Trong thời gian gần đây, giá các loại hàng hoá cơ bản trên toàn cầu từ dầu mỏ đến kim loại đồng đã tăng mạnh, chạm mức cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây và gợi ra dự báo về một “siêu chu kỳ tăng giá” mới đối với các loại hàng hoà cơ bản. Đà tăng mạnh của giá hàng hoá đang mở ra triển vọng tích cực đối với các đồng tiền của những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản.
Tuy nhiên, đồng nội tệ của các quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hoá hiện đang đối mặt với nhiều thách thức khi các đồng tiền chủ chốt trên thế giới liên tục tăng giá. Bên cạnh đó, việc lợi suất trái phiếu Chính phủ Hoa Kỳ tăng mạnh trong thời gian gần đây đã gây tác động đến các thị trường tài chính trên toàn cầu.
Dưới đây là các biểu đồ diễn giải mối quan hệ giữa giá hàng hoá và diễn biến các đồng tiền của những quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản.
Triển vọng của các đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi
Sau khi rơi xuống mức đáy vào năm 2020 khi xảy ra cuộc chiến giá dầu thô giữa Nga và Ả-rập Xê-út cũng như sụt giảm nhu cầu vì đại dịch Covid-19, giá dầu thô thế giới hiện đã tăng gấp ba lần, lên sát ngưỡng 70 USD/thùng so với mức giá dưới 20 USD/thùng vào cuối tháng 4/2020. Nền tảng tài chính của Nga và Ả-rập Xê-út đều phụ thuộc mạnh vào giá dầu thô trên thị trường.
Diễn biến giá các loại hàng hoá cơ bản như dầu thô, quặng sắt và kim loại đồng đóng vai trò quan trọng đối với triển vọng của nhiều đồng tiền trên thế giới, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản như đồng Ruble của Nga, đồng Rand của Nam Phi và đồng Real của Brazil.
Tuy nhiên, việc giá hàng hoá cơ bản tăng vọt không đồng nghĩa với việc đồng tiền các nền kinh tế mới nổi tăng giá trong giai đoạn hiện tại. Triển vọng của các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi đang bị chi phối bởi nhiều yếu tố đan xen phức tạp.
Trong đó, việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 diễn ra không đồng đều, chậm hơn so với các nền kinh tế phát triển khiến việc sớm mở cửa nền kinh tế trở lại của các nền kinh tế mới nổi gặp nhiều thách thức, ảnh hưởng xấu đến triển vọng phục hồi kinh tế hậu đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó việc tung ra các gói kích thích kinh tế nhằm chống lại các tác động của dịch bệnh cũng làm gia tăng gánh nặng nợ của một số nền kinh tế mới nổi. Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị gia tăng như tại Ả-rập Xê-út cũng gây tác động đến triển vọng của một số đồng tiền.
Ông Aaron hurd, giám đốc cấp cao phụ trách danh mục đầu tư tiền tệ tại State Street Global Markets (Hoa Kỳ), nhận định diễn biến của các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn vừa qua đã phản ánh rủi ro đối với phục hồi kinh tế cũng như rủi ro nợ, rủi ro tài khoá của các quốc gia này đang tăng lên.
Các siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá trong quá khứ
Theo nghiên cứu của tập đoàn tài chính Morgan Stanley (Hoa Kỳ), so với các siêu chu kỳ tăng giá hàng hoá cơ bản trong quá khứ thì các đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi đang có khởi đầu tăng giá chậm hơn rõ rệt.
Sự phục hồi của giá hàng hoá cơ bản sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 cũng như các đợt tăng mạnh giá hàng hoá cơ bản hồi cuối năm 2010, 2014 và 2015 thường kéo dài trong vòng 21 tuần.
Qua mỗi đợt phục hồi, giá các loại hàng hoá cơ bản tăng trung bình khoảng 15%. Điều này kéo theo các đồng tiền của những quốc gia phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản tăng thêm khoảng 7% - 8% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi tăng giá thêm từ 1% - 4% tuỳ thuộc vào từng khu vực.
Ông James Lord, chiến lược gia bộ phận ngoại hối của Morgan Stanley, cho biết kết thúc chu kỳ 21 tuần của đợt tăng giá hàng hoá cơ bản lần này, giá các loại hàng hoá cơ bản đã tăng khoảng 15%. Tuy nhiên, các loại tiền tệ, đặc biệt là các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi có diễn biến kém, theo ông James Lord.
Qua mỗi đợt phục hồi, giá các loại hàng hoá cơ bản tăng trung bình khoảng 15%. Điều này kéo theo các đồng tiền của những quốc gia phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản tăng thêm khoảng 7% - 8% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi tăng giá thêm từ 1% - 4% tuỳ thuộc vào từng khu vực.
Ông James Lord, chiến lược gia bộ phận ngoại hối của Morgan Stanley, cho biết kết thúc chu kỳ t21 tuần của đợt tăng giá hàng hoá cơ bản lần này, giá các loại hàng hoá cơ bản đã tăng khoảng 15%. Tuy nhiên, các loại tiền tệ, đặc biệt là các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi có diễn biến kém, theo ông James Lord.
Dữ liệu cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 4/2020 đến nay, chỉ số giá các loại hàng hoá cơ bản đã tăng 55,4% nhưng chỉ số tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản chỉ tăng 13,4%; mức tăng này thấp hơn của mức tăng của chỉ số tiền tệ khối G10 (10 quốc gia tham gia Hiệp định chung về cho vay – GAB).
Chỉ số tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu hàng hoá cơ bản bao gồm đồng Real của Brazil, đồng Rup của Nga, đồng Rand của Nam Phi, đồng Peso của Colombia, đồng Peso của Chile).
Các dữ liệu mới nhất cũng cho thấy giới đầu tư đang rút khỏi thị trường tiền tệ của các nền kinh tế mới nổi trong những tuần gần đây. Nhiều ngân hàng đầu tư lớn trên thế giới như Morgan Stanley và JPMorgan đã chuyển sang vị thế thận trọng hơn đối với các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi.