Cụ thể, thép thô sẽ ước đạt gần 18 triệu tấn; sản lượng thép cán nóng (thép cuộn cán nóng dẹt và thép xây dựng) ước đạt khoảng 17,1 triệu tấn.
Năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu một số nguyên liệu như quặng sắt (gần 17 triệu tấn), thép phế (khoảng 5 triệu tấn), thép cuộn cán nóng ước khoảng 5 triệu tấn.
Mức tăng trưởng này được nhận định là sẽ thấp hơn một chút so với mức tăng trưởng của ngành trong năm 2019 vừa qua.
Lý giải vấn đề này, Hiệp hội Thép Việt Nam cho hay, năm 2019 cho thấy những dấu hiệu chậm chạp của thị trường thép toàn cầu và dự kiến trong Quý I năm nay, tiêu thụ ngành vẫn chưa được cải thiện.
Trên toàn cầu, tăng trưởng công suất có thể vượt xa tăng trưởng nhu cầu, dẫn đến tăng trưởng xuất khẩu và cuối cùng thu hẹp lợi nhuận.
Trong khu vực ASEAN, nhiều dự án thép liên hợp được đề xuất trong ASEAN sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nghiêm trọng và sẽ mất khoảng 20 năm để tiêu thụ thép của ASEAN có thể bắt kịp với công suất này.
Ngành thép trong nước tiếp tục đối mặt thách thức do sức ép cạnh tranh từ việc gia tăng nguồn cung trong nước, thép nhập khẩu từ nước ngoài; việc siết chặt tín dụng cho vay đối với thị trường bất động sản trong nước; ngoài ra, các công trình xây dựng giãn tiến độ chậm.
Trong tháng 12/2019, sản xuất và bán hàng thép thô đạt gần 1.304.000 tấn, tăng 3,2% so với tháng 11/2019 và tăng 1,1% so với cùng kỳ tháng 12/2018; tiêu thụ thép thô đạt trên 1.426.000 tấn, tăng 9,4% so với tháng trước và tăng 13,4% so với cùng kỳ 2018.
Sản xuất thép thành phẩm đạt 2.257.000 tấn, tăng 6,25% so với mức tháng trước và tăng 11,9% so với cùng kỳ 2018. Bán hàng thép thành phẩm đạt trên gần 2.007.000 tấn, giảm 1,65% so với tháng trước, nhưng tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Trong đó, xuất khẩu thép đạt gần 360.000 tấn, tăng 5,33% so với tháng 11/2019 nhưng giảm 9% so với cùng kỳ năm 2018.
Theo báo cáo từ Hiệp hội Thép Việt Nam, hết tháng 12/2019, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép như quặng sắt tăng từ 3- 5USD/tấn; giá thép phế tăng khoảng 15 - 20 USD/tấn so với đầu tháng 11/2019; giá bán thép trong nước hiện ở mức bình quân khoảng 11.500 -11.800 đồng/kg tùy thuộc từng chủng loại sản phẩm và từng doanh nghiệp.