Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới
19/12/2023 lúc 12:10 (GMT)

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

 

Việc xây dựng và phát triển trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là chiến lược mà bất cứ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng muốn hướng tới để phát triển bền vững cũng như khẳng định giá trị thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ đối với thị trường trong nước mà còn có giá trị để vươn tầm quốc tế một cách vững vàng.

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

 

Thương hiệu quốc gia (National Brand) được hiểu là tên, các ký hiệu, khẩu hiệu, biểu tượng, thiết kế hoặc là tổng hợp những yếu tố trên với mục đích xác định hàng hóa hay dịch vụ của một hay một nhóm nhà cung cấp để phân biệt với những đối thủ cạnh tranh khác. Một thương hiệu quốc gia mạnh mẽ không chỉ có lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu, mà còn tạo ra một hình ảnh tích cực về quốc gia trên thị trường thế giới. Điều này có thể góp phần tăng cường lòng tin từ phía các đối tác thương mại, đầu tư nước ngoài, và du khách quốc tế.

Các yếu tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia bao gồm chất lượng sản phẩm và dịch vụ, độc đáo văn hóa, hỗ trợ từ chính phủ, quản lý hình ảnh và danh tiếng, cũng như các giá trị xã hội và môi trường. Các chiến lược quảng bá và truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì thương hiệu quốc gia. Một số ví dụ về thương hiệu quốc gia nổi tiếng bao gồm "Made in Germany" (Sản xuất tại Đức) cho chất lượng và độ tin cậy, "Incredible India" (Ấn Độ tuyệt vời) cho du lịch và văn hóa, và "Swiss Made" (Sản xuất tại Thụy Sĩ) cho đồng hồ và sản phẩm chất lượng cao khác.

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

Để phát triển thương hiệu quốc gia cần tập trung đẩy mạnh hai yếu tố chính là xây dựng thương hiệu quốc gia và quản lý thương hiệu quốc gia để đảm bảo thương hiệu quốc gia được sử dụng đúng mục đích, đạt kết quả so với mục tiêu chương trình thương hiệu quốc gia đề ra.

Mặt khác, để trở thành một thương hiệu quốc gia mạnh đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa nhiều yếu tố: sự phát triển bền vững, sự đổi mới, sáng tạo…giúp cho mọi người có thể nhớ tới quốc gia của mình khi nhắc đến thế mạnh của thương hiệu ấy.

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

 

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam là Chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25/11/2003, trong đó giao Bộ Công Thương là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ/ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp tổ chức thực hiện, với mục tiêu phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngày 08/10/2019, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1320/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ năm 2020 đến năm 2030 với những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn này và Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, với vai trò là cơ quan đầu mối, Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, Ban, ngành, địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, hiệp hội ngành hàng và các đối tác quốc tế triển khai có hiệu quả 3 nội dung cơ bản của Chương trình, gồm: 

(1) Nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của thương hiệu trong hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh; 

(2) Nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu cho doanh nghiệp; 

(3) Tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình gắn với quảng bá sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là bệ phóng cho doanh nghiệp
Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là bệ phóng cho doanh nghiệp
Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là bệ phóng cho doanh nghiệp

Ảnh: Tạp chí Công Thương

Sau 20 năm triển khai thực hiện, dưới sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự tham gia tích cực của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp, cùng với sự đồng hành của các cơ quan thông tấn, báo chí, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã đạt được một số kết quả tích cực, cụ thể:

Thứ nhất, nhận thức về ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu của các cấp, các ngành, các địa phương, của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội đã được nâng cao rõ rệt.

Qua 8 kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam, số lượng doanh nghiệp, người dân quan tâm đến Chương trình đã tăng đáng kể. Đến năm 2022, đã có 172 doanh nghiệp có sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia, tăng gần 6 lần so với năm 2008 - là năm đầu tiên Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam tổ chức việc xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Với sự hỗ trợ của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu nên đã đầu tư nghiêm túc cho xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp. Kết quả là, trong Top 50 Thương hiệu doanh nghiệp giá trị nhất Việt Nam năm 2022, có sự góp mặt của rất nhiều doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Nếu như năm 2018 mới có 14 doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam nằm trong Top 50, chiếm tỷ trọng 28% thì sau 5 năm con số này đã tăng lên 21 doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng 42%. Đặc biệt, trong Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam, tỷ lệ doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng mạnh từ 20% năm 2018 lên tới 69,8% năm 2023.

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới
Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

Thứ hai, nhiều thương hiệu sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đã mang tầm vóc thế giới.

Về thương hiệu sản phẩm, Viettel là doanh nghiệp Việt duy nhất lọt trong “Bảng xếp hạng Top 500 thương hiệu giá trị nhất thế giới 2023” (Global 500) và đứng ở vị trí 234. Ngoài ra, Viettel tiếp tục duy trì vị trí số 1 về thương hiệu viễn thông tại Đông Nam Á và nằm trong top 3 thương hiệu giá trị nhất khu vực.

Vinamilk tiếp tục duy trì thứ hạng 6 trong Top 10 thương hiệu sữa giá trị nhất toàn cầu và Top 2 thương hiệu mạnh toàn cầu của ngành sữa theo xếp hạng của Brand Finance.

Về thương hiệu ngành hàng, không thể phủ nhận Việt Nam hiện có nhiều sản phẩm nông sản đã khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế (đã có mặt trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ), như: Hạt tiêu đứng thứ 1; gạo, cà phê, sắn đứng thứ 2; thủy sản đứng thứ 5; chè đứng thứ 7... và các sản phẩm khác như sầu riêng, thanh long, cam, bưởi... cũng là những sản phẩm tiềm năng có lợi thế, nhưng gần đây mới đang được quan tâm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu ở thị trường nước ngoài.

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

Thứ ba, giá trị, vị thế của Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng đều qua các năm.

Các hoạt động xây dựng, phát triển thương hiệu với nòng cốt là Chương trình thương hiệu quốc gia đã đóng góp tích cực trong việc đẩy mạnh giá trị thương hiệu Việt Nam trong những năm qua.

Không phải ngẫu nhiên, Brand Finance - tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Anh, lại đánh giá Việt Nam rất tích cực trong xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia toàn cầu. Theo đánh giá của Tổ chức này, bất chấp những ảnh hương tiêu cực từ đại dịch Covid-19 và xung đột chính trị trên thế giới, Thương hiệu quốc gia Việt Nam là thương hiệu quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị nhanh nhất thế giới, với mức tăng 74% trong giai đoạn 2019-2022.

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là bệ phóng cho doanh nghiệp
Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là bệ phóng cho doanh nghiệp

Ảnh: Tạp chí Công Thương

Theo báo cáo từ Brand Finance, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 tăng 29,1% so với năm 2019, đạt mức 319 tỷ USD; năm 2021 tăng 21,6% so với năm 2020 (đạt mức 388 tỷ USD); năm 2022 tăng 11,1% so với năm 2021 (đạt mức 431 tỷ USD). Đến năm 2023, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2022, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục về phần trăm giá trị thương hiệu hai con số.

Trong Bảng đánh giá Top 121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới của Brand Finand, Thương hiệu quốc gia Việt Nam luôn được xếp ở nửa trên của bảng xếp hạng và có mức tăng hạng đều qua các năm. Năm 2023, Thương hiệu quốc gia Việt Nam được xếp ở vị trí thứ 33/121.

Đó là kết quả từ những nỗ lực của Chính phủ trong cải cách môi trường đầu tư, kinh doanh, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp. Đồng thời, cũng là sự khẳng định vị thế hàng đầu vững chắc của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cả về lợi nhuận và doanh thu, giữ vững thị trường nội địa và phát triển thị trường xuất khẩu, dù gặp phải không ít khó khăn, thách thức trong thời gian qua.

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới
 

Trải qua 20 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự vào cuộc tích cực, hiệu quả của các Ban, Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan; đặc biệt là sự nỗ lực vượt khó, vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp với khát vọng vì một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, Chương trình Thương hiệu quốc gia đã đạt được nhiều kết quả tích cực, trở thành bệ phóng vững chắc cho các doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới, kiến tạo những giá trị, sức mạnh mới cho đất nước.

Thông qua Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Việt đã ý thức được vai trò, tầm quan trọng của thương hiệu như là chìa khóa giúp gia tăng giá trị sản phẩm cũng như giá trị doanh nghiệp; từ đó, thúc đẩy quá trình xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu của mình, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước.

Số doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia liên tục tăng qua các kỳ xét chọn và đã khẳng định được vai trò tiên phong, tạo hiệu ứng lan tỏa, dẫn dắt, nâng đỡ các doanh nghiệp khác cùng phát triển; đồng thời, luôn đi đầu về mức độ đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo việc làm cho người lao động và thực hiện an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy sự thăng hạng mạnh mẽ của Thương hiệu quốc gia, đưa Việt Nam vào nhóm các nước có thương hiệu mạnh trong khu vực và thế giới; đồng thời, nâng cao hiệu quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2022

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới
Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

 

Theo Brand Finance (Tổ chức tư vấn chiến lược và định giá thương hiệu độc lập hàng đầu thế giới, có trụ sở tại Anh), năm 2023, giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498,13 tỷ USD tăng 15,6% so với năm 2022, ghi nhận mức tăng trưởng liên tục về phần trăm giá trị thương hiệu hai con số.

Về tăng trưởng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp, Brand Finance đánh giá trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam có sự chuyển đổi mạnh mẽ về giá trị thương hiệu của các ngành. Trong đó, viễn thông, ngân hàng và thực phẩm là những ngành có đóng góp nhiều nhất vào tổng giá trị bảng xếp hạng với tỉ trọng lần lượt là 31%, 30%, 10%...

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

Trong ngành viễn thông, so với bảng xếp hạng các thương hiệu hàng đầu quốc gia năm 2022, tổng giá trị thương hiệu của các thương hiệu viễn thông đã tăng 1% lên 13,2 tỷ USD. Đóng góp trong bảng xếp hạng Top 5 thương hiệu viễn thông giá trị nhất Việt Nam (đạt 13,22 tỷ USD) có 3 THQG là Viettel (8,9 tỷ USD), Vinaphone (0,8 tỷ USD) và Mobifone (0,8 tỷ USD); chiếm 79% tổng giá trị của Top 5 thương hiệu viễn thông.

Các thương hiệu ngân hàng có đóng góp lớn thứ hai trong bảng xếp hạng của Brand Finance, với tổng giá trị thương hiệu là 12,5 tỷ USD. So với năm 2022, tổng giá trị thương hiệu của các thương hiệu ngân hàng đã tăng 47%. Trong số 5 thương hiệu ngân hàng có giá trị nhất trong bảng xếp hạng (đạt 7,4 tỷ USD) có sự góp mặt của 4 THQG là Vietcombank (1,9 tỷ USD), Agribank (1,4 tỷ USD), BIDV (1,4 tỷ USD) và Vietinbank (1,3 tỷ USD); chiếm 81% tổng giá trị của Top 5 thương hiệu ngân hàng.

Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng là các thương hiệu thực phẩm và đồ uống đạt 6 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm 2002. Đóng góp trong bảng xếp hạng Top 5 thương hiệu thực phẩm và đồ uống giá trị nhất Việt Nam (đạt 4,9 tỷ USD) có 2 Thương hiệu quốc gia là Vinamilk (3 tỷ USD) và Habeco (0,2 tỷ USD); chiếm 65% tổng giá trị của Top 5 thương hiệu thực phẩm và đồ uống.

Kết quả trên thể hiện tốc độ phát triển của các thương hiệu hàng đầu Việt Nam và đã có những cải tiến vượt bậc cả về giá trị thương hiệu và chỉ số sức mạnh thương hiệu, nhờ đó nâng cao vị thế vững chắc trong bảng xếp hạng. Đồng thời, kết quả cũng chứng tỏ các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã dần bắt kịp với xu thế toàn cầu là đầu tư vào giá trị vô hình trong doanh nghiệp mà tiêu biểu là giá trị thương hiệu, góp phần đáng kể trong việc gia tăng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

 

Để kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, trong những năm qua, với vai trò là cơ quan quản lý Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam, Bộ Công Thương đã và đang tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, cùng chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi của Chương trình, đó là Chất lượng - Đổi mới, sáng tạo - Năng lực tiên phong.

 

Từ đó hướng tới mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao, tăng niềm tự hào và sức hấp dẫn của đất nước và con người Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển ngoại thương và nâng cao năng lực cạnh tranh của Thương hiệu quốc gia Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương

Các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia sẽ được Chương trình hỗ trợ và đồng hành quảng bá trên thị trường trong nước và quốc tế, thông qua đó quảng bá cho Chương trình và quốc gia Việt Nam.

Trong thời gian qua, Chương trình đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp. Ngày 20/4 hàng năm Chương trình Thương hiệu quốc gia tổ chức đa dạng hoạt động để tăng tính lan toả cho chương trình. Ngoài ra trong các hoạt động khác cũng được lồng ghép để quảng bá cho sác sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia.

 

Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới
Trở thành Thương hiệu quốc gia Việt Nam là “bệ phóng” vững chắc cho doanh nghiệp vươn tầm thế giới

Để chuẩn bị cho kỳ xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024, doanh nghiệp quan tâm, đăng ký sản phẩm xét chọn đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam tham khảo và chuẩn bị hồ sơ căn cứ Quyết định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 08/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ (Điều 8 và mẫu 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định).

Doanh nghiệp gửi 03 bộ hồ sơ gốc (đóng ở dạng file còng) và 01 bộ hồ sơ bản mềm (gửi tới email: thqg@vietrade.gov.vn) trước ngày 31/03/2024 theo địa chỉ sau: Ban Thư ký Chương trình Thương hiệu quốc gia, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương Địa chỉ: 20 Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; Điện thoại: 024.39347628 (máy lẻ: 70, 71, 76, 77).

          

Bài: Huyền My
Thiết kế: Duy Kiên, Nguyễn Huyền

          

 


Trang chủ

Bài mới

Xem nhiều

Multimedia

Tạp chí