Đưa Thương hiệu Quốc gia Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
18/10/2023 lúc 17:15 (GMT)

Đưa Thương hiệu Quốc gia Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Việc tăng cường quảng bá sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại thị trường châu Âu sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp mang Thương hiệu Quốc gia Việt Nam kết nối giao thương với các đối tác tại thị trường này. 

 

Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại năm 2023, Bộ Công Thương chủ trì tổ chức Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia các hoạt động tuyên truyền, quảng bá Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam cùng các sản phẩm, hàng hoá mang Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại thị trường châu Âu.

Theo đó, Bộ Công Thương đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức cho Đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham dự các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại tại Berlin, Cologne (CHLB Đức) và Budapest (Hungary). Đặc biệt, Đoàn doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội trưng bày, quảng bá sản phẩm, hàng hoá mang Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong Hội chợ Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Anuga 2023 tại thành phố Cologne, CHLB Đức.

Sự kiện là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tuyên truyền, quảng bá và đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam cũng như kết nối giao thương với các doanh nghiệp tại thị trường châu Âu nói chung, doanh nghiệp Đức và Hungary nói riêng, đặc biệt là các doanh nghiệp cho người Việt Nam làm chủ.

Đưa Thương hiệu quốc gia Việt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Thời gian qua, với sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong nước và nước ngoài, các hoạt động xúc tiến thương mại đã đạt được những kết quả tích cực và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng, góp phần đáng kể cho tăng trưởng và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng được thương hiệu, hình ảnh quốc gia Việt Nam.

Thông qua sự kết nối và hệ thống phân phối của các doanh nghiệp Việt kiều tại nước ngoài, các sản phẩm chất lượng của Việt Nam không chỉ được cộng đồng người Việt Nam sử dụng, mà còn tiếp cận tới tay người tiêu dùng nước sở tại. Qua đó, giúp tuyên truyền, quảng bá cho các sản phẩm chất lượng của Việt Nam, trong đó có các sản phẩm mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

 

Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

 

Tham gia Hội chợ Anuga 2023, đoàn doanh nghiệp Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước tới nay với trên 80 doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong đó có hơn 60 gian hàng trưng bày các sản phẩm chất lượng hàng đầu trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam.

Nhằm bắt kịp xu hướng “xanh, phát triển bền vững” đang được khách hàng EU và Đức đón nhận mạnh mẽ, các doanh nghiệp Việt Nam mang đến Hội chợ Anuga lần này nhiều sản phẩm xanh, hữu cơ, được sản xuất theo tiêu chuẩn thân thiện với môi trường như gia vị, rau quả, gạo, mật ong, các sản phẩm từ dừa...

Điểm nhấn của sự kiện lần này là sự góp mặt của các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong lĩnh vực thực phẩm đồ uống. Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia nói chung và trong ngành thực phẩm nói riêng là doanh nghiệp Việt năng động, đại diện cho khối doanh nghiệp tư nhân Việt luôn tiếp nhận những điều mới để thay đổi, cải tiến cho phù hợp và hiện đại hoá công tác tổ chức, đồng bộ các cải tiến, chú trọng sáng kiến thông minh để đưa vào ứng dụng thực tiễn.

Đây là cũng là lần đầu tiên, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tại châu Âu trong Diễn đàn doanh nghiệp Việt kiều châu Âu tại Hungary năm 2023 để quảng bá tới cộng đồng người Việt cũng như người tiêu dùng trong khu vực châu Âu.

Hoạt động này không chỉ giúp thương hiệu của các sản phẩm uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam được đến gần hơn với cộng đồng Việt kiều tại Hungary mà đây còn là dịp cho các doanh nghiệp Hungary thu thập thông tin, marketing thị trường, nơi giao thương để doanh nghiệp quốc tế tiếp cận hợp tác đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Tại Diễn đàn, Bộ Công Thương (Cục Xúc tiến thương mại) đã tổ chức Khu trưng bày hàng hóa (khoảng 100 m2) và các sản phẩm truyền thông bao gồm ấn phẩm (bản in và bản điện tử), tờ rơi, tờ gấp, standee, nhằm giới thiệu về Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam và các sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, kết hợp giao thương trực tiếp cho các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia với các doanh nghiệp Việt kiều tại Châu Âu, các doanh nghiệp/nhà nhập khẩu nước ngoài.

Cùng với đó, Cục Xúc tiến thương mại đã trình chiếu video giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong suốt 20 năm và có bài trình bày về những thành tựu của giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam.

Chuỗi sự kiện này cũng là cơ hội để các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác và chứng tỏ vai trò dẫn dắt của mình trong lĩnh vực thực phẩm - đồ uống, đồng thời cũng quảng bá Chương trình Thương hiệu Quốc gia của Chính phủ Việt Nam tới các nhà nhập khẩu, cộng đồng xã hội quốc tế, đặc biệt tại khu vực thị trường Châu Âu.

Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Bên cạnh những lợi thế của sản phẩm hàng hoá và doanh nghiệp Việt Nam, bà Đỗ Việt Hà, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Đức cũng chỉ rõ những khó khăn. Cụ thể, hiện nay các tiêu chuẩn bắt buộc về an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định nhập khẩu khác của thị trường Đức nói riêng và tại EU nói chung rất khắt khe và khó đáp ứng hơn nhiều thị trường xuất khẩu khác của Việt Nam.

Đồng thời, các sản phẩm hàng hoá của Việt Nam vẫn chưa đảm bảo được tính ổn định, chất lượng, còn hạn chế về hình thức, mẫu mã và chủng loại, chưa thực sự hấp dẫn được người tiêu dùng tại thị trường này.

Ngoài ra, mức độ cạnh tranh tại thị trường Đức hiện tương đối cao. Tính đến nay EU đã có tổng cộng 42 FTA đã có hiệu lực với 79 đối tác, và dành cơ chế ưu đãi GSP cho 67 nước đang và kém phát triển.

Bên cạnh đó, Đức có khoảng cách địa lý khá xa Việt Nam nên chi phí vận chuyển và bảo quản hàng hoá sang thị trường này cao dẫn đến giá thành sản phẩm bị tăng lên và khó cạnh tranh với hàng hoá từ những nước có vị trí địa lý gần với Đức.

Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu
Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

Ảnh: Tạp chí Công Thương

Vì vậy, để tăng cường xúc tiến tiêu thụ sản phẩm hàng hoá Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm mang Thương hiệu Quốc gia Việt Nam sang thị trường Đức nói riêng và sang EU nói chung, bà Đỗ Việt Hà có một vài khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Cụ thể, lưu ý về quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan trong EVFTA và lưu ý về các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật của EU như các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, hạn chế sử dụng một số hoá chất trong sản phẩm, quy định về gắn nhãn CE,… và đặc biệt là các quy định liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Cùng với đó, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xây dựng kế hoạch tham gia các Hội chợ chuyên ngành, các hoạt động xúc tiến thương mại để tìm kiếm đối tác và cơ hội kinh doanh.

Bộ Công Thương tin tưởng, việc lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu tốt, có mong muốn và năng lực thay đổi, xây dựng hình ảnh doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn, tin cậy hơn đối với các nhà nhập khẩu quốc tế khi tham dự Hội chợ có uy tín và chất lượng hàng đầu thế giới như Anuga tại Cologne, Đức không chỉ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mở rộng thị trường, tìm kiếm các cơ hội kinh doanh mới thông qua việc tiếp cận trực tiếp với các nhà mua hàng uy tín từ khắp nơi trên thế giới mà còn tạo cơ hội tốt để các doanh nghiệp cập nhật kịp thời xu hướng thị trường, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm thực tế nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, gia tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cơ hội cho hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào 

thị trường Đức rất lớn

Đánh giá về tiềm năng và dư địa tại thị trường Đức, bà Đỗ Việt Hà, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Đức cho biết, Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu và thứ 4 trên thế giới với trên 84 triệu dân, đông nhất trong Liên minh châu Âu (EU). Với GDP năm 2022 là 4.503 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm 2021 và GDP đầu người của Đức cao gần 50.000 USD/năm, vì vậy người tiêu dùng Đức có khả năng chỉ trả mức cao cho các hàng hoá tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Đức là quốc gia nằm ở khu vực Trung Âu, có đường biên giới với 9 nước nên hoạt động thương mại rất phát triển chiếm 81% GDP của cả nước. Đức cũng là quốc gia xuất nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 3 trên thế giới chỉ sau Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Về đặc điểm tiêu dùng của thị trường Đức, theo số liệu của Eurostat, dân số Đức trong độ tuổi có nhu cầu tiêu dùng cao, chiếm 65% dân số, khoảng 55 triệu dân, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Berlin, Hamburg, Munich và Cologne.

Đức được biết đến là thị trường tiêu dùng rất khó tính, trung thành với các thương hiệu quen thuộc, tuy nhiên, gần đây người Đức ngày càng cởi mở hơn với hàng hoá quốc tế, đặc biệt là những sản phẩm của châu Á.

Đồng thời, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA) được thực thi, quan hệ song phương giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu ngày càng phát triển tốt đẹp, đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.

Hiệp định này đang phát huy tác dụng tích cực trong quan hệ thương mại song phương mà ở đó CHLB Đức và Việt Nam là hai thành viên tích cực. EVFTA là cú huých rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông - thủy sản, thực phẩm cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.

Đưa Thương hiệu Quốc gia Viêt Nam thâm nhập thị trường châu Âu

 

          

Bài: Huyền My
Thiết kế: Duy Kiên, Thu Huyền

          

Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí