Có khi, sự trao đổi cũ mới này có ảnh hưởng rất lớn, sẽ tạo nên sự suy thoái của một số quần thể sinh vật lớn. Trong lịch sử địa chất lấy sự trao đổi này làm sự khởi đầu của một thời đại mới. Trong khi loài sâu bọ Tam Điệp biến mất, người ta dựa vào đó để đánh dấu sự kết thúc của đại Cổ sinh. Còn sự kết thúc của đại Trung sinh thì lấy khủng long làm tiêu chí.
Sự tuyệt chủng là một quy luật tất yếu trong tự nhiên. Nếu vậy thì vì sao chủ đề khủng long bị tuyệt chủng khiến mọi người bàn luận mãi không thôi? Đó là vì, thứ nhất, đối với con người, loài vật có thân hình to lớn như khủng long có sức hấp dẫn kỳ lạ. Mặt khác, con người cảm thấy kỳ lạ bởi lúc đó khủng long là kẻ thống trị trái đất, mà kẻ thống trị trái đất lại bị tuyệt chủng một cách lặng lẽ như vậy sẽ khiến con người phải nghi ngờ. Vì thế, nghiên cứu, bàn luận về sự tuyệt chủng của khủng long đã trở thành một chủ đề cực kỳ hấp dẫn.
Xung quanh vấn đề vì sao khủng long tuyệt chủng có rất nhiều giả thuyết. Ví dụ, thuyết trúng độc, thuyết lão hóa, thuyết hoàn cảnh môi trường thay đổi theo chiều hướng xấu, thuyết vỏ trứng biến chất, thuyết vụ nổ… Mỗi giả thuyết đều có thể được viết ra như một câu chuyện dài và sinh động. Nhưng, khoa học rốt cuộc không thể là các câu chuyện giả tưởng, mà cần phải có căn cứ làm hậu thuẫn. Trong những giả thuyết này, đại đa số các nhà khoa học cho rằng, các căn cứ đã được đưa ra về giả thuyết thiên thạch rơi xuống va chạm với trái đất là có sức thuyết phục hơn cả.
Năm 1980, giáo sư Aboliesi của trường đại học bang Califonia (Mỹ), khi làm công tác nghiên cứu ở Gubiao Italia, đã phát hiện trong địa tầng của 65 triệu năm về trước có chất I- rít (Ir) với nồng độ rất cao, gấp mấy chục lần, thậm chí mấy trăm lần hàm lượng bình thường. Chất I- rít có nồng độ cao như thế chỉ có thể tìm thấy ở các sao băng ở ngoài vũ trụ. Vì thế, giáo sư Aboliesi đã đưa ra dự đoán, 65 triệu năm trước có một ngôi sao băng với kích thước cực lớn đã từng va chạm với trái đất. Thời kỳ này lại vừa khớp với thời kỳ khủng long bị tuyệt diệt. Thế là người ta liền gán cho sự va chạm của sao băng với sự tuyệt chủng của khủng long là có quan hệ với nhau. Các nhà khoa học căn cứ vào hàm lượng I- rít còn tính ra được vật va chạm có kích thước bằng một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10 km.
Chắc chắn, sự va chạm giữa một ngôi sao băng lớn như vậy với trái đất là vô cùng lớn. Khi đo cường độ địa chấn, người ta thấy cường độ của nó vào khoảng cấp 10, đường kính của hố được tạo nên do va chạm với sao băng sinh ra là trên 100 km. Vì thế, chúng ta cần phải tìm ra cái hố ấy, bởi đó mới là căn cứ thuyết phục nhất cho giả thuyết này.
Phải mất một khoảng thời gian hơn 10 năm, cuối cùng, vào năm 1991, các nhà khoa học đã thu được kết quả bước đầu. Cái hố này nằm trong địa tầng bán đảo Youjiadun thuộc Trung Mỹ, có đường kính ước tính khoảng 180 – 300 km. Có điều, lượng chênh lệch này quá lớn, vì thế, bắt đầu từ năm 1995, mỗi nơi trên thế giới có khoảng 5 tổ chức, với kế hoạch riêng của mình, sử dụng phương pháp sóng địa chấn để tiếp tục nghiên cứu.
Người ta đặt giả thiết, nếu thực sự có một vụ va chạm như thế xảy ra thì biển sẽ động với mức độ lớn, vì thế, hố được tạo thành do sao băng rơi xuống, ngoài hàm lượng I- rít cao, sẽ có rất nhiều các vật bị tàn phá do biển động. Cho nên, rất có thể, địa tầng của 65 triệu năm trước là một mỏ vàng có thể chứa những thông tin mà chúng ta đang tìm kiếm. Đương nhiên, công tác nghiên cứu hiện vẫn đang tiếp tục triển khai.
Tuy nhiên, cũng có một số nhà khoa học hoài nghi cho rằng, sự tuyệt chủng của khủng long không phải là do sự xuất hiện của các vị khách đến từ vũ trụ, mà là do sự thay đổi theo hướng xấu của bản thân môi trường trái đất. Nhiều nghiên cứu trong lịch sử địa chất đã cho chúng ta thấy, 65 triệu năm trước, các núi lửa ở cao nguyên Degan của ấn Độ đã từng hoạt động với quy mô vô cùng lớn và đã gây ra sự tàn phá to lớn cho môi trường sinh thái. Giả thuyết hoạt động núi lửa ở ấn Độ đã trở thành một chứng cứ đáng lưu tâm không kém.
Nếu bạn ném một viên đá xuống mặt nước, bạn sẽ thấy sóng nước không ngừng lan ra. Tương tự, khi sao băng va chạm với trái đất, sóng sinh ra ở mặt ngoài trái đất nhanh chóng được truyền đi, sản sinh ra sự bức hợp ở mặt đối diện của nơi bị va chạm, mà khi ta xoay chuyển quả địa cầu, có thể thấy ấn Độ gần như nằm ở mặt đối diện của bán đảo Youjiadun. Vụ va chạm của thiên thạch và hoạt động của núi lửa có mối quan hệ nhân quả, tất cả diễn ra rất tự nhiên. Có điều, cần phải nói rõ là, sự bùng phát của núi lửa và điểm va chạm ở hai bên quả địa cầu có sự sai lệch, nhưng nếu như thế thì từ một phương diện khác cho thấy rõ, hướng chuyển động của trái đất 65 triệu năm về trước có sự thay đổi, vì thế, giữa sự va chạm của thiên thạch và sự chuyển động của trái đất có mối quan hệ mới.
Các nhà khoa học bước đầu đưa ra kết luận: 65 triệu năm trước, một ngôi sao băng có đường kính khoảng 10 km đã va chạm với trái đất. Trong quãng thời gian này, thực vật không thể tiến hành quá trình quang hợp được, bốn mùa trong năm là mùa đông. Đại đa số loài khủng long to lớn phải lấy thực vật làm thức ăn chính để nuôi sống mình, khi không được cung cấp đầy đủ thức ăn cho cơ thể, bọn chúng sẽ chết.
Có một số nhà khoa học lại cho rằng, trong thời đại đó, thực tế loài khủng long đã bước vào giai đoạn suy thoái. Sự va chạm của sao băng chẳng qua là giọt nước tràn ly mà thôi. Đương nhiên, cũng có người không đồng ý với giả thiết va chạm với sao băng, vấn đề họ đưa ra cũng rất có lý: Nếu là vụ va chạm lớn khiến cho khủng long bị chết, thì trong địa tầng I-rít với hàm lượng lớn phải chứa rất nhiều bộ hài cốt của khủng long. Trên thực tế, cho đến nay, những chuyện như thế vẫn chưa hề xuất hiện, đó quả là một điều kỳ lạ.
Cho dù như thế nào chăng nữa, điều quan trọng vẫn là sự thực. Hiện nay, các nhà khoa học đang tìm các chứng cứ mới để có những sự giải thích thuyết phục mọi người tin vào sự tuyệt chủng của khủng long.