Ngày 19-5, ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, tôi viết (do đọc, nghe) một số hình ảnh, câu chuyện sống vui ở Người với cuộc đời.
Bác vui trong cuộc sống, Bác phê phán diễn viên “chim chích choè" khi em và các bạn vào thăm nhà Bác, em nói nhiều quá (buôn chuyện), Bác chỉ lọ hoa hỏi: Bình hoa có mấy bông hoa? Em nhí thấy có ba bông. Nhận ra lỗi, em nói ít, tiếng nhẹ hơn.
Khi làm visa đi Pháp, hải quan ta hỏi tên cha Bác (cụ Nguyễn Sinh Sắc, hiện an nghỉ ở Cao Lãnh, Đồng Tháp, bàn thờ cụ hình bông sen nghiêng xuống khách đến viếng), Bác vui vẻ nói: Bác là Hồ Chí Minh, cha Bác là Hồ Chí Thông!
Văn phong Hồ Chí Minh mẫu mực của tiếng Việt, Bác phê phán cách nghĩ, viết; chữ thiếu dấu ở Nhà máy cơ khí Gia Lâm, thành... "Nhà mày có khỉ già lắm". Bác nói với các nhà báo: Viết cho ai? Viết như thế nào ? Bác từng nhắc nhở tác giả bài báo (xạo) viết về con trăn có đường kính to bằng bánh xe đạp!
Hồ Chí Minh gần gũi với đời sống nhân dân, chúng ta có thể nhận thấy ở những bài thơ của Bác trong tập “Nhật ký trong tù” những bài thơ ở chiến khu Việt Bắc, thơ xuân, và nhiều câu chuyện về cuộc đời Bác,...thể hiện lạc quan cách mạng, hài hước nhẹ nhàng.Thế hệ cha ông chúng ta được sống làm việc, được nghe nhiều chuyện sống vui của Bác Hồ. Tôi nghĩ phần ngôn ngữ (nói) đã hay, còn hành động, phong cách rất đẹp mà chúng ta chưa biết nhiều hơn nữa.
Bác ở Nhà sàn, qua phủ Chủ tịch làm việc, đi trên con đường cây kỷ niệm của bạn bè, của Kinh thành Thăng Long. Một hôm Bác gọi anh bảo vệ mời Thủ tướng sang làm việc. Anh bảo vệ phóng xe đạp đón Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Thủ tướng đi bộ rất nhanh (trước kia Thủ tướng là cầu thủ bóng đá), anh bảo vệ dắt xe chạy theo. Bác đón và "trách" : sao không ngồi xe lai nhau cho nhanh?
Chuyện Bác gác thay một anh bộ đội, khi anh bị ngã đau trong lúc gác là có sách kể. Còn có chuyện khác thì tôi cho là huyền thoại, kể rằng: Đội trưởng bảo vệ căn cứ khá nghịch, một đêm anh đẩy “hình rơm” vào phòng làm việc, Bác đã “bắn trúng”, có tiếng nổ, đội trưởng và mọi người đến xin lỗi Bác,…
Lần khác, ở khu Phủ Chủ tịch, có anh bảo vệ trèo hái dừa đêm, Bác bắt gặp, bác đón dừa, bảo anh xuống nhẹ nhàng kẻo ngã, sau đó bác gọi đội trưởng gác nhắc nhở việc kiểm tra gác : nhỡ chú hái dừa ngã thì sao?
Một lần, nhiều lần các anh bảo vệ dỗi việc nằm khoèo tán dóc, hút thuốc (giờ nghỉ, ngày nghỉ). Tuổi trẻ không thể thế được, Bác nhắc: Các chú có thể dậy sửa lại bàn ghế, giường, cửa nhà ở, ra vườn cuốc để đất ải mà trồng rau, nếu hết việc ra bãi cỏ vật nhau, vui khoẻ. Tôi đã nhìn thấy một số bức ảnh mà chủ nhân giữ được trong những tháng năm sống rừng Chiến khu Việt Bắc, thấy Bác mặc đồ bình dân, chơi thể thao, dùng cơm trên bàn tre với cán bộ chiến sỹ, Bác có dáng của ông già làm vườn rừng.
Tôi đọc những cuốn sách viết về Hồ Chí Minh, thấy nổi rõ tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần đoàn kết, cao hơn hết là nếp sống văn hoá, sống giữ lấy hoà bình.
Bác buồn khi xem tin chiến sự năm kháng chiến, bác bảo: Trận đánh chết nhiều không thể là trận đánh hay. Ôi! truyền thống “chí nhân thay cường bạo” của dân tộc...Ngày xưa quân Vương Thông ở Đông Đô đã được hưởng đường về. Nước Pháp và thế giới lo sợ số phận tù binh Điện Biên Phủ, nhưng tất cả tù binh đã được về quê hương... Đấu tranh với ngoại xâm, Bác chủ trương đối thoại để giặc rút lui. Chuyện kể rằng, mấy sỹ quan quân Tưởng “vòi vĩnh” một bữa tiệc, một số đồng chí không chấp nhận, Bác chấp nhận, bởi bữa tiệc đó, “giúp dân ta không đổ máu”...
Nghe chuyện Hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học giả nước ngoài nói: Các ông (một số học giảViệt Nam) viết về Hồ Chí Minh rất ấn tượng, tuy nhiên các ông viết thế mới là kể chuyện. Cao hơn tất cả, Hồ Chí Minh là nhà Văn hoá của mọi thời đại, một chiến sỹ đấu tranh cho hoà bình. Thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã không biết điều đó mà cố tình xâm lược đất nước các ông. Họ đã đánh mất cơ hội hoà bình mà Hồ Chí Minh đã đưa ra...
Nhiều người nói: “Trong mỗi chúng ta có một Hồ Chí Minh”, điều đó đúng, rất đúng với câu hát “nghĩ về Bác lòng ta trong sáng hơn”, và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, lòng ta thanh thản hơn.
Mai Nguyên