Giá chì được dự báo ở mức: 2.200 USD/tấn (CPM Group), 2.250 USD/tấn (INTL FCStone), và 2.345 USD/tấn (BNP Paribas).
Dự báo diễn biến thị trường đồng
Theo các nhà phân tích, nguồn cung đồng đang tăng lên và điều này sẽ ghìm giá đồng. Hãng CPM Group ước lượng sản lượng khai thác đồng toàn cầu sẽ tăng thêm 3,9% trong năm 2013 lên mức 17,35 triệu tấn và sẽ đạt 20,2 triệu tấn trong năm 2015. BNP Parisbas dự báo sản lượng đồng sẽ tăng lên mức 19,55 triệu tấn cho đến năm 2015.
Ông William Adams cho biết: “Giá đồng hiện đang ở mức cao hơn tương đối so với chi phí sản xuất. Ngoài ra, dự báo thị trường sẽ trở nên dư thừa nguồn cung đồng nhiều hơn trong năm tới. Do đó, giá đồng có thể chịu áp lực giảm”.
Bà Catherine Virga cho biết thêm, tính đến thời điểm này, các
nhà khai thác đồng lớn đã tránh được tình trạng gián đoạn nguồn cung do các vấn
đề liên quan đến lao động. Theo yếu tố thời vụ, nhu cầu sử dụng đồng của Trung
Quốc có xu hướng tăng lên trong quý IV do hoạt động mua vào bổ sung lượng dự trữ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia phân tích, trong năm 2013, lượng đồng mua vào để
bổ sung dự trữ của Trung Quốc sẽ không cao như mọi khi do tăng trưởng kinh tế của
Trung Quốc thấp và kỳ vọng giá đồng trong năm 2014 sẽ thấp hơn.
cũng như các kim loại cơ bản khác của nước này giảm xuống
Hãng CPM Group dự báo, giá đồng sẽ đạt mức trung bình 7.180 USD/tấn trong quý IV/2013. Bà Catherine Virga cho biết các hãng kinh doanh Trung Quốc có thể muốn giá đồng xuống còn 6.800 USD/tấn để mua vào bổ sung dự trữ. “Tôi cho bằng thị trường đồng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ Trung Quốc, tuy nhiên tôi không nghĩ yếu tố Trung Quốc có thể đẩy giá đồng lên cao hơn nữa” – theo bà Catherine Virga.
Dự báo dư thừa nguồn cung đồng trong năm 2013 của các hãng CPM Group, INTL FCStone và BNP Paribas nằm trong khoảng từ 150.000 tấn đến 270.000 tấn. Mức dư thừa đồng được dự báo sẽ tăng lên từ 250.000 tấn đến 400.000 đấn trong năm 2014.
Dự báo diễn biến thị trường nhôm và niken
Ông Stephen Briggs cho biết: “Rất khó để có thể lạc quan đối với giá nhôm hoặc niken bởi vì hai kim loại này đang rơi vào tình trạng dư thừa lớn”.
Nguồn cung nhôm trên thị trường hiện được đánh giá ở mức dồi dào với sản lượng cung cấp nhôm tiếp tục tăng lên, chủ yếu từ Trung Quốc. Dữ liệu của hãng CPM Group được tổng hợp từ Sàn giao dịch kim loại London và Sàn giao dịch tương lai Thượng hải cho thấy, lượng dự trữ nhôm đã đạt 5,6 triệu tấn vào ngày 27/9/2013. Chuyên gia tư vấn và hãng INTL FCStone dự báo thị trường nhôm sẽ dư thừa 900.000 tấn trong năm 2013. Các hãng CPM Group và BNP Paribas dự báo lượng dư thừa nhôm sẽ tăng cao hơn trong năm 2014; trong khi đó, hãng INTL FCStone dự báo lượng dư thừa sẽ giảm xuống trong năm 2014.
Cả ba hãng CPM Group, INTL FCStone và BNP Paribas đều dự báo dư thừa nguồn cung niken trong năm 2013 và năm 2014.
Ông Stephen Briggs cho biết: “Điều lạc quan duy nhất đối với hai kim loại này (nhôm và niken) là mức giá hiện đang nằm dưới đường chi phí hay nói cách khác, một lượng lớn các nhà sản xuất đang phải chịu lỗ. Do đó, áp lực giảm giá đối với hai kim loại này sẽ bị giới hạn”.
Bà Catherine Virga dự báo giá niken có thể tăng trở lại, chủ yếu do mức giá hiện đã bị hạ thấp xuống. Mặc khác, bà Catherine Virga cũng cho biết nhu cầu trên thị trường nhôm được đánh giá tương đối tốt nhưng mức giá nhôm đã bị đẩy xuống thấp do đó nguồn cung nhôm sẽ phản ứng lại với điều này.
Bên cạnh đó, những đề xuất thay đổi quy định rút kim loại khỏi các nhà kho của LME có thể khiến nguồn cung nhôm tăng lên trong năm tới, qua đó, gia tăng áp lực lên giá nhôm hơn nữa - theo ông William Adams.
Giá nhôm trong năm 2014 được dự báo sẽ đạt mức 1.800 USD/tấn (INTL FCStone), 1.865 USD/tấn (BNP Paribas) và 1.935 USD/tấn (CPM Group).
Giá niken trong năm 2014 được dự báo sẽ đạt 14.500 USD/tấn (INTL FCStone), 14.875 USD/tấn (BNP Paribas) và 15.715 USD/tấn (CPM Group).