Cảng biển luôn đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị, logistics. Là điểm nối giao thông quốc tế, cảng biển là cầu nối giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn cầu. Cùng tìm hiểu 10 cảng biển lớn nhất trên thế giới sau.
1. Cảng Thượng Hải (Shanghai), Trung Quốc
Cảng Thượng Hải là cảng lớn nhất thế giới dựa theo lượng hàng hóa và container cập cảng. Với diện tích gần 4000km2, Cảng Thượng Hải nằm trên cửa ngõ của vùng biển Đông Trung Quốc, sông Dương Tử, cảng Thượng Hải nắm giữ một vị trí quan trọng đối với thương mại nước ngoài. Gồm một cảng nước sâu và một cảng sông, có tới 125 bến tàu với tổng chiều dài cảng biển là 20km, cảng phục vụ cho hơn 2.000 tàu container mỗi tháng, đón nhận 33,62 triệu đơn vị container và hơn 736 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
Vào tháng 7/2022, Cảng Thượng Hải đã lập kỷ lục về sản lượng container với hơn 4,3 triệu TEU. Lượng hàng xử lý hàng ngày vào 8/9 và 11/9 lần lượt là 160.000 TEU và 170.000 TEU. Vì vậy nó được mệnh danh là siêu cảng top 1 thế giới. Cảng được xem là một phần của Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 chạy từ Trung Quốc đến Singapore đến Ấn Độ đến Địa Trung Hải đến Biển Bắc.
2. Cảng Singapore, Singapore
Với diện tích 725,1km2, có 60 bến cảng nằm gần eo biển Malacca là lợi thế địa lý quan trọng nhất của Singapore. Cảng Singapore là một trong những cảng bận rộn nhất thế giới, chiếm 1/5 lượng container vận chuyển của thế giới và 1/2 nguồn cung cấp dầu thô hàng năm trên toàn cầu đều đi qua cảng Singapore.
Cảng Singapore là cảng lớn thứ hai thế giới, tiếp nhận 140 nghìn tàu mỗi năm và kết nối với hơn 600 cảng trên thế giới. Với thế mạnh về vị trí là nằm ngay “xích đạo”, không bị giông bão hay thời tiết xấu đe dọa. Bến cảng hầu như hoạt động suốt năm, thuận lợi cho xếp dỡ hàng hóa.
3. Cảng Ninh Ba (Ningbo), Trung quốc
Cảng Ninh Ba (Ningbo), Trung quốc trải dài trên bờ biển dài hơn 220 km. Với 19 khu vực cảng và hơn 200 tàu neo đậu nước sâu lớn. Cảng gồm 309 bến tàu và kết nối với hơn 600 cảng biển ở 100 quốc gia trên thế giới. Tổng sản lượng hàng hóa tại Ninh Ba đạt 1,12 tỷ tấn vào năm 2021.
4. Cảng Thẩm Quyến (Shenzhen), Trung Quốc
Cảng Thẩm Quyến (Shenzhen), Trung Quốc gồm các cảng dọc theo bờ biển Thâm Quyến với diện tích vùng nước cảng là 106km2 và diện tích đất liền là 16km2. Đây là một trong những cảng container nhộn nhịp và phát triển nhanh nhất trên thế giới. Cảng đứng vị trí lớn thứ 3 trên thế giới và lớn thứ 2 tại Trung Quốc với cơ sở hạ tầng gồm 140 bến cảng. Là trụ sở của hơn 40 công ty vận chuyển và hơn 130 tuyến container quốc tế.
5. Cảng Quảng Châu (Guangzhou), Trung Quốc
Cảng Quảng Châu (Guangzhou), Trung Quốc xử lý hơn hơn 460 triệu tấn hàng hóa và 15,31 triệu đơn vị container. Cảng xử lý 100 triệu tấn hàng hóa đầu tiên vào năm 1999. Lượng lưu thông hàng hóa đã tăng lên đáng kể hàng năm, tổng công suất cảng xử lý năm 2020 là 23,2 triệu TEU.
6. Cảng Thanh Đảo – Trung Quốc
Cảng Thanh Đảo, nằm ở lối vào vịnh Giao Châu trên bờ biển phía nam của bán đảo Shadong, nhìn ra biển Hoàng Hải 3 và hiện đang là cảng lớn thứ bảy trên thế giới.
Cảng được biết đến là cảng lớn nhất thế giới về quặng sắt và cảng lớn nhất của Trung Quốc về dầu thô. Cảng hợp nhất với cảng Thanh Đảo cũ, cảng dầu Hoàng Đảo và cảng mới Thiên Vạn, và được kết nối với hơn 450 cảng ở hơn 130 quốc gia và khu vực trên thế giới.
7. Cảng Busan – Hàn Quốc
Cảng Busan, Hàn Quốc cảng lớn nhất ở Hàn Quốc. Chiếm gần 75% tổng thị phần thông lượng của quốc gia này vào năm 2020. Cảng Busan được trải rộng trên một diện tích 840.000 m², có chiều dài 26,8 km.
Cảng Busan là cửa ngõ quan trọng cho giao thương kinh tế ra Thái Bình Dương và các nước Á – Âu. Năm 2020, Cảng xử lý 21,6 triệu TEU với 43 bến cảng để tiếp nhận và xử lý 169 tàu container cùng lúc. Tới nay, cảng Busan đã đảm nhận bốc xếp gần 40% tổng lượng hàng hóa vận tải biển, 80% lượng hàng hóa container và 42% sản lượng thủy sản của Hàn Quốc.
8. Cảng Thiên Tân (Tianjin), Trung Quốc
Tọa lạc tại cửa sông Hải Hà thuộc miền Bắc Trung Quốc, cảng Thiên Tân kết nối với hơn 500 cảng và phục vụ 189 quốc gia. Cảng hiện tại có 159 bến và được tạo thành từ các cảng phía Bắc, bến cảng phía Nam, một khu kinh tế tại khu vực phía Nam, khu vực phía Đông và các bến cảng phụ trợ khác.
Vào đầu năm 2023, Cảng Thiên Tân (Tianjin), Trung Quốc đã báo cáo sản lượng container là 1,73 triệu TEU, sản lượng dự kiến đạt 21,8 triệu TEU trong năm nay.
9. Cảng Hồng Kông, S.A.R, Trung Quốc
Cảng Hồng Kông (còn được gọi là Cảng Victoria) có diện tích 49km2 và chiều rộng đến khoảng 9,6km. Cảng nằm trên bán đảo Cửu Long ngoài khơi Biển Đông. Đây là một trung tâm lớn ở khu vực Đông Nam và Đông Á.
Trung bình có khoảng 100 tàu viễn dương làm việc tại cảng; gần 500 tàu thương mại đường sông ra vào cảng; neo đậu. Cảng Hong Kong có khoảng hơn 277 triệu tấn hàng hóa, hơn 24 triệu TEU mỗi năm.
Cảng Hong Kong, S.A.R, Trung Quốc là một trong những cảng lớn nhất thế giới. Cảng là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của Hồng Kông. Là một trung tâm toàn cầu và nằm trong số các cảng đông đúc nhất trên thế giới.
10. Cảng Rotterdam, Hà Lan
Với vị trí đặc thù nằm trên diện tích 105km2. Cảng Rotterdam hiện trải dài trên một khoảng cách 40km (25 dặm). Cảng Rotterdam được coi là cảng bận rộn nhất thế giới bởi lượng trọng tải hàng hóa. Cảng có hơn 500 kết nối tuyến đến hơn 1000 cảng trên toàn thế giới.
Tổng công suất cảng năm 2020 là 14,4 triệu TEU. Từ cảng biển Rotterdam, hàng hóa có thể đến với các trung tâm công nghiệp - kinh tế lớn ở Tây Âu trong vòng 24 tiếng đồng hồ.