Trang oryza.com cũng cho biết, Bộ thương mại Thái Lan đang thực hiện kế hoạch chiến lược trong 3 đến 5 năm để từng bước giành lại thị phần tại thị trường gạo Hồng Kông. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), thị phần của gạo Thái Lan tại thị trường Hồng Kông đã giảm từ mức 86% trong năm 2008 xuống còn 46% trong năm 2013. Trong khi đó, thị phần gạo Việt Nam tại thị trường Hồng Kông đã tăng từ mức 0% trong năm 2008 lên 41% trong năm 2013. Trang oryza.com nhận định gạo Việt Nam đang dần thay thế gạo Thái Lan tại thị trường Hồng Kông do chịu sự cạnh trạnh mạnh về giá của gạo Việt Nam. Thái Lan hiện lên kế hoạch tăng thị phần lên mức 60% thị trường gạo thơm Hồng Kông trong năm 2014 và đạt khoảng 70% - 80% trong vòng 3 đến 5 năm nữa.
Lượng gạo nhập khẩu của Hồng Kông giai đoạn 2003 - 2013 (Nguồn: oryza.com)Trong một nỗ lực xây dựng lại mối quan hệ thương mại giữa Thái Lan với các nhà xuất khẩu, Bộ Thương mại Thái Lan hiện lê kế hoạch mời các nhà xuất khẩu lớn nhất tại Hồng Kông tham dự hội chợ “Thaifex – World of Food Asia” diễn ra từ ngày 21 – 25/5/2014. Trang oryza.com cho biết thị phần của gạo thơm Thái Lan tại Hồng Kông đã tăng từ mức 47% - 48% trong hai tháng đầu năm 2014 lên mức 50% trong tháng 3/2014. Tính từ đầu năm đến nay, Thái Lan đã xuất khẩu được 155.000 tấn gạo thơm sang Hồng Kông, giảm 35% so với mức 238.000 tấn trong năm 2013.
Bên cạnh đó, theo hãng tin Reuters, Thái Lan cũng đang lên kế hoạch chiếm lĩnh thị trường gạo Malaysia thông qua việc đàm phán bán 600.000 đến 800.000 tấn gạo trăng 5% tấm với Cơ quan phụ trách thu mua lương thực Malaysia BERNAS. Mặc dù mức giá bán chưa được tiết lộ nhưng trang oryza.com nhận định Chính phủ Thái Lan có thể hạ thấp giá từ 20 đến 30 USD/tấn so với giá thị trường để giành được hợp đồng gạo này. Hằng năm, Malaysia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo; USDA dự báo Malaysia sẽ nhập khoảng 1,1 triệu tấn gạo trong năm 2014, tăng 24% so với mức 890.000 tấn trong năm 2013.