Phát triển công nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh: Liệu có làm nên điều huyền thoại cho các địa phương?

Từ ngày 6 - 10 - 2004, Việt Nam đã chính thức trở thành hội viên tham dự Công ước Berne, công ước về tác quyền sáng tác, nghiên cứu trên lĩnh vực văn học nghệ thuật, khoa học. Điều này có nghĩa là từ

            ở các nước đã từng là hội viên của Công ước Berne thì việc tôn trọng bản quyền tác giả trong nước và nước ngoài đã trở thành một thói quen. Nhưng với Việt Nam, đây lại là một sự kiện mới mẻ, chắc chắn, việc áp dụng sẽ gây nhiều tranh cãi và chưa có một tiền lệ nào, nên không thể tránh khỏi những thắc mắc. Trước hết, xin tóm tắt đôi nét về nội dung Công ước Berne.

            Công ước Berne là công ước bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật được ký kết tại Berne, Thuỵ Sỹ, vào năm 1886.

            - Về các tác phẩm: Sự bảo hộ bao gồm mọi tác phẩm thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, được định hình dưới một dạng vật chất nhất định, không phân biệt hình thức và cách thức thể hiện.

            - Về các quyền được bảo hộ: Tuỳ thuộc vào các giới hạn, hạn chế và ngoại lệ cụ thể cho phép, các quyền sau đây phải được công nhận là các quyền độc quyền cho phép: quyền dịch thuật; quyền thực hiện phóng tác và chuyển thể tác phẩm; quyền trần thuật công cộng tác phẩm văn học; quyền truyền thông công cộng trình diễn các tác phẩm; quyền phát sóng (với khả năng là quốc gia thành viên chỉ quy định quyền trả thù lao phù hợp, thay vì quyền cho phép); quyền làm bản sao bằng bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào.

            - Về thời hạn bảo hộ: Nguyên tắc chung là bảo hộ trong suốt thời gian của cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Tuy nhiên, có những ngoại lệ như đối với các tác phẩm điện ảnh, thời hạn bảo hộ là 50 năm, tính từ khi tác phẩm được công bố hoặc từ khi tác phẩm được sáng tạo nếu tác phẩm chưa công bố. Đối với các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và các tác phẩm nhiếp ảnh, thời hạn bảo hộ tối thiểu là 25 năm kể từ khi tác phẩm được sáng tạo.

            Như vậy là bản quyền ở những ngành xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật vốn là cái gì xa xôi, khó định hình với Việt Nam, nay bỗng được quy định bởi khung pháp lý nhất định. Với việc tham gia công ước, hầu hết các ca sĩ, nhóm nhạc xuất bản đĩa nhạc đều phải bỏ lại những ca khúc nước ngoài do chưa được phép. Các nhà xuất bản thì không dấu nổi sự lo lắng về một tương lai sẽ không mua nổi bản quyền sách nước ngoài do giá sách tăng quá cao. Thậm chí, nhiều biên tập viên cho rằng, Công ước Berne thực chất chỉ bảo vệ cho quyền lợi của người nước ngoài, còn nước mình chỉ thấy mất nhiều hơn là được.

            Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến ngược lại. Những người hiểu luật thì lạc quan cho rằng: Ngày 26 - 10 - 2004 là ngày mở ra một tương lai sáng lạn cho văn học nghệ thuật. Bất cứ một ngành nào, khi có một công cụ pháp lý để bảo vệ, thì nó cũng sẽ trở nên một lĩnh vực cực kỳ quan trọng và khó bề xâm phạm, trục lợi. Thực hiện công ước có nghĩa là các nghệ sĩ, các nhà xuất bản có quyền sống đàng hoàng bằng những tác phẩm của mình. Thực tế cho thấy, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác, nếu muốn hội nhập với các nền văn hoá, khoa học thế giới. Công ước Berne là một “vòng kim cô” bình đẳng và an toàn mà chúng ta không có bất cứ lý do nào để từ chối. Điều này dễ nhận thấy qua “vụ án” âm nhạc đầu tiên của nhạc sĩ Bảo Chấn làm xôn xao giới âm nhạc Việt Nam. Rõ ràng, chúng ta không phải cứ yên tâm ngồi thu mình một chỗ và sáng tác, vì rất có thể, những gì ta đang làm đã có một ai đó làm trước chúng ta rồi. Mặc dù việc trùng hợp trong sáng tác nghệ thuật vẫn là một điều dễ xảy ra, nhưng trong thời đại mà lĩnh vực giải trí đã thành một ngành công nghiệp và mang tính toàn cầu thì việc “tự nhiên” chúng ta bị một nước nào đó trên thế giới khởi kiện vì đã vi phạm bản quyền sáng tác đã không thể xem thường như một “tai nạn nghề nghiệp”, mà đã trở thành điều lớn hơn: vi phạm "Công ước về bản quyền".

            Cũng như vậy, chỉ mới gần đây, chúng ta mới thấy xuất hiện trên thị trường những ca khúc độc quyền được nhạc sĩ sáng tác và “bán” lại cho một ca sĩ và chỉ có ca sĩ đó được quyền sử dụng. Đó chính là những dấu hiệu của sự ra đời ngành công nghiệp bản quyền. Nếu các nhà xuất bản “choáng váng” khi mới nghe giá bán bản quyền của một bài thơ 1.000 USD thì hãy hiểu rằng, khi chúng ta tôn trọng công ước, cái giá đó không phải là “từ trên trời rơi xuống”. Điều quan trọng hơn những quy chuẩn pháp lý là những cư xử văn minh và sự tôn trọng đối với người nghệ sĩ.

            Tương tự, ở lĩnh vực xuất bản sách. Theo quy định, các nhà xuất bản muốn dịch sách phải mua bản quyền. Hiện nay, sách chuyển ngữ vẫn giữ nguyên trong kế hoạch xuất bản của các nhà xuất bản. Tuy nhiên, tới đây, tốc độ khai thác sách nước ngoài sẽ giảm do thực hiện Công ước Berne phải nộp phí tác quyền, giá thành xuất bản sẽ đội lên, lượng sách dịch, sách in phải được cân đối cho phù hợp. Trước đây, cơ cấu giá thành sách dịch chỉ tính đến yếu tố dịch giả, không tính đến yếu tố bản quyền. Các nhà xuất bản cũng tỏ ra lo ngại vì gia nhập Công ước Berne thì các thủ tục giao dịch bản quyền sẽ phải làm theo tuần tự, sẽ thành quy chế. Việc này đòi hỏi phải có thời gian để làm quen. Những giao dịch thông thường trước đây sẽ thành những thương vụ chuyên nghiệp. Do đó rất cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước như Cục Bản quyền, Cục Xuất bản.

            Còn một vấn đề nữa vô cùng quan trọng. Có nhiều nhà xuất bản, nhà báo ở nước ngoài, trước khi muốn xuất bản hoặc đăng bài của mình, họ đều hỏi ý kiến của tác giả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người thản nhiên lấy sách của những tác giả ở Việt Nam xuất bản hoặc đăng báo ở nước ngoài đã “quên” hoặc “cố tình quên” làm các thao tác đó. Công ước Berne sẽ chấm dứt tình trạng bị “cướp trắng” này. Mặc dù vậy, vấn đề khá đau đầu đặt ra là những vụ kiện về tác quyền nếu xảy ra ở nước ngoài tốn rất nhiều tiền, có thể lên đến vài chục ngàn USD, các nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật lấy gì để trả cho công ty dịch vụ bảo vệ bản quyền để theo đuổi những vụ việc như thế. Ngược lại, cũng sẽ có nhiều nhà sáng tác ở nước ngoài sẽ kiện những nhà xuất bản, tác giả Việt Nam đã “chôm” tác phẩm của họ để phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là một khía cạnh mà các nhà quản lý văn hoá Việt Nam cần phải lưu ý vì tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra.

            Những vấn đề xoay quanh việc Việt Nam tham gia Công ước Berne - được và mất sẽ còn là chuyện dài kỳ, mà chắc chắn không chỉ dừng ở những bài học vỡ lòng.

sĩ, các nhà xuất bản có quyền sống đàng hoàng bằng những tác phẩm của mình. Thực tế cho thấy, chúng ta không còn sự lựa chọn nào khác, nếu muốn hội nhập với các nền văn hoá, khoa học thế giới. Công ước Berne là một “vòng kim cô” bình đẳng và an toàn mà chúng ta không có bất cứ lý do nào để từ chối. Điều này dễ nhận thấy qua “vụ án” âm nhạc đầu tiên của nhạc sĩ Bảo Chấn làm xôn xao giới âm nhạc Việt Nam. Rõ ràng, chúng ta không phải cứ yên tâm ngồi thu mình một chỗ và sáng tác, vì rất có thể, những gì ta đang làm đã có một ai đó làm trước chúng ta rồi. Mặc dù việc trùng hợp trong sáng tác nghệ thuật vẫn là một điều dễ xảy ra, nhưng trong thời đại mà lĩnh vực giải trí đã thành một ngành công nghiệp và mang tính toàn cầu thì việc “tự nhiên” chúng ta bị một nước nào đó trên thế giới khởi kiện vì đã vi phạm bản quyền sáng tác đã không thể xem thường như một “tai nạn nghề nghiệp”, mà đã trở thành điều lớn hơn: vi phạm "Công ước về bản quyền".

            Cũng như vậy, chỉ mới gần đây, chúng ta mới thấy xuất hiện trên thị trường những ca khúc độc quyền được nhạc sĩ sáng tác và “bán” lại cho một ca sĩ và chỉ có ca sĩ đó được quyền sử dụng. Đó chính là những dấu hiệu của sự ra đời ngành công nghiệp bản quyền. Nếu các nhà xuất bản “choáng váng” khi mới nghe giá bán bản quyền của một bài thơ 1.000 USD thì hãy hiểu rằng, khi chúng ta tôn trọng công ước, cái giá đó không phải là “từ trên trời rơi xuống”. Điều quan trọng hơn những quy chuẩn pháp lý là những cư xử văn minh và sự tôn trọng đối với người nghệ sĩ.

            Tương tự, ở lĩnh vực xuất bản sách. Theo quy định, các nhà xuất bản muốn dịch sách phải mua bản quyền. Hiện nay, sách chuyển ngữ vẫn giữ nguyên trong kế hoạch xuất bản của các nhà xuất bản. Tuy nhiên, tới đây, tốc độ khai thác sách nước ngoài sẽ giảm do thực hiện Công ước Berne phải nộp phí tác quyền, giá thành xuất bản sẽ đội lên, lượng sách dịch, sách in phải được cân đối cho phù hợp. Trước đây, cơ cấu giá thành sách dịch chỉ tính đến yếu tố dịch giả, không tính đến yếu tố bản quyền. Các nhà xuất bản cũng tỏ ra lo ngại vì gia nhập Công ước Berne thì các thủ tục giao dịch bản quyền sẽ phải làm theo tuần tự, sẽ thành quy chế. Việc này đòi hỏi phải có thời gian để làm quen. Những giao dịch thông thường trước đây sẽ thành những thương vụ chuyên nghiệp. Do đó rất cần sự hỗ trợ của cơ quan quản lý Nhà nước như Cục Bản quyền, Cục Xuất bản.

            Còn một vấn đề nữa vô cùng quan trọng. Có nhiều nhà xuất bản, nhà báo ở nước ngoài, trước khi muốn xuất bản hoặc đăng bài của mình, họ đều hỏi ý kiến của tác giả. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều người thản nhiên lấy sách của những tác giả ở Việt Nam xuất bản hoặc đăng báo ở nước ngoài đã “quên” hoặc “cố tình quên” làm các thao tác đó. Công ước Berne sẽ chấm dứt tình trạng bị “cướp trắng” này. Mặc dù vậy, vấn đề khá đau đầu đặt ra là những vụ kiện về tác quyền nếu xảy ra ở nước ngoài tốn rất nhiều tiền, có thể lên đến vài chục ngàn USD, các nhà văn, nhà báo, nhà dịch thuật lấy gì để trả cho công ty dịch vụ bảo vệ bản quyền để theo đuổi những vụ việc như thế. Ngược lại, cũng sẽ có nhiều nhà sáng tác ở nước ngoài sẽ kiện những nhà xuất bản, tác giả Việt Nam đã “chôm” tác phẩm của họ để phổ biến ở Việt Nam. Đây cũng là một khía cạnh mà các nhà quản lý văn hoá Việt Nam cần phải lưu ý vì tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra.

            Những vấn đề xoay quanh việc Việt Nam tham gia Công ước Berne - được và mất sẽ còn là chuyện dài kỳ, mà chắc chắn không chỉ dừng ở những bài học vỡ lòng./.

  • Tags: