Đổi mới hoạt động quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KHCN sau đại học

Cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) với sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ điện tử, tự động hoá, công nghệ vật liệu,.. đã và đang tác động mạnh mẽ đến tất cả các

1. Hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực KH&CN sau đại học trong thời gian qua:
Quá trình hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực KH&CN có trình độ sau đại học ở nước ta có thể chia thành ba giai đoạn chính:
- Giai đoạn 1 (1954-1975): Đây là giai đoạn mà miền Bắc đã được giải phóng, cả nước vừa tiến hành xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ để thống nhất đất nước. Với sự giúp đỡ to lớn về tinh thần và vật chất của Liên Xô (cũ) và các nước XHCN anh em khác, chúng ta đã tranh thủ cử cán bộ khoa học, kỹ thuật thuộc tất cả các ngành, các lĩnh vực đi đào tạo tại các nước bạn (trong đó có cả đào tạo sau đại học) để xây dựng nền tảng KH&CN của nước nhà. Trong giai đọan này, chúng ta đã có hàng vạn sinh viên, nghiên cứu sinh được các nước XHCN anh em nhận đào tạo và đây là đội ngũ cán bộ khoa học chủ chốt của đất nước hiện nay.
- Giai đoạn 2 (1976-1990): Là giai đoạn phát triển rực rỡ về đào tạo nhân lực KH&CN sau đại học của nước ta. Trong điều kiện đất nước thống nhất và hoà bình, với sự ủng hộ của hệ thống XHCN, hàng ngàn nghiên cứu sinh và thực tập sinh đã được cử đi đào tạo tại các nước bạn để bổ sung nguồn nhân lực KH&CN cho đất nước. Đồng thời, trong nước cũng chính thức mở đào tạo trên đại học. Đội ngũ cán bộ sau đại học được đào tạo tại các nước bạn đã có những đóng góp to lớn trong việc phát triển KH&CN của đất nước.
- Giai đoạn 3 (từ 1991 đến hiện nay): Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự sụp đổ của các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô (cũ), chấm dứt một nguồn tài trợ lớn, làm gián đoạn các quan hệ hợp tác KH&CN truyền thống, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và chuyển đổi theo hướng đa dạng hoá và đa phương hoá trong quan hệ hợp tác quốc tế về KH&CN nói chung và về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học nói riêng.
Đến tháng 12/2000, nước ta có trên 1.477.000 người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Nếu chỉ tính riêng số nhân lực KH&CN có trình độ cao, theo cuộc Tổng điều tra dân và nhà ở ngày 1/4/1999, nước ta có trên 10.000 thạc sĩ và 13.500 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học (610 tiến sĩ khoa học). Trong đó có khoảng 6.500 người được đào tạo ở nước ngoài. Hầu hết các cán bộ đầu ngành của các lĩnh vực khoa học đều được đào tạo rất cơ bản tại các trường đại học và viện nghiên cứu ở nước ngoài. Đây là một lợi thế rất lớn của chúng ta trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN của đất nước. Tuy nhiên, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đòi hỏi phải có những phát triển mạnh mẽ hơn nữa đội ngũ cán bộ KH&CN có trình độ sau đại học, mà điều đó chúng ta chỉ có thể đạt được thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học ở trong nước, đồng thời phải có giải pháp đổi mới hình thức đào tạo, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế.

2. Các giải pháp đổi mới hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN:
a. Xây dựng chiến lược hợp tác quốc tế về đào tạo nhân lực KH&CN sau đại học.
Chúng ta phải xây dựng được một chiến lược hợp tác quốc tế về KH&CN, trong đó có đào tạo về nhân lực KH&CN sau đại học. Trên cơ sở so sánh những mặt mạnh, mặt yếu về tiềm lực KH&CN của nước ta với các đối tác nước ngoài mà đề ra các chương trình và các kế hoạch hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học cho đất nước.
b. Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hợp tác quốc tế của các cấp, các ngành, nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của tập thể và cá nhân trong hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học.
Tình hình hiện nay đòi hỏi các cấp lãnh đạo, cá nhân các nhà khoa học phải năng động trong việc phát triển hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học. Trong những năm qua, kết quả hợp tác phụ thuộc rất nhiều vào tính chủ động, năng động của các cấp lãnh đạo cũng như của các nhà khoa học. Tính chủ động, năng động trong việc phát triển hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học phải được thể hiện ở những điểm sau:
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền các kết quả nghiên cứu khoa học của các cán bộ và cơ quan KH&CN tới mọi đối tượng bằng nhiều hình thức (gửi tài liệu, tạp chí xuất bản bằng tiếng Anh, giới thiệu các cơ quan và cán bộ KH&CN trong nước và ngoài nước; trao đổi học thuật và các kết quả nghiên cứu…) để mở rộng các quan hệ hợp tác, trong đó hợp tác về đào tạo nhân lực sau đại học.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế: Đây là một hoạt động khoa học hết sức quan trọng. Qua các hội nghị, hội thảo quốc tế, các nhà khoa học trong nước có thể biết được các kết quả nghiên cứu khoa học mới, tiếp xúc, trao đổi và tìm ra những vấn đề và hai bên cùng quan tâm để phát triển hợp tác nghiên cứu và đào tạo. Hội nghị, hội thảo cũng là nơi để các cán bộ khoa học trẻ có thể tìm được người hướng dẫn, giúp đỡ nghiên cứu và tìm các nguồn tài trợ nước ngoài cho công việc học tập, nghiên cứu của mình.
- Tăng cường mối liên hệ với các cơ quan chức năng của Nhà nước có liên quan đến hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực KH&CN sau đại học là việc cần thiết đối với các cơ quan KH&CN để có thể tạo sự chủ động trong đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, vì các cơ quan này được Nhà nước giao nhiệm vụ hợp tác quốc tế và đào tạo nguồn nhân lực KH&CN.
- Tăng cường khai thác mạng Internet: Hiện nay, việc truy cập Internet để khai thác thông tin là một việc làm không thể thiếu đối với các nhà khoa học. Một số nhà khoa học của ta khai thác có hiệu quả mạng Internet để tìm các hướng nghiên cứu phù hợp, các xuất học bổng và các tổ chức tài trợ. Tuy vậy, hiện nay, ở nước ta không phải tất cả các nhà khoa học đều có thể tiếp cận được với mạng Internet. Vì vậy, cần tăng cường đầu tư kinh phí nối mạng để tất cả các nhà khoa học có thể sử dụng mạng Internet phục vụ cho các mục đích trên.
- Tranh thủ sự giúp đỡ của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế trong và ngoài nước.  Các cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Việt Nam, đại diện của các tổ chức quốc tế chính phủ và phi chính phủ là những tổ chức có thể cung cấp thông tin chính xác về các đối tác nước ngoài và tư vấn, hỗ trợ thúc đẩy các quan hệ hợp tác của các cơ quan KH&CN trong nước với các đối tác nước ngoài. Văn phòng đại diện của các tổ chức quốc tế ở Việt Nam còn là những cơ quan hỗ trợ về tài chính cho các xuất học bổng, các đề án hợp tác khoa học. Các cơ quan đại diện cho Việt Nam ở nước ngoài cũng có thể có những đóng góp tích cực cho việc phát triển các quan hệ hợp tác với nước ngoài nếu biết phát huy đúng vai trò của nó.
c. áp dụng chế độ ưu đãi nhằm thu hút các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài về nước tham gia nghiên cứu khoa học, tư vấn về chính sách KH&CN, đào tạo, chuyển giao công nghệ.
Những năm qua, chúng ta đã thực hiện tốt chính sách thu hút các nhà khoa học Việt Kiều về nước để giúp đỡ xây dựng và phát triển tiềm lực KH&CN của đất nước và đã thu được những kết quả nhất định. Trong thời gian tới, chúng ta cần chú ý phát huy hơn nữa để phát triển nền KH&CN nói chung và nguồn nhân lực có trình độ cao hơn nói riêng.
d. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo: Đào tạo ở nước ngoài, đào tạo tại chỗ, mời chuyên gia sang giảng dạy, xây dựng các dự án quốc tế về đào tạo nhân lực KH&CN.
Vì nhu cầu đào tạo rất lớn và nguồn kinh phí cho đào tạo không thể đáp ứng nổi, nên chúng ta không thể đào tạo được tất cả cán bộ ở nước ngoài. Do đó, hình thức đào tạo ở trong nước bằng nguồn kinh phí nước ngoài là một hình thức rất phù hợp. Mô hình tổ chức các khoá học quốc tế ở nhiều địa điểm trong cả nước dành cho các cán bộ KH&CN trẻ đã chứng minh sự đúng đắn của nó. Nhờ có hình thức này, một số lượng lớn các cán bộ KH&CN trẻ của các cơ quan KH&CN trong cả nước đã có cơ hội tham gia các khoá đào tạo. Ngoài ra, việc tăng cường thu hút các chuyên gia giỏi của nước ngoài vào nghiên cứu giảng dạy, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm… cũng là một giải pháp hết sức quan trọng.

  • Tags: