Quốc tế nổi bật: "Nắn gân" Mỹ - Hàn

Triều Tiên lại vừa phóng nhiều quả tên lửa không xác định, sau vụ phóng hồi tuần trước. Đây được xem như lời cảnh cáo Hàn Quốc vì kế hoạch tập trận chung với Mỹ cũng như mua máy bay chiến đấu tối tân từ Washington.

- Vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên diễn ra chỉ 6 ngày sau khi Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, cũng từ khu vực trên, về phía biển Nhật Bản. Giới phân tích nhận định các vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên dường như nhằm thể hiện sự bất mãn với cuộc tập trận quân sự chung giữa Mỹ và Hàn Quốc vào tháng tới. Phóng tên lửa cũng là một trong những cách hiếm hoi để Triều Tiên thúc đẩy chính quyền Tổng thống Donald Trump phá vỡ thế bế tắc của các cuộc đàm phán hạt nhân đang bị đình trệ.

chu tich trieu tien
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi vụ phóng tên lửa hôm 26/7 (Ảnh: KCNA)

 

- Ấn Độ vừa ký hợp đồng mua một lượng lớn tên lửa không đối không R-27 của Nga nhằm trang bị cho chiến đấu cơ của Không quân nước này. Hợp đồng trị giá 15 tỷ rupee (khoảng 5.000 tỷ VND), hãng tin TASS dẫn nguồn tin từ cơ quan hợp tác quân sự Nga cho hay.

- Mỹ dự kiến trong tuần này sẽ thông báo gia hạn miễn trừng phạt đối với 5 chương trình hạt nhân của Iran, theo đó cho phép Nga, Trung Quốc và các nước châu Âu tiếp tục hợp tác hạt nhân dân sự với Tehran.

my - iran

 

- Hàn Quốc lên tiếng cảnh báo nước này sẽ đáp trả cứng rắn nếu Nhật Bản không hủy bỏ các biện pháp hạn chế xuất khẩu nguyên liệu công nghệ cao sang Seoul. Nếu Nhật Bản không hủy bỏ những biện pháp này hoặc khiến tình hình xấu hơn, Seoul sẽ đáp trả mạnh mẽ bằng mọi phương thức có thể.

- Hãng thông tấn Mehr của Iran cho biết trong chuyến thăm của Tư lệnh Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran Khanzadi tới Nga, các bên đã thảo luận về vấn đề tập trận quân sự chung. Các cuộc diễn tập hải quân hai nước sẽ được tổ chức ở các khu vực khác nhau của Ấn Độ Dương, cũng như ở Vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz.

Hossein Khanzadi
Hossein Khanzadi, Tư lệnh Hải quân Cộng hòa Hồi giáo Iran

 

- Hội đồng quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, nước này có kế hoạch thiết lập một khu vực an ninh dọc biên giới với Syria. Vấn đề thiết lập vùng đệm ở biên giới Thổ Nhĩ Kỳ với Syria được đưa ra thảo luận lần đầu tiên vào năm 2013. Một số giải pháp đã được xem xét, bao gồm vùng cấm bay và vùng an ninh trên lãnh thổ Syria dành cho người tị nạn. 

- Tổng thống Tổng thống Donald Trump mới đây đã bất ngờ gửi Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un món quà kỷ niệm chuyến thăm Triều Tiên ngắn ngủi vào tháng 6, cho dù cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai nước vẫn chưa đi đến đâu. Đây là những bức ảnh được nhiếp ảnh gia Nhà Trắng chụp trong cuộc gặp giữa ông Trump và nhà lãnh đạo Kim tại DMZ ở biên giới liên Triều hồi cuối tháng 6.

trump-kim
Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

 

- Ireland sẽ không để nước này bị "lép vế" trong các cuộc đàm phán về việc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit. Đây là khẳng định của Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đưa ra trong bài phỏng vấn đăng ngày 31/7.

- Iran sẵn sàng đối thoại nếu Saudi Arabia cũng sẵn sàng, đây là khẳng định mà Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đưa ra ngày 31/7. "Nếu Saudi Arabia sẵn sàng đối thoại, chúng tôi luôn sẵn sàng làm như vậy với các nước láng giềng." Ông Zarif nhấn mạnh Iran chưa bao giờ và sẽ không bao giờ đóng cánh cửa đối thoại.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif

 

Thanh Xuân (tổng hợp)