Lãi suất ngân hàng giảm từ tháng 8
Lãi suất ngân hàng (gửi tiền tiết kiệm) từ tháng 8 năm 2023 đến nay, của các ngân hàng thương mại liên tục hạ trong nhiều đợt. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, trong tháng 8 năm 2023, 34 ngân hàng thương mại giảm lãi suất ngân hàng. Trong đó có 9 ngân hàng thương mại hai lần giảm, 3 ngân hàng thương mại 3 lần giảm, 4 ngân hàng thương mại có 4 lần giảm, 2 ngân hàng thương mại giảm 5 lần.
Tháng 9 năm 2023, có 33 ngân hàng thương mại giảm lãi suất. Trong đó, 12 ngân hàng thương mại giảm 2 lần, hai ngân hàng thương mại giảm 3 lần và một ngân hàng thương mại giảm 4 lần.
Tháng 10 năm 2023, có 22 ngân hàng thương mại giảm lãi suất huy động. 22 ngân hàng thương mại này đều thuộc khối 31 ngân hàng thương mại cổ phần do Ngân hàng Nhà nước quản lý vận hành, gồm:
- Ngân hàng Đại Chúng Việt Nam - PVcomBank
- Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - VIB
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín – VietBank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội – SHB
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV
- Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - VietinBank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – HDBank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt - BaoVietBank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Techcombank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á - VietABank Viet A
- Ngân Hàng thương mại cổ phần Xăng Dầu Petrolimex - PG Bank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – DongABank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank
- Ngân hàng Bưu điện Liên Việt - LPBank
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á - Nam A Bank
- Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - CBBank
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á châu - ACB
- Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á - Bac A Bank.
Trong ngày đầu tiên của tháng 11 năm 2023, chỉ còn Sacombank và giữ mức lãi suất 6%/năm, kỳ hạn 12 tháng cho khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại quầy.
Đến ngày hôm nay, chỉ còn Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank), ngân hàng thương mại duy nhất giữ mốc lãi suất ngân hàng (gửi tiết kiệm) 6,% (6,1%/năm) áp dụng đối với khách hàng gửi trực tuyến.
Kỳ hạn nào có lợi hơn?
Trong bối cảnh lãi suất ngân hàng liên tục giảm từ tháng 8 đến nay, gửi kỳ hạn ngắn hay dài có lợi hơn? Cụ thể, nếu có 1 tỷ đồng, gửi tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng hay 12 tháng có lợi hơn?
Trong 35 ngân hàng thương mại, có 34 ngân hàng có mức lãi suất tiết kiệm ở kỳ hạn 12 tháng cao hơn kỳ hạn 6 tháng. Duy nhất ABBank có mức lãi suất thấp hơn: Kỳ hạn 6 tháng 4,9%/năm, kỳ hạn 12 tháng 4,7%/năm. Thậm chí kỳ hạn 18 tháng còn lui xuống 4,4%.
Tuy nhiên, xu hướng chung của lãi suất ngân hàng là tăng lên của kỳ hạn 12 tháng so với 6 tháng. Phổ của mức tăng này khá rộng, từ 0,1% đến 1,0%/năm. Nhưng mức chênh lệc tăng cao giữa 2 kỳ hạn lại thuộc về những ngân hàng có lãi suất thấp. Cụ thể, mức chênh lệch cao nhất 1% là Vietcombank, nhưng mức lãi suất từ 4,1%/ năm kỳ hạn 6 tháng lên 5,1%/năm kỳ hạn 12 tháng. Hoặc mức chênh lệch 0,9% là BIDV, nhưng lãi suất thuộc nhóm thấp: 4,4% cho kỳ hạn 6 tháng và 5,3% cho kỳ hạn 12 tháng.
Nếu muốn gửi tiết kiệm có mức lãi suất cao, thì mức chênh lệch giữa 2 kỳ hạn tăng không đáng kể. Cụ thể, mức chênh lệch giữa 2 kỳ hạn của PVcomBank thấp nhất, chỉ có 0,1%/năm, nhưng lại thuộc nhóm có lãi suất cao nhất: 6,1% kỳ hạn 6 tháng và 6,2% kỳ hạn 12 tháng.
Vậy, nếu có 1 tỷ đồng, gửi vào nhóm ngân hàng có lãi suất cao, mức chênh lệch giữa hai kỳ hạn chỉ từ 0,1%/năm đến 0,2%/năm thì số tiền lãi chênh lệch không đáng kể.
Ví dụ, gửi 1 tỷ kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 6,1%/năm và 12 tháng lãi suất 6,2%/năm, số lãi sẽ như sau:
Kỳ hạn 6 tháng: 1 tỷ x 6,1%/12 tháng x 6 tháng = 30,5 triệu, tức mỗi tháng lãi 5,08 triệu đồng
Kỳ hạn 12 tháng: 1 tỷ x 6,2%= 62 triệu, tức mỗi tháng 5,16 triệu đồng. Chênh lệch lãi trong 1 tháng giữa hai kỳ hạn: 5,16 triệu – 5,08 triệu = 80 nghìn đồng.
Ngược lại, nếu có 1 tỷ đồng, gửi vào nhóm ngân hàng có lãi suất thấp, mức chênh lệch giữa hai kỳ hạn chỉ từ 0,9%/năm đến 1%/năm thì số tiền lãi chênh lệch
Ví dụ, gửi 1 tỷ kỳ hạn 6 tháng với lãi suất 4,1%/năm và 12 tháng lãi suất 5,1%/năm, số lãi sẽ như sau:
Kỳ hạn 6 tháng: 1 tỷ x 4,1%/12 tháng x 6 tháng = 20,5 triệu, tức mỗi tháng lãi 3,41 triệu đồng
Kỳ hạn 12 tháng: 1 tỷ x 5,1%= 51 triệu, tức mỗi tháng 4,25 triệu đồng. Chênh lệch lãi trong 1 tháng giữa hai kỳ hạn: 4,25 triệu – 3,41 triệu = 840 nghìn đồng.
Như vậy, đối với nhóm ngân hàng có lãi suất cao, chênh lệch giữa hai kỳ hạn không đáng kể, còn với nhóm ngân hàng có lãi suất thấp, chênh lệch giữa hai kỳ hạn khá cao (840 nghìn đồng/tháng).
Hy vọng bài viết này giúp khách hàng gửi tiết kiệm có thêm thông tin cân nhắc gửi tiền kỳ hạn nào để hưởng tiền lãi cao nhất.