Đồng Lộc là một xã trung du của huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) nơi có cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp, hệ thống kênh mương và giao thông chưa đồng bộ, sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc vào thiên nhiên... Do vậy, khi tham gia Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (XD NTM) gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, cùng sự hỗ trợ, tiếp sức của chính quyền các cấp, Đảng ủy, HĐND xã đã có cách làm sáng kiến, sáng tạo, đặc biệt trong công tác huy động nguồn lực đạt hiệu quả cao.
Trước tiên, ban chỉ đạo XD NTM Đồng Lộc tiến hành xây dựng đội ngũ cán bộ từ xã xuống thôn có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và gương mẫu đi đầu trong mọi công việc. Sau đó, ban lãnh đạo xã trực tiếp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động làm cho người dân nhận thức vai trò chủ thể của mình. Vì vậy, những chính sách được phổ biến đến từng nhà. Mọi người đều có cơ hội bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc của mình.
“Khi tư tưởng đã thông, thì sức dân được huy động được tối đa. Bên cạnh nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ, cần chú trọng vận động nhân dân, từ các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội đầu tư cho xây dựng nông thôn mới”. Ông Trịnh Anh Dũng, Chủ tịch UBND xã chia sẽ.
Nhiều người dân tình nguyện hiến đất, làm đường, chỉnh trang nhà cửa… có gia đình ủng hộ hàng chục, hàng trăm triệu đồng làm đường và thành lập quỹ khuyến học, hỗ trợ nhiều chương trình thanh thiếu nhi hàng năm, học sinh nghèo vượt khó… làm thức dậy một phong trào XD NTM mạnh mẽ.
Nghè làng thôn Phượng Lĩnh có niên 200 năm đã được Nhà nước công nhận Di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh. Đây là Trung tâm hoạt động tín ngưỡng về văn hóa tâm linh, nơi tập hợp và phát huy truyền thống giáo dục các thế hệ con em trong làng. Đến nay, Nghè làng đã xuống cấp nghiêm trọng, Ban quản lý di tích phải kêu gọi mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, tài trợ cho việc trùng tu, tôn tạo lại Nghè làng.
Cũng tinh thần đó, một lần nữa sức dân lại được huy động tối đa mạnh mẽ. Mặc dù quê hương còn nghèo khó nhưng các hộ dân trong làng đã ủng hộ được hơn 350 triệu đồng, với gần 500 lượt người tham gia. Trong đó, có 150 hộ gia đình, cá nhân ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên. Trong đó, có 150 hộ gia đình, cá nhân ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên. Đặc biệt, phải kể đến một bộ phận con em đi làm ăn xa quê góp phần tích cực để cùng địa phương hoàn thành thắng lợi việc trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Nghè làng.Đặc biệt, phải kể đến một bộ phận con em đi làm ăn xa quê góp phần tích cực để cùng địa phương hoàn thành thắng lợi việc trùng tu, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Nghè làng.
Tổng mức huy động được hơn 1,5 tỷ đồng. Trong đó, có nhiều gia đình, cá nhân đã ủng hộ hàng trăm triệu đồng, cụ thể: Gia đình anh Nguyễn Quốc Thắng, anh Nguyên Quốc Chiến, anh Phí Văn Dũng, anh Phí Văn Thêm, anh Nguyễn Văn Thảo. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình tài trợ hàng chục triệu đồng như: anh Lê Văn Hà, anh Lê Văn Hạnh, anh Đào Mạnh Hùng, anh Nguyễn Bắc Sơn, anh Phí Văn Lược, ông Nguyễn Ngọc Trọng, anh Phí Văn Bắc, anh Phạm Ngọc Long, chị Nguyễn Thị Bích Ngọc và gia đình anh Nguyễn Văn Mười (xã Đại Lộc). Ngoài việc, ủng hộ, đóng góp kinh phí bằng tiền mặt, một số hộ gia đình còn ủng hộ, cung tiến hiện vật có giá trị cho di tích Nghè làng như: Bộ tắc tải, Bộ Long đao, bức cửa võng, bát hương đá trung thiên cũng nhiều hiện vật khác... Ghi nhận những đóng góp to lớn và thiết thực đó, Di tích văn hóa – Nghè làng Phượng Lĩnh được tôn tạo, trùng tu thành công.
Chia sẻ kinh nghiệm, ông Trịnh Anh Dũng cho biết thêm: “Với những kết quả đạt được cho thấy, để thực hiện thành công và hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia XD NTM, xã Đồng Lộc đã làm tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và người dân hiểu rõ; XD NTM là chương trình phát triển kinh tế - chính trị tổng thể, toàn diện, lâu dài trong nông thôn; XD NTM phải do cộng đồng nhân dân làm chủ và người dân phải là chủ thể; huy động nội là chính... có như vậy thì công cuộc XD NTM trên địa bàn mới thực sự thành công và bền vững”.
Đến nay, xã Đồng Lộc với các giải pháp đồng bộ đã thực sự làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển ổn định, nhận thức của người dân được nâng lên, cơ sở hạ tầng nông thôn được hoàn thiện; đặc biệt là con người có ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống vật và chất tinh thần.