Nord Stream 2 trở thành trung tâm trên bàn đàm phán châu Âu

Cuộc đua giữa việc thông qua dự luật EU và việc đưa Nord Stream 2 vào hoạt động lại nổ ra quyết liệt. Liệu bên nào sẽ là người về đích trước trong thử thách này?

Ủy ban châu Âu đã quyết định bảo vệ việc “quá cảnh” khí đốt qua Ukraine nhằm giúp nước này tiếp tục thu được các khoản lợi nhuận hơn 1 tỷ euros/năm từ Gazprom; đồng thời đang bàn thảo về dự án Nord Stream 2 (Dòng chảy phương Bắc 2) vì hai mục đích chính: bảo vệ Ukraine và hạn chế tăng thị phần của Nga ở châu Âu (vốn đã chiếm đến 35%).

Tháng 11/2017, Uỷ ban đã đề ra một dự luật dầu khí mới buộc các đường ống dẫn khí trong tương lai phải tuân thủ các nguyên tắc của EU. Mục đích chính của dự luật trên nhằm trì hoãn Nord Stream 2 đi vào hoạt động.

Tại thời điểm mấu chốt, ngày 8/2/2019, Pháp quay sang đồng tình với điều luật của EU thay vì chọn bảo vệ lợi ích riêng của tập đoàn Engie.

Các cuộc biểu quyết sẽ là yếu tố phân định

 

Sự đổi hướng đột ngột của Pháp thật khó lý giải. Do đó, các cuộc biểu quyết sẽ được tính đến để làm trọng tài phân xử và tạo điều kiện để nghe được tiếng nói cũng như chính sách đề ra từ bộ phận đối lập trong EU.

Theo thoả thuận giữa Hội đồng và Nghị viện hôm 12/2 vừa qua, nếu dự luật trên được thông qua triệt để trước cuộc biểu quyết sắp diễn ra vào tháng 5 thì Nord Stream 2 buộc phải tuân theo các nguyên tắc của EU đề ra, nhất là nguyên tắc “ăn chia”.

Do đó, dự án trị giá 9,5 tỷ euros của ông lớn Gazprom sẽ đối mặt rất nhiều khó khăn và rủi ro. Vì theo luật châu Âu, Gazprom không thể vừa là nhà cung ứng khí đốt chính vừa là chủ sở hữu của một đường ống dẫn khí lớn để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh.

Cuộc đua vượt chướng ngại vật

 

Cuộc đua giữa việc thông qua dự luật EU và việc đưa Nord Stream 2 vào hoạt động lại nổ ra quyết liệt. Liệu bên nào sẽ là người về đích trước trong thử thách này?

Tập đoàn Engie đã cố gắng làm chậm lại quá trình thông qua dự luật của EU nhằm hướng đến quyền tự do hoá thị trường khí đốt. Hiện Engie cũng là đối tác tài chính quan trọng trong dự án Nord Stream 2 trị giá trên 950 triệu euros và là người nắm giữ 24% tổng vốn cũng như 35% quyền biểu quyết.

Liệu ai có thể ngăn cản được ông trùm năng lượng này của Pháp? Cổ đông Nhà nước và cơ quan Lập pháp quốc gia sẽ để mặc hay làm mọi cách để ngăn không cho dự án này thành công? Câu chuyện về Nord Stream 2 vừa khởi động lại này sẽ còn tiếp tục gây nên một số ảnh hưởng cho Pháp.