Từ mâm ngũ quả.... phiếm bàn về con số 5

Ngày Tết, dù ở Nam hay Bắc, trên bàn thờ tổ tiên đều có mâm ngũ quả. Tại sao chỉ là ngũ quả ? Con số 5 này có ý nghĩa gì ở đây ? Hay nói cách khác, nó có vị trí như thế nào trong tự nhiên và đời sống

- Cửu nghĩa (nghĩa là dương): Hào 5, dương của quẻ càn trong Kinh Dịch là hào tốt nhất trong quẻ, nó được dùng để chỉ ngôi chí tôn: Ngôi cửu ngũ - ngôi Vua.
- Triết học Trung Quốc có ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - 5 nguyên tố cấu tạo nên vạn vật.
- Trong lịch sử Trung Quốc có Ngũ đế: Hoàng đế, Chuyên húc, Đế cốc, Đế nghiên, Đế thuấn (2950 đến 2140 TCN).
- Thời Xuân Thu (770-476 TCN) có Ngũ Bá là: Tề Hoàn Công, Tống Tương Công, Tấn Văn Công, Tấn Mục Công, Sở Trang Công.
- Sau này, Trung Quốc có Ngũ Đại: Hậu Lương (907-923), Hậu Đường (923-936), Hậu Tấn (936-947), Hậu Hán (947-951), Hậu Chu (951-960).
- Con người có:
+ Ngũ tạng: Tim, gan, lá lách, phổi và thận.
+ Ngũ quan: (5 giác quan) là: Thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác và khứu giác.
+ Bàn chân, bàn tay (không kể trường hợp bị dị tật): Có 5 ngón.
+ Tướng pháp (pháp xem tướng) có ngũ nhạc: trán là Nam nhạc, cằm là Bắc nhạc, quyền trái là Đông nhạc, quyền phải là Tây nhạc, mũi là Trung nhạc.
+ Có Ngũ quan: Hai lông mày là Bảo thọ quan, hai mắt là Giám sát quan, hai tai là Thám thính quan, mũi là Thẩm biện quan, miệng là Xuất nạp quan.
+ Ngũ tướng ngũ trường: Đầu dài, mặt dài, thân dài, tay dài, chân dài.
+ Tướng ngũ đoản: Đầu ngắn, mặt ngắn, thân ngắn, tay ngắn, chân ngắn.
- Ngũ lộ: Nhãn (mắt), Lộ, tị (lỗ mũi), nhĩ (tai) lộ, khẩu (miệng) lộ, yết (hầu) lộ.
- Ngũ tú: Cốt tú, nhục tú, huyết tú, khí tú, chất tú.
- Ngũ hợp: Thiên địa tương hợp, thiên quan tương hợp, thiên tâm tương hợp, thiên cơ tương hợp, thiên luân tương hợp.
- Ngũ tuyệt: 5 tạng đều tuyệt (tướng sắp chết).
- Kiến trúc: Người xưa thường thích xây nhà 5 gian. 3 gian chính nhà ngang và 2 gian chái (ba gian hai trái).
- Phật giáo có ngũ giới: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói càn, không uống rượu, ăn thịt.
- Tín ngưỡng có tục thờ quan ngũ dinh: 5 ông hổ.
- Đối với ông cụ tổ 5 đời, người ta lập bài vị, gọi là “Ngũ đại mai thần chủ”.
- Âm nhạc có ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủng, Vũ.
- Đánh trống có ngũ liên: đánh liền 5 hồi.
- Thơ ca có ngũ ngôn: 5 âm tiết.
- Toán học có: Ngũ giác.
- Hội họa có ngũ sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.
- Sách có ngũ thiên tự (sách 5.000 chữ) .
- Lương thực có Ngũ cốc: Kê, đậu, lúa nếp, ngô, lúa tẻ.
- Hàng có ngũ kim (hàng ngũ kim nói tổng quát).
- Rượu: Rượu ngũ
- Chơi tam cúc có ngũ tử.
- Trong lời cầu chúc đầu Xuân, người ta chúc nhau ngũ phúc: Phúc, Quý, Thọ, Khang, Ninh.
Như vậy, con số 5 có vị trí rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người á Đông. Thế nên, nhân dân ta từ trước tới nay đều bày mâm ngũ quả, chứ không phải là lục hay thất quả đặt trên bàn thờ, cũng bởi mâm ngũ quả là sự thể hiện mơ ước, khát vọng một cuộc sống thanh bình, hạnh phúc, làm ăn phát tài, phát lộc.

  • Tags: