Tình trạng khủng hoảng thanh khoản do Ngân hàng Ttrung ương
Trung Quốc (PBC) thắt chặt cung tiền nhằm buộc các ngân hàng Trung Quốc cải thiện
cấu trúc nợ - tài sản đã làm giảm nhu cầu nhu cầu nhập khẩu và bổ sung hàng dự
trữ đối với một số loại hàng hóa nguyên liệu thô của các nhà máy Trung Quốc. Hoạt động thương mại của Trung Quốc cũng gặp các bất lợi. Theo
một bản đánh giá của Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành được công
bố vào cuối tháng 12/2013, mức tăng trưởng thương mại của Trung Quốc trong năm
2013 có khả năng không đạt mục tiêu 8% như đã đề ra. Những điều này đã tác động đến tình hình nhập khẩu một số loại hàng hóa nguyên liệu thô chính của Trung Quốc trong tháng 12/2013.
Dầu thô
Theo công ty nghiên cứu và tư vấn lĩnh vực năng lượng ICIS C1 Energy, lượng dầu thô được Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 12/2013 được dự báo đã tăng lên do hai nhà máy lọc dầu lớn thuộc tập đoàn Sinopec và PetroChina quay trở lại hoạt động vào cuối tháng 11/2013.
Hãng tin Reuters cũng cho biết, việc lượng dự trữ dầu thô của Trung Quốc giảm xuống 5 tháng liên tiếp cũng kích thích các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc gia tăng việc nhập khẩu dầu thô. Tuy nhiên, đà tăng của lượng dầu thô được Trung Quốc nhập khẩu có thể bị ngưng lại do sự cố xảy ra tại đường ống dẫn dầu của tập đoàn Sinopec vào cuối tháng 11/2013. Vụ nổ đường ống dẫn dầu đã buộc tập đoàn này phải giảm lượng dầu thô nhập khẩu từ Angola, chính quyền Trung Quốc đã buộc phải đóng cửa tạm thời một cảng chứa dầu chính tại cảng phía Đông thuộc Thanh Đảo – Trung Quốc.
Đồng
Lượng đồng được chuyển đến Trung Quốc có khả năng giảm xuống trong tháng 12/2013 do nhu cầu sử dụng đồng tại Trung Quốc giảm xuống trong những tháng mùa đông và tình trạng thiếu hụt thanh khoản đã đẩy chi phí lãi vay trên thị trường tiền tệ Trung Quốc lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng.
Hãng tin Reuters cho biết, việc các ngân hàng địa phương Trung Quốc giảm cho vay đã gây ảnh hưởng tới doanh số bán đồng tại thị trường nội địa Trung Quốc , qua đó giảm nhu cầu nhập khẩu đồng.
Ông Che Hongyun, chuyên gia phân tích tại công ty Galaxy Futures, nhận định: “Nhu cầu sử dụng đồng tương đối thấp bởi tình trạng khủng hoảng thanh khoản và lượng đồng dự trữ tại các kho ngoại quan (Trung Quốc) đã bắt đầu tăng lên”.
Trong tháng 11/2013, lượng đồng được Trung Quốc nhập khẩu, bao gồm cả các bán thành phẩm được làm từ đồng và hợp kim đồng, đã đạt 435.613 tấn, tăng 7,1% so với tháng 10/2013.
Lượng đồng được Trung Quốc nhập khẩu (tháng 8 - tháng 11/2013)Quặng sắt
Tương tư như tình hình nhập khẩu đồng, hoạt động nhập khẩu quặng sắt của Trung Quốc trong tháng 12/2013 được dự báo đã giảm xuống so với mức kỷ lục trong tháng 11/2013. Do các ngân hàng Trung Quốc giảm việc cho vay và mức lãi suất vay tăng cao gây ảnh hưởng đến các nhà máy thép tại Trung Quốc. Theo hãng tin Reuters, một số nhà máy thép tại Trung Quốc đối mặt với tình trạng thiếu hụt thanh khoản trầm trọng đã buộc phải chấp nhận lỗ để bán lượng quặng sắt dự trữ nhằm cải thiện tính thanh khoản.
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng thép giảm xuống trong mùa đông cùng với việc giá thép ở mức thấp đã khiến các nhà máy thép tại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng, qua đó khiến nhu cầu sử dụng quặng sắt giảm xuống.
Lượng quặng sắt được Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 12/2013 được dự báo có thể giảm xuống dưới ngưỡng 70 triệu tấn. Trong tháng 11/2013, Trung Quốc đã nhập khẩu quặng sắt ở mức kỷ lục 77,84 triệu tấn. Tuy nhiên, tính chung cả năm 2013, lượng quặng sắt được Trung Quốc nhập khẩu có thể đạt mức kỷ lục, hơn 800 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2012. Hiệp hội thép Trung Quốc đã dự báo lượng quặng sắt được Trung Quốc nhập khẩu trong năm 2014 có thể đạt mức kỷ lục mới 850 triệu tấn.
Lượng quặng sắt được Trung Quốc nhập khẩu (tháng 8 - tháng 11/2013)Đậu tương
Lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong tháng 12/2013 có khả năng đạt từ 6,65 đến 7 triệu tấn, đạt mức cao nhất trong vòng 5 tháng trở lại đây do nhu cầu sử dụng đậu tương của các nhà máy tại Trung Quốc tăng lên. Trong tháng 11/2013, Trung Quốc đã nhập khẩu 6 triệu tấn đậu tương. Lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu trong cả năm 2013 được dự báo sẽ đạt mức kỷ lục 60 triệu tấn.
Theo ông Li Lifeng, một chuyên gia phân tích cấp cao về ngành đậu tương, đã cho biết, trên thực tế lượng đậu tương được các nhà máy nghiền tại Trung Quốc sử dụng trong tháng 12/2013 có thể đã đạt 7 triệu tấn. Ông Li Lifeng nhận định việc giá bột đậu nành tăng cao lên kể từ nửa cuối năm 2012 đã giúp các nhà máy nghiền đậu tương có mức lợi nhuận biên tốt, qua đó kích thích các nhà máy này đẩy mạnh việc nhập khẩu đậu tương.
Lượng đậu tương được Trung Quốc nhập khẩu (tháng 8 - tháng 11/2013)