“Như chúng ta đều biết, Luật Chống bán phá giá/ trợ giá được ban hành, nhằm mục đích bảo hộ nền sản xuất trong nước của Hoa Kỳ. Do đó, xét về thực tế, các quy định tại Chương VII, Luật Thuế quan Hoa Kỳ chỉ là sự “luật hoá” một cách “kỹ thuật”, thông qua việc quy định hàng loạt các vấn đề nhằm mục đích áp đặt đối với các nước được coi là có nền kinh tế phi thị trường NME. Một điểm cần lưu ý rằng, đối với các nước (NME), thì việc giành thắng lợi một cách tuyệt đối theo đúng nghĩa của nó trong các vụ kiện phá giá/trợ giá là điều rất khó xảy ra. Thực tế đã chứng minh rằng, kể từ khi ban hành đạo luật này, chưa có một nước NME nào giành thắng lợi tuyệt đối trong các vụ kiện phá giá!”, LS. Lê Thanh Sơn phân tích.
Theo con số thống kê của Uỷ ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC), trong những năm 1980 - 2001, ITC đã giải quyết 1.430 vụ kiện chống bán phá giá/trợ giá theo quy định Luật Thuế quan Hoa Kỳ năm 1930, với giá trị nhập khẩu lên tới 54 tỷ USD. Trong đó 37% tổng số vụ kiện được ITC khẳng định về nội dung khiếu nại và buộc phải áp dụng quyết định mức thuế chống bán phá giá/ trợ giá; 40% tổng số vụ kiện được ITC ra quyết định phủ quyết đơn khởi kiện và 23% số vụ còn lại do Bộ Thương mại (DOC) ra quyết định chấm dứt hoặc đình chỉ điều tra hoặc phủ quyết đơn kiện. Qua con số thống kê nêu trên, có thể rút ra một kết luận rằng, có tới 63% tổng số các vụ kiện có kết quả cuối cùng là có lợi cho các bị đơn.
Thực tế đã chứng minh rằng, kể từ khi luật này ra đời, chỉ có 3 vụ mà phần thắng thuộc về các nước NME, trong đó có 2 vụ kiện quạt điện của Trung Quốc và một vụ kiện về Uranium của Liên Xô (cũ). Đặc biệt, trong 2 vụ kiện về bán phá giá quạt điện của Trung Quốc, vụ thứ nhất được DOC ra quyết định ngày 25/10/1991 áp dụng mức thuế rất thấp đối với sản phẩm quạt điện Trung Quốc. Cụ thể, mức thuế thấp nhất đối với quạt bàn là 0% và cao nhất là 10,22%, mức thuế thấp nhất đối với quạt trần là 0% và cao nhất là 10,47%. Đối với vụ kiện thứ hai được DOC ra quyết định ngày 5/6/1992 phủ quyết đơn khởi kiện, như vậy phần thắng kể như thuộc về Trung Quốc. Đối với vụ kiện chống bán phá giá Uranium của Liên Xô (cũ) vào tháng 12 năm 1991, hai bên đã đưa ra được một Thoả thuận Đình chỉ, trong đó phần lợi thế nghiêng về phía Liên Xô (cũ). Kể từ đó đến nay, chưa có một vụ kiện nào mà phần thắng thực sự nghiêng về các nước NME, mặc dù đã có rất nhiều các vụ kiện xảy ra.
Thế nào là thắng trong vụ kiện phá giá tôm Việt Nam, theo LS Lê Thanh Sơn, qua phân tích nêu trên, có thể hiểu rằng, thắng lợi trong vụ kiện bán phá giá tôm Việt Nam được hiểu như sau: ITC hoặc DOC ra quyết định chấm dứt hoặc đình chỉ hoặc phủ quyết đơn khởi kiện; DOC ra quyết định áp dụng một mức thuế thấp có thể chấp nhận được đối với mặt hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ.
“Ngày 08/11/2002, DOC đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước NME để áp dụng trong vụ kiện cá ba sa Việt Nam. Theo ý kiến của một số luật sư Hoa Kỳ là những người đã từng giúp cho Trung Quốc và Liên Xô (cũ) giành thắng lợi trong 3 vụ kiện nêu trên, thì việc chứng minh theo các tương tự như vụ kiện phá giá quạt điện của Trung Quốc chính là giải pháp tối ưu nhất đối với Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Các luật sư này cũng cho rằng, nếu kết quả cuối cùng đạt được đối với vụ kiện này của Việt Nam là các mức thuế áp dụng được chi làm 3 mức như sau: từ 0% đến 5%; từ 5% đến 10% và từ 10% đến dưới 20% đối với các bị đơn bắt buộc và các bị đơn tự nguyện của Việt Nam, thì được coi như là thắng lợi!”, LS Lê Thanh Sơn dự báo.
Thế nào là thua trong vụ kiện này? Cũng theo ý kiến của các luật sư nêu trên, thì nếu thua trong vụ kiện này, Việt Nam sẽ thua theo cấp số nhân (ba lần thua). Cụ thể phân tích như sau: Một mức thuế cao trên 20% sẽ được áp dụng đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam, làm giảm đi đáng kể khả năng cạnh tranh và thị phần tôm Việt Nam so với tôm nội địa Hoa Kỳ; Khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam sẽ giảm đi đáng kể khả năng cạnh tranh và thị phần tôm Việt Nam so với tôm nội địa Hoa Kỳ: Khả năng cạnh tranh của tôm Việt Nam sẽ giảm đi đáng kể (do phải tăng giá) so với các đối thủ cạnh tranh là những nước cùng bị kiện, như Trung Quốc, Thái Lan và đương nhiên, thị phần của tôm Việt Nam cũng vì thế mà giảm tại thị trường Hoa Kỳ; Tổng giá trị sản lượng Tôm từ Việt Nam nhập khẩu vào Hoa kỳ lớn hơn gấp 10 lần so với cá ba sa, do vậy về giá trị tuyệt đối, ngành tôm Việt Nam sẽ thiệt hại gấp nhiều lần so với thiệt hại về cá ba sa.
Để có thể giành được thắng lợi trong vụ kiện này, đương nhiên, việc chuẩn bị cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ta cần phải được tiến hành kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trên hết, điều mà Việt Nam cần lúc này là một luật sư biết vạch cho họ những bước đi sáng suốt, bởi thất bại từ vụ kiện cá ba sa đã làm cho công việc của chúng ta khó khăn lên bội phần. Chúng ta không được đi ngược lại những gì chúng ta đã từng chứng minh trong vụ kiện bán phá giá trước, nhưng cần tiếp cận theo hướng thông minh, được xử lý khéo hơn (đương nhiên không được hiểu là sự cố gắng một cách phí thời gian).
Vấn đề còn lại là khả năng vượt trội của người Luật sư trong việc giải trình, nhằm vô hiệu các quy định mang tính kỹ thuật đó. Công việc này rất khó, nhưng không phải là không thể làm được.
Hiểu thế nào về thắng - thua trong vụ kiện bán phá giá tôm?
TCCT
Ông Lê Thanh Sơn, Luật sư điều hành AIC cho biết, đến nay, đã có hàng chục hãng luật trong và ngoài nước đề nghị được làm luật sư đại diện và tư vấn cho phía Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá tôm, đồ