Với sự quan tâm và đẩy mạnh hỗ trợ về cơ chế, chính sách cũng như sự chủ động nắm bắt cơ hội của cộng đồng doanh nghiệp, địa phương, ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam đã có những bước phát triển rõ nét. Tuy nhiên, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa đồng đều đang là trở ngại lớn của nhiều doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ.
Ghi nhận tại nhiều địa phương về những khó khăn của doanh nghiệp từ đầu năm đến nay cho thấy, bên cạnh những bất ổn về thị trường, nguyên liệu... ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thì việc thiếu hụt lao động cục bộ ở một số doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, đặc biệt là lao động chất lượng cao, đang là vấn đề cần tháo gỡ.
Trong bối cảnh xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng đang mở ra nhiều cơ hội cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển, bài toán nguồn nhân lực càng trở nên cấp thiết hơn để các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực sản xuất, tự tin cạnh tranh nhờ việc đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chuỗi giá trị.
Bài toán nguồn nhân lực còn vướng mắc ở đâu? Giải pháp nào cần triển khai trước mắt và trong dài hạn để xây dựng được lực lượng lao động có tay nghề, chất lượng cao cho các ngành công nghiệp hỗ trợ?
Vấn đề này sẽ được chia sẻ dưới những góc nhìn đa dạng và sâu sắc hơn tại Tọa đàm hôm nay do Tạp chí Công Thương thực hiện. Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao chất lượng nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ”.
Tham dự Toạ đàm có các vị khách mời:
- TS. Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Ông Cao Văn Bình - Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp, Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương
- Ông Phùng Anh Tuấn - Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Manutronic Việt Nam
- Ông Lê Quý Thành - Giám đốc Nhà máy TOMECO An Khang
Nội dung Toạ đàm sẽ tập trung chia sẻ về những vấn đề:
(i) Thực trạng nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam, các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kết nối giữa doanh nghiệp với các cơ sở giáo dục đào tạo.
(ii) Yêu cầu đang đặt ra đối với nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh mới.
(iii) Các giải pháp của cơ quan quản lý nhà nước, cơ sở giáo dục đào tạo và doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ.
Thông qua những góp ý, chia sẻ của cơ quan quản lý nhà nước, Hiệp hội, doanh nghiệp, Tọa đàm đề xuất giải pháp thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, góp phần nâng cao số lượng cùng trình độ của nguồn nhân lực để ngành công nghiệp hỗ trợ thực sự phát triển xứng với tiềm năng và cơ hội đang đặt ra.
Trân trọng kính mời quý độc giả quan tâm theo dõi.
Streaming: Facebook Fanpage Tự hào hàng Việt
https://www.facebook.com/TuhaohangVietNam.vn; Website Tạp chí Công Thương
http://tapchicongthuong.vn; và Kênh Youtube Tạp chí Công Thương