Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Văn bản này của Pakistan nêu rõ không áp dụng cho hàng đã đến cảng Pakistan và hàng viện trợ cho Afghanistan. Hàng đang trên đường đến Pakistan sẽ được phép tái xuất.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bao gồm hạt điều, hóa phẩm vệ sinh, lốp ô tô, vải, máy hút bụi, bình nước nóng. Năm 2022 tổng trị giá các mặt hàng nói trên của Việt Nam xuất khẩu sang Afghanistan đạt 9,9 triệu USD, chiếm 8,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Afghanistan trong năm 2022.
Theo Văn bản của Pakistan, các mặt hàng bị cấm quá cảnh qua Afghanistan vào nước này bao gồm:
1/ Vải. Mã HS 5208, 5209, 5407, S512, 5513, 5514, 5515, 5516, 5603, 5801, 5804, 5901, 5903, 6001, 6004, 6005, 6006
2/ Lốp ô tô. Mã HS: 4011
3/ Chè đen. Mã HS: 0902.4090, 0902.4020, 0902.3000
4/ Mỹ phẩm và hóa phẩm vệ sinh. Mã HS: 3301, 3302, 3303, 3304, 3305, 3306, 3307, 3401, 3402, 3403, 3404, 3405, 3406, 3407
5/ Các loại hạt và trái cây khô. Mã HS: 0801, 0802, 0803, 0804, 0805, 0806, 0808, 0809, 0810, 0811, 0812, 0813
6/ Bình nước nóng. Mã HS: 9617
7/ Đồ điện dân dụng. Mã HS: 8414.5120, 8414.5130. 8414.540, 8414.5190, 8415.1019, 8415.1029, 8415.1039, 8415.1099, 8415.8190, 8415.8290, 8415.8390, 8418.1090, 8418.2190, 8418.2990, 8418.3090, 8418.4090, 8418.6939, 8418.6990, 8422.1100, 8450.1190, 8450.1290, 8450.1919, 8450.1999, 8450.2090, 8508.1190, 8508.1990, 8509.4010, 8509.4020, 8509.4030, 8509.8000, 8516.1090, 8516.2100, 8516.2900, 8516.3100, 8516.3200, 8516.5090, 8516.6010, 8516.6020, 8516.6030, 8516.6090, 8516.7100, 8516.7200, 8516.7990, 8516.8010, 8516.8090, 8518.1090, 8518.2100, 8518.2200, 8518.2990, 8518.3000, 8521.1010, 8521.1020, 8521.1090, 8521.9010, 8521.9090, 8528.7211, 8528.7219, 8528.7290, 8543.4000
Theo Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, tháng 7/2023 xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 37,6 triệu USD, tăng 36% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng 2023 xuất khẩu của Việt Nam sang Pakistan đạt 215,1 triệu USD, giảm 46,4% so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, tháng 7/2023 nhập khẩu của Việt Nam từ Pakistan đạt 15,4 triệu USD, tăng 17,6% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng 2023 nhập khẩu của Việt Nam từ Pakistan đạt 127,5 triệu USD, giảm 34,1% so với cùng kỳ năm trước.
Về cơ hội thị trường, Pakistan có nhu cầu nhập khẩu cao với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ các mặt hàng nông sản truyền thống (chè, hạt tiêu, hạt điều, phi-lê cá tra …) đến các mặt hàng tiêu dùng (quần áo, giầy dép), các mặt hàng mới có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao (điện thoại di động, máy giặt, máy in…).
Pakistan là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về chất lượng, không có các quy định quá phức tạp về tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kiểm dịch động thực vật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường, tiêu chuẩn về truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn về lao động...
Một yếu tố hỗ trợ khác là quan hệ chính trị thuận lợi giữa hai nước. Người dân Pakistan kính trọng cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Cộng đồng doanh nghiệp Pakistan thân thiện, cởi mở, mến khách.
Ngược lại, giao thương xuất nhập khẩu với thị trường Pakistan cũng có một số khó khăn, thách thức. Tình hình an ninh, chính trị tại Pakistan rất phức tạp và đang có nguy cơ phức tạp hơn nữa với sự nổi dậy của lực lượng Taliban sau khi Mỹ và các nước đồng minh rút quân khỏi Afghanistan. Điều kiện đi lại giữa Việt Nam và Pakistan chưa thuận tiện, môi trường ăn ở tại Pakistan còn lạc hậu, sự khác biệt về văn hóa là những nhân tố cản trở doanh nghiệp Việt Nam đi Pakistan khảo sát thị trường, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm khách hàng.
Pakistan là thị trường đang phát triển. Khách hàng rất nhạy cảm với yếu tố giá. Hàng xuất khẩu sang thị trường Pakistan phải có giá rẻ mới có nhu cầu cao.
Hạ tầng thương mại của Pakistan còn lạc hậu. Các hội chợ, triển lãm, hiệu quả thấp. Thương mại điện tử mới đang bắt đầu phát triển. Doanh nghiệp nhập khẩu còn nặng tính gia đình, bộ tộc...