Theo Công văn, nhằm khắc phục những sai lỗi do đoàn thanh tra của Cục Kiểm dịch động thực vật Liên bang Nga (FSVPS) phát hiện tại các cơ sở sản xuất, chế biến thủy hải sản Việt Nam trong đợt thanh tra từ ngày 20 - 31/10/2014, NAFIQAD yêu cầu các đơn vị có mã số: DL 385, DH 147, DL 123, DL 144, DL 79, DL 500 và DL 183 sẽ thuộc diện NAFIQAD thẩm tra và tổng hợp kết quả gửi đến FSVPS.
Quá trình sản xuất, chế biến thủy sản tại Việt Nam (Ảnh minh họa)Cụ thể, Công ty TNHH Tín Thịnh (DL 385) phải sửa lỗi ghi nhãn (thùng hàng) để phù hợp với quy định của Liên minh Hải quan (LMHQ); nêu rõ ngày sản xuất và ngày đóng gói; vụn thịt cá ngừ của quá trình cưa, cắt chế biến của Công ty phải được thu gom vào thùng chứa có khoảng cách nền (có tấm kê hoặc pallet) theo đúng quy định của LMHQ thay vì chỉ được thu gom trong bao lót, thùng nhựa đặt trực tiếp trên sàn như hiện nay.
Đối với Xí nghiệp Kisimex Rạch Giá - Công ty Cổ phần Thủy sản Kiên Giang (DL 144), LMHQ yêu cầu cần phải thực hiện kiểm tra đầy đủ các chỉ tiêu quy định của LMHQ và Liên bang Nga như kiểm tra ký sinh trùng, Listeria monocygenes và một số chỉ tiêu khác. Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2010 - 2012, Nga đã phát hiện một số lô hàng của đơn vị nhiễm Coliforms, Sta.aureus, TPC vượt mức cho phép, điều này cho thấy các biện pháp kiểm soát điều kiện vệ sinh của doanh nghiệp chưa được hiệu quả như chưa giám sát việc khử trùng xe vận chuyển, dụng cụ bảo quản nguyên liệu… Doanh nghiệp không có báo cáo giám sát số lượng chlorine đã sử dụng hàng ngày tại khu xử lý nước, pha để rửa dụng cụ và danh sách nhà cung cấp nguyên liệu không được cập nhập kịp thời. LMHQ cũng kết luận doanh nghiệp chưa nghiên cứu và nắm kỹ các quy định của LMHQ và Nga mặc dù doanh nghiệp đã xuất khẩu hàng vào Nga.
Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (DL 500) được LMHQ khuyến cáo phải bao gói kín sản phẩm trong kho thành phẩm. Doanh nghiệp cũng chưa đảm bảo được truy xuất nguồn nguyên liệu do vùng nuôi chưa được Cơ quan nhà nước cấp mã số theo dõi. LMHQ nhận xét, vùng nuôi sẽ rất tốt nếu như đã được cấp mã số và được lấy mẫu kiểm tra dịch bệnh của Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản địa phương. Bên cạnh đó, trong năm 2012, doanh nghiệp có 3 lô hàng xuất khẩu vào Nga bị cảnh báo nhiễm TPC, qua quá trình kiểm tra vừa qua, đoàn thanh tra FSVPS phát hiện bàn soi ký sinh trùng không được vệ sinh kịp thời, dẫn đến mức TPC vượt mức.
Chi tiết Công văn số 2526/QLCL-CL1 của NAFIQAD xem tại đây.