Hội nghị COP-17: Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu còn nhiều thách thức

Từ ngày 28/11 - 11/12/2011, tại thành phố Durban- Nam Phi, đã diễn ra một sự kiến vô cùng có ý nghĩa, đó là Hội nghị Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP-17). Mục tiêu của hội nghị là đưa ra một hiệ

Sự tham gia của Việt Nam
Tại COP-17, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà, Trưởng đoàn Việt Nam khẳng định, Việt Nam tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong tất cả các hoạt động của hội nghị. Việt Nam đã chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng về các chiến lược và nguyên tắc đàm phán; đồng thời, tham gia tích cực vào tất cả các tiểu ban kỹ thuật để chuẩn bị văn kiện cho hội nghị cấp cao. Trong thời gian diễn ra hội nghị, đoàn Việt Nam cũng đã có nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương để trao đổi về các vấn đề của hội nghị; mở rộng sự phối hợp và hợp tác với các nước trong việc triển khai các thỏa thuận đạt được tại COP-15 ở Copenhagen (Đan Mạch), COP-16 ở Cancun (Mexico), cũng như đối với những vấn đề đang được thảo luận tại COP-17. Thứ trưởng Trần Hồng Hà khẳng định, Việt Nam là một nước đang phát triển và là một bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), Việt Nam có trách nhiệm cùng cộng đồng thế giới triển khai và thực hiện những cam kết đã đạt được tại các kỳ hội nghị trước. Việt Nam ủng hộ quan điểm của các nước đang phát triển và quan điểm của Liên minh châu Âu (EU) trong việc triển khai thực hiện các cam kết và sáng kiến chống biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.

Việt Nam cho rằng, hội nghị năm nay mang "hơi thở" của một diễn đàn đa phương, thể hiện mọi quan điểm và lợi ích của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong thời gian hội nghị, Việt Nam cũng đã tận dụng cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về thực trạng BĐKH tại Việt Nam, cũng như những thành công, chính sách và lộ trình của Việt Nam trong việc ứng phó với BĐKH. Hiện tại, Việt Nam đã xây dựng được nhiều văn bản pháp lý quan trọng mang tính dài hạn, trong đó đáng, chú ý nhất là Chiến lược Quốc gia về BĐKH vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngay trước thềm hội nghị Durban. Đây là cơ sở pháp lý cao nhất liên quan đến chủ trương, chính sách và định hướng dài hạn của Việt Nam trong cuộc chiến chống BĐKH đến năm 2050.

Chống BĐKH còn nhiều thách thức
Kế thừa những kết quả không mấy khả quan từ các kỳ hội nghị trước, mà đặc biệt là COP-15 và COP-16, các đại biểu tham dự COP-17 sẽ phải đối mặt với bài toán vô cùng nan giải trong việc làm thế nào thu hẹp khoảng cách giữa hai nhóm nước phát triển và đang phát triển trong việc thực thi trách nhiệm cắt giảm khí thải nhà kính, cũng như hỗ trợ tài chính, công nghệ và nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho các nước đang phát triển.

Tại Hội nghị COP-17, Liên minh châu Âu đã đề xuất một thoả thuận cắt giảm khí thải mới vào năm 2015 với sự tham gia của tất cả các nước phát thải khí độc hại nhiều trên thế giới và thỏa thuận này sẽ chính thức có hiệu lực từ năm 2020, theo đó cắt giảm 20% lượng khí thải trên toàn cầu. Nhưng đề xuất này vấp phải sự phản đối của nhiều nước, trong đó có Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc.

Sau nhiều phiên thảo luận, đại diện cường quốc số 1- Mỹ vẫn quả quyết rằng, sẽ không tham gia bất cứ thỏa thuận ràng buộc về pháp lý chừng nào những nước phát thải lớn khác chưa đưa ra cam kết tương tự đã dự báo một hồi kết không mong đợi của cuộc tập hợp tại Durban. Lời thừa nhận COP-17 đã thất bại của Cao ủy Liên minh châu Âu về khí hậu Connie Hedegaard được khẳng định sau khi Trung Quốc và Ấn Độ cho rằng, sẽ là không công bằng nếu những nước đang phát triển phải tuân thủ mức cắt giảm bằng Mỹ và phương Tây, khi các nước này là thủ phạm gây ra tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay. Lập trường “tham gia có điều kiện” của Mỹ và xu hướng muốn trì hoãn các cuộc thương lượng về thỏa thuận cắt giảm khí thải tới tận năm 2015 của một số nền kinh tế mới nổi đã chỉ ra rằng, cuộc đuổi bắt giữa hai nhóm nước – phát triển và đang phát triển – còn lâu mới kết thúc.

Tuy nhiên, sau 12 ngày đàm phán căng thẳng, Hội nghị đồng ý một thỏa thuận ràng buộc pháp lý bao gồm tất cả các quốc gia, thỏa thuận này sẽ được chuẩn bị vào năm 2015 và có hiệu lực vào năm 2020. Ngoài ra còn có tiến triển liên quan đến Quỹ Khí hậu Xanh (GCF- thành lập từ COP-16 ) mà theo đó một chương trình khung về biến đổi khí hậu sẽ thông qua. Quỹ được phân phối 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát biểu lúc kết thúc hội nghị, Chủ tịch COP-17 Mashabane cho biết: "Chúng ta đều hiểu rằng những thỏa thuận tại Durban chưa hoàn hảo, nhưng chúng ta không nên để điều này làm mất đi những điều tốt đẹp và hy vọng. Các thỏa thuận này có thể góp phần giúp thế giới ứng phó với vấn đề BĐKH". Theo bà Mashabane, các quyết định vừa được thông qua tại Durban đã thỏa mãn một số yêu cầu chủ yếu của Dự thảo tổng thể ngăn chặn hiểm họa về BĐKH và đây là các quyết định quan trọng tại COP-17 lần này. Bà Mashabane nhấn mạnh: "Chúng ta đã làm nên lịch sử. Hôm nay chúng ta đã có những bước đi quan trọng cho một thế giới chung tốt đẹp hơn. Tôi tin rằng những thành công ở Durban sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc cứu thế giới trong tương lai”.

Theo thỏa thuận đạt được, EU đã đáp ứng một đòi hỏi chủ chốt của các nước đang phát triển là đưa các cam kết cắt giảm khí thải của họ vào khuôn khổ Nghị định thư Kyoto vốn có tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, EU và nhiều nước khác lo ngại thời hạn năm 2020 để bắt đầu cắt giảm khí thải là quá muộn để ngăn chặn các hiểm họa từ BĐKH. Thêm vào đó, 1 ngày sau khi hội nghị bế mạc, Canada đã chính thức tuyên bố rút khỏi Nghị định thư Kyoto. Giới phân tích cho rằng đây sẽ là đòn giáng mạnh vào những nỗ lực của thế giới nhằm tìm kiếm sự đồng thuận trong cuộc chiến chống lại BĐKH.

Như vậy, vấn đề nằm ở chỗ, cắt bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính đồng nghĩa với việc phải giảm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sẽ chẳng quốc gia nào sẵn sàng giảm đi những phần trăm ít ỏi của tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn đang bị đe dọa rơi vào cơn suy thoái thứ hai trong vòng 3 năm qua. Theo các nhà bảo vệ môi trường, với diễn biến ngày càng xấu đi của khí hậu, chúng ta không thể chờ đợi châu Âu giải quyết xong khủng hoảng nợ công hay Mỹ phục hồi được nền kinh tế của mình. Cánh cửa cơ hội để nhân loại tự cứu mình khỏi những thảm họa thiên nhiên sẽ khép lại nếu thế giới hành động chậm trễ trong cuộc chiến chống BĐKH.
  • Tags: