Theo
các kế hoạch trên, các chi nhánh trực thuộc của Samsung sẽ tự đưa ra các quyết
định kinh doanh thông qua cuộc họp Ban Giám đốc của chính các chi nhánh này,
trong khi Tập đoàn Samsung sẽ ngừng cuộc họp hàng tuần của các quan chức hàng đầu.
Nhiều quan chức của Samsung cho biết sau khi ban chiến lược tương lai bị giải
thể, các ban giám đốc của các chi nhánh trực thuộc tập đoàn này sẽ tiến hành cải
tổ nhân sự. Vào tuần trước, Samsung Electronics Co. cũng đã thông qua một quy định
nhằm làm minh bạch hơn công tác quyên tặng của tập đoàn này.
Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Choi Gee-sung và người đứng đầu ban chiến lược
tương lai Chang Choong-ki đã từ chức. Ban này bao gồm khoảng 200 quan chức xuất
sắc nhất được lựa chọn từ các chi nhánh của Samsung, có nhiệm vụ chính là xử lý
các vấn đề liên quan đến chính phủ.
Phát biểu với các nghị sỹ hồi tháng 12/2016, Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee
Jae-Yong tuyên bố sẽ giải thể ban này khi bị cho là có dính líu đến vụ bê bối
đã khiến Tổng thống Park Geun-hye bị Quốc hội luận tội vào đầu tháng đó.
Cũng trong ngày 28/2, nhóm công tố viên Hàn Quốc thông báo ông Lee Jae-Yong và
4 giám đốc hàng đầu của tập đoàn Samsung đã chính thức bị truy tố với nhiều tội
danh, trong đó có hối lộ và tham ô.
Người phát ngôn của nhóm công tố viên đặc biệt Lee Kyu-chul cho biết nhóm này
đã truy tố Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung Lee Jae-Yong vì các tội danh hối lộ,
tham ô và che giấu tài sản ở nước ngoài... cũng như khai man trước tòa. Trong
khi đó, 4 quan chức hàng đầu của Samsung cũng bị truy tố với các tội danh tương
tự, trừ tội khai man trước tòa.
Hiện 3 giám đốc vừa bị truy tố của Samsung đã tuyên bố từ chức. Vụ bắt giữ ông
Lee vào đầu tháng 2/2017 đã giáng đòn mạnh vào hình ảnh của tập đoàn điện tử
này.
Samsung công bố kế hoạch cải tổ giữa tâm bão
TCCT
Tập đoàn Samsung ngày 28/2 đã công bố một loạt kế hoạch cải tổ cơ cấu điều hành, trong đó có việc giải thể ban chiến lược tương lai vốn vẫn đóng vai trò là đầu não quyết định các chính sách của tập đo