Tuy nhiên, cùng với sự phát triển nhanh đó, cảnh quan môi trường bị phá vỡ do khai thác khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất xi măng. Nhằm đẩy mạnh bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng trong ngành Xi măng, Bộ Xây dựng và Hiệp hội Xi măng Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề “Công nghệ xử lý rác thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong sản xuất xi măng”. Theo TS. Đỗ Đức Oanh, Tổng Thư ký Hiệp hội xi măng, để sản xuất ra một tấn clinke phải tiêu tốn 730.000 – 800.000 Kcal, tương đương 110 - 120kg than tiêu chuẩn, đồng thời thải ra ngoài không khí lượng khí thải khoảng 2.500 – 2.800m3. Trong quá trình sản xuất, ngành Xi măng phải đối mặt với nhiều khó khăn về vấn đề xử lý rác thải và tái sử dụng nguồn năng lượng. Đây là vấn đề đang được các nhà khoa học, các nhà đầu tư cũng như lãnh đạo các nhà máy chú ý quan tâm.
Hiện nay, các nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp xử lý chất thải của nhà máy xi măng, bằng cách lợi dụng quá trình nung luyện clinke ở nhiệt độ cao để giảm lượng hóa, vô hại hóa đối với chất thải, đồng thời cố định chất dư lại sai khi cháy vào trong thành phần khoáng của clinke.
Tại Hội thảo lần này, các đại biểu được các chuyên gia, kỹ sư cao cấp của Công ty TNHH Viện nghiên cứu thiết kế Thiên Tân (Trung Quốc) giới thiệu công nghệ xử lý rác thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường như: Xử lý rác thải nhờ lò quay xi măng; Công nghệ và thiết bị hệ thống nung luyện clinke thế hệ mới; Tận dụng 100% bùn đất đèn nhờ hệ thống buồng phân giải trước…
Giới thiệu công nghệ và xử lý rác thải, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường trong ngành Xi măng
TCCT
Trong những năm qua, ngành sản xuất xi măng nước ta đã có những bước tiến đột phá về công nghệ cũng như quy mô sản xuất. Tính đến năm 2009, đã có 97 dây chuyền sản xuất xi măng đi vào hoạt động, với t