Công ty Cổ phần Thủy điện Bắc Hà - BHHC (tiền thân là Ban quản lý dự án thủy điện Bắc Hà trực thuộc Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng - Licogi) do 03 cổ đông sáng lập là Tổng công ty Xây dựng và Phát triển hạ tầng (Licogi), Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Công ty cổ phần Licogi 14 (Licogi 14) thành lập nhằm mục đích xây dựng dự án thủy điện Bắc Hà và hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh khác trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Nhận diện điểm nghẽn
Thủy điện Bắc Hà đã xây dựng và áp dụng khá đầy đủ các quy trình quy định trong vận hành khai thác, đặc biệt, hiện Công ty đang áp dụng thử nghiệm KPIs cho các cá nhân và đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về mọi mặt. Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm theo KPIs của Công ty được lãnh đạo công ty và các phòng ban tự nghiên cứu áp dụng nên chưa bài bản, chưa có hệ thống và nhiều tiêu chí còn chưa rõ ràng, chưa kết nối với mục tiêu chiến lược của Công ty trong thời gian tới.
Mặt khác, việc tuân thủ các quy trình quy phạm của cán bộ công nhân viên được đánh giá là khá tốt, tuy nhiên sau một thời gian dài vận hành, Công ty chưa thường xuyên rà soát cập nhật và cải tiến các quy trình để hướng tới xây dựng một hệ thống hoàn hảo hơn.
Vì vậy, khi tiếp cận với Dự án Xây dựng và hỗ trợ áp dụng mô hình cải tiến năng suất và quản lý chất lượng tổng thể đối với các doanh nghiệp ngành da giầy, thép, năng lượng và điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin của Bộ Công Thương giao Viện Năng suất chủ trì thực hiện, Lãnh đạo Công ty và các Cán bộ chủ chốt đã quyết định tham gia với mong muốn nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động, đảm bảo sự phát triển bền vững và tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trong giai đoạn tới.
Ông Nguyễn Thành Hưng - Tổng giám đốc Công ty cho biết, khi quyết định tham gia Dự án, Lãnh đạo Công ty đã rất quyết tâm và cam kết cung cấp đủ nguồn lực để thực hiện các chương trình cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà máy và sự hài lòng của khách hàng. Cùng với sự hỗ trợ nhiệt tình và bải bản của đội ngũ chuyên gia tư vấn, Công ty đã đạt được mục tiêu đề ra.
Chia sẻ về hoạt động của Nhà máy, ông Hưng cho biết, do hoạt động đã khá nhiều năm theo phương thức cũ, nên hiện người sử dụng, công nhân trực tiếp vận hành Nhà máy chỉ có chức năng vận hành chưa được trang bị các kỹ năng bảo dưỡng vệ sinh tự quản và nhận diện phát hiện các bất thường của thiết bị. Chưa hình thành phương pháp để phân tích lỗi, các lý do dừng máy chưa được phân tích, chưa tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ vấn đề, từ đó đưa ra giải pháp phòng ngừa khắc phục hiệu quả.
Vì vậy, khi tham gia Dự án, Công ty muốn nhận diện từng hạn chế của mình một cách cụ thể để triển khai khắc phục.
Triển khai hành động
Nhóm dự án đã tiến hành Phân tích sơ đồ IPO nhằm phân tích các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính một cách trực quan, xác định mối quan hệ giữa các quá trình và xác định các khu vực cần ưu tiên cải tiến (thường gọi là các công đoạn nút thắt cổ chai).
Sau đó, tiến hành lập kế hoạch và thực hiện bảo dưỡng thiết bị máy móc định kỳ và thường xuyên, đảm bảo sản xuất liên tục, giảm hỏng hóc, giảm lỗi do máy móc gây ra. Soạn thảo, ban hành và đưa vào áp dụng các hướng dẫn công việc, chuẩn hóa các thao tác cho tất cả các công đoạn. Các hướng dẫn, quy định này được thể hiện bằng lời, bằng hình ảnh, bằng video và được đào tạo, huấn luyện và giám sát thông qua Mô hình Nhóm huấn luyện (TWI -Training Within Industry). Từ đó, xây dựng giá trị và văn hoá tốt cho Công ty và truyền đạt cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty
Mặt khác, Lãnh đạo Công ty đã chú trọng, quan tâm tới các chế độ chính sách, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên; cải thiện tinh thần đoàn kết bằng việc tổ chức sinh nhật cho cán bộ công nhân viên, tổ chức du lịch hàng năm, tổ chức thể thao tăng cường giao lưu đoàn kết trong công ty, bố trí chỗ ăn ở cho các cán bộ xa nhà, có khu vui chơi trẻ em. Môi trường làm việc, chế độ ăn trưa của người lao động cũng được Công ty chú ý liên tục cải thiện, bố trí nơi ăn trưa sạch sẽ, an toàn, vệ sinh.
Đồng thời, Công ty hỗ trợ bố trí công việc cho phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận giúp người lao động đảm đương tốt hơn công việc ở vị trí họ đảm trách, hoàn thiện các bản mô tả công việc, cung cấp những phương tiện và công cụ hỗ trợ để nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình.
Thành quả
Sau thời gian triển khai, Lãnh đạo Công ty tự nhận thấy, các chỉ số đã thay đổi từng ngày. Sau khi được đào tạo các kỹ năng Chỉ dẫn công việc, kỹ năng Quan hệ công việc, kỹ năng Cải tiến phương pháp làm việc cho nhóm giám sát thuộc các cấp quản lý của doanh nghiệp, bản thân đội ngũ quản lý đã nhận thức được vai trò của TWI trong hoạt động đào tạo, quản lý cho các cấp giám sát; từ đó chuẩn hóa phương pháp, áp dụng hiệu quả và có kế hoạch nhân rộng TWI trong toàn doanh nghiệp.
Người lao động nhận thức được cách thức thực hiện công việc, làm việc theo các hướng dẫn thao tác chuẩn, hạn chế lỗi, tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, rà soát chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao trách nhiệm hơn với công việc mình đang làm. Việc cải tiến liên tục đã dần hình thành một thói quen với tất cả người lao động, có trách nhiệm với công việc hơn và thu nhập cũng cao hơn.
Nhóm triển khai Dự án xác định các công đoạn trọng yếu liên quan đến năng suất, chất lượng trước khi tiến hành sản xuất để nếu có phát sinh những vấn đề ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thì đã có phương án khắc phục nhằm giảm thời gian chết trong quá trình sản xuất.
Bằng các hành động cụ thể, thiết thực, Công ty đã từng bước nâng cao sự hài lòng của người lao động; cải thiện môi trường làm việc; cải thiện mối quan hệ giữa người lao động, cấp quản lý, giữa các phòng ban với nhau, tăng động lực làm việc để người lao động làm việc hiệu quả, có trách nhiệm hơn. Người lao động chủ động đưa ra các ý tưởng cải tiến và mạnh dạn triển khai chúng vào quá trình làm việc của mình.
Cụ thể: