Giá gạo xuất khẩu Thái Lan có thể giảm trong thời gian tới

Chính phủ Thái Lan dự định giảm giá mua lúa của nông dân từ mức 15.000 baht xuống còn 10.000 baht/tấn (330 USD) nhằm giảm tổn thất tài chính của chương trình thế chấp lúa gạo mà nước này đang thực hiệ

Dự định này có thể giúp tăng sức cạnh tranh về giá của gạo Thái Lan qua đó nâng cao lượng gạo xuất khẩu của nước này. Đồng thời, hành động này sẽ hạn chế thiệt hại tài chính của chương trình thế chấp lúa gạo, ước tính Chính phủ Thái Lan đã tiêu tốn tới 260 tỷ baht cho chương trình này.

Dẫn lời ông Boonsong Teriyapirom, Bộ trưởng Thương mại Thái Lan trên tờ nhật báo Bankok Post “Nếu Ủy ban Gạo Quốc gia đồng ý hạ thấp mức giá trần thì mức giá mới sẽ được áp dụng cho niên vụ tới (bắt đầu vào tháng 10 năm nay)”. Ủy ban Gạo Quốc gia Thái Lan sẽ có phiên họp vào thứ 5 tuần này.

Sau khi đắc cử chức Thủ tưởng vào tháng 7/2011, bà Yingluck Shinawatra đã thực hiện lời hứa lúc tranh cử của mình, trả cho người nông dân 15.000 Baht/tấn lúa, đây là mức giá cao hơn so với giá thị trường ở thời điểm. Điều này đã đẩy giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Thái Lan lên mức 540 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá gạo cùng loại của Việt Nam và Ấn Độ vốn có giá lần lượt là: 370 USD và 420 USD/tấn.

Do đó, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan trong năm 2012 đã giảm xuống còn 6,9 triệu tấn so với mức kỷ lục 10,6 triệu tấn trong năm 2011, qua đó đưa Ấn Độ vượt lên, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.

Ông Boosong cũng cho biết thêm, phần lớn lượng gạo trong tổng số 17 triệu tấn gạo được Chính phủ nước này mua vẫn còn tồn trong kho. Trong tuần trước, hãng đánh giá tín nhiệm Quốc tế Moody’s đã đưa ra cảnh báo về những thiệt hại tài chính của chương trình thế chấp lúa gạo có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của Thái Lan. Điều này đã gia tăng áp lực lên Chính phủ Thái Lan trong việc sửa đổi chính sách thu mua lúa gạo.

Theo  đánh giá của Moody's, thiệt hại tài chính của chương trình thế chấp lúa gạo trong niên vụ 2011/12 là 200 tỷ Baht tương đương với 8% ngân sách của Thái Lan. Một vài báo cáo khác đưa ra con số thiệt hại cao hơn, ở mức 260 tỷ Baht. Tuy nhiên, Chính phủ Thái Lan đều phủ nhận cả hai số liệu này.

Trong một động thái làm minh bạch hơn việc thiệt hại tài chính của chương trình thế chấp lúa gạo, ông Boonsong đã tổ chức một cuộc họp báo vào thứ 6 tuần trước, nhưng chỉ có một vài số liệu được đưa ra,

Chỉ tịch Hiệp hội Nông dân Thái Lan, ông Prasit Boonchoey cho biết người nông dân không hài lòng với dự định giảm giá mua lúa của Chính phủ tuy nhiên họ sẽ chấp nhận điều này nếu Chính phủ có thể tiếp tục duy trì chương trình thế chấp lúa gạo. “Việc thực hiện một vài thay đổi trong chương trình thế chấp lúa gạo sẽ không có vấn đề gì. Vấn đề chính ở đây là chương trình này cần được tiếp tục”, Ông Boonchoey cho biết.

Đặng Quang