Quốc tế nổi bật: Bài toán khó của Iran

Cái chết của ông Nasrallah khiến Hezbollah suy yếu đáng kể, tạo ra bài toán khó cho Iran khi muốn đối phó Israel nhưng cũng cần tránh để tình hình vượt kiểm soát.

Iran đối mặt bài toán khó

Phó tổng thống Javad Zarif 
Phó tổng thống Javad Zarif 

Israel đã hạ sát thủ lĩnh Hassan Nasrallah cùng các chỉ huy khác của Hezbollah trong đòn tập kích vào ngoại ô phía nam thủ đô Beirut của Lebanon đêm 27/9. Cái chết của ông Nasrallah khiến Hezbollah suy yếu đáng kể, tạo ra bài toán khó cho Iran khi muốn đối phó Israel nhưng cũng cần tránh để tình hình vượt kiểm soát.  Khi được hỏi Iran có cân nhắc can thiệp xung đột Hezbollah - Israel hay không, Phó tổng thống Javad Zarif trả lời Tehran cảnh giác trước nguy cơ rơi vào "bẫy của Israel", được giăng ra nhằm kéo các bên khác vào xung đột, trong đó có Mỹ.

Hezbollah nằm trong "trục kháng chiến", gồm các nhóm vũ trang ở Iraq, Syria, Lebanon, Gaza và Yemen, được Iran xây dựng và dẫn dắt trong nhiều thập kỷ qua. Mục tiêu chính của trục là chống lại ảnh hưởng của Israel và phương Tây ở Trung Đông. Iran là thành viên duy nhất của trục là một quốc gia. Do đó, Iran sẽ tổn thất nặng nề nhất nếu tham chiến.

Hai ứng cử viên tổng thống Mỹ bám đuổi sát nút ở các bang chiến trường

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump.

 

Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đang trong cuộc đua sít sao hơn tại các chiến trường ở Michigan và Wisconsin so với những tuần trước - theo cuộc thăm dò mới do tờ New York Times và Siena College tiến hành. Đây cũng là nhà khảo sát dư luận được đánh giá là có độ chính xác cao nhất ở Mỹ.

Theo tờ New York Times, cuộc thăm dò cho thấy lợi thế của bà Harris từ đầu tháng 8 đã bị thu hẹp đôi chút do sức mạnh bền bỉ của ông Trump về các vấn đề kinh tế, một diễn biến có khả năng gây lo ngại cho ứng cử viên đảng Dân chủ vì nền kinh tế vẫn là vấn đề quan trọng nhất để giành sự ủng hộ của cử tri.

Mỹ và Đức rút nhân viên ngoại giao ở Liban về nước

hông kích của Israel tại Beirut
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 28/9/2024.

 

Bộ Ngoại giao Mỹ đã chỉ thị một số nhân viên tại Đại sứ quán nước này ở Beirut cùng thân nhân rời khỏi Liban trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông sau cuộc tấn công của Israel làm thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah thiệt mạng. Cùng ngày, Đức thông báo sẽ đưa các nhà ngoại giao nước này ở Liban và gia đình của họ về nước, đồng thời cắt giảm biên chế tại các phái bộ ở Israel, Liban và Bờ Tây.

Mỹ xem xét điều chỉnh lực lượng ở Trung Đông

Tổng thống Mỹ Joe Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden

Ông Biden vừa chỉ đạo Lầu Năm Góc "đánh giá và điều chỉnh nếu cần thiết" trạng thái của lực lượng Mỹ ở Trung Đông, khi căng thẳng leo thang trong khu vực nhằm tăng cường răn đe, đảm bảo an toàn cho lực lượng và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu của lực lượng Mỹ.

Ông Biden cũng yêu cầu đảm bảo các đại sứ quán Mỹ ở Trung Đông thực hiện mọi biện pháp bảo vệ phù hợp. Theo Nhà Trắng, Tổng thống Biden và Phó tổng thống Kamala Harris đã được báo cáo nhiều lần trong ngày về những diễn biến mới nhất ở Trung Đông.

Nga quyết sửa đổi học thuyết hạt nhân

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov,
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov,

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, căng thẳng quốc tế gia tăng và sự tham gia tích cực của các cường quốc hạt nhân vào cuộc xung đột ở Ukraine là những yếu tố chính dẫn tới việc Nga sửa đổi học thuyết hạt nhân. Ngoài ra, tình hình địa chính trị thay đổi và các mối đe dọa từ việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường sự hiện diện quân sự gần biên giới Nga cũng là một nguyên nhân.

Trước đó, ông Peskov khẳng định Nga sẽ sớm chính thức hóa học thuyết hạt nhân sửa đổi. Những thay đổi chính trong học thuyết hạt nhân mới gồm: Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công bằng tên lửa thông thường và bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào Nga được một cường quốc hạt nhân hỗ trợ sẽ bị coi là cuộc tấn công chung.

Tân Chủ tịch LDP dự kiến giải tán Hạ viện trong tháng 10

Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền mới ở Nhật Bản, Shigeru Ishiba
Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền mới ở Nhật Bản, Shigeru Ishiba

Lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền mới ở Nhật Bản, Shigeru Ishiba, người chắc chắn sẽ trở thành Thủ tướng tiếp theo, đã quyết định giải tán Hạ viện nước này vào tháng 10 tới để tổ chức bầu cử sớm nhằm tìm kiếm sự ủy nhiệm của công chúng. Ttrong trường hợp đó, cuộc tổng tuyển cử có thể được tổ chức sớm nhất là vào ngày 27/10 tới, mặc dù cũng có khả năng diễn ra vào ngày 10/11, vì ông Ishiba rất muốn tranh luận tại Quốc hội với các đảng đối lập trước khi giải tán Hạ viện.

Mỹ phác thảo kế hoạch rút quân khỏi Iraq

 

Binh sĩ Mỹ
Binh sĩ Mỹ

Theo tuyên bố chung do Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 27/9, Washington sẽ kết thúc nhiệm vụ quốc tế tại Iraq trong một năm tới. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Trung Đông khi cuộc chiến Israel - Hezbollah đe dọa mở rộng xung đột ở Gaza.

Mối quan hệ quốc phòng Mỹ - Iraq sau đó sẽ chuyển từ liên minh sang mối quan hệ an ninh song phương mở rộng. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong 12 tháng tới, kết thúc muộn nhất là vào tháng 9/2025. Tuy nhiên, tuyên bố cho biết thêm lực lượng liên quân sẽ tiếp tục đóng tại các khu vực giàu dầu mỏ ở Syria cho đến ít nhất là tháng 9/2026 để "ngăn chặn sự quay trở lại của mối đe dọa khủng bố ISIS".

Xuân An (t/h)