USDA hạ dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan xuống còn 7 triệu tấn trong niên vụ 2013/14
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã vừa hạ dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan trong niên vụ 2013/14 từ 7,5 triệu tấn (ước tính trong tháng 6) xuống còn 7 triệu tấn do tính đến thời điểm này doanh số bán gạo của Thái Lan vẫn còn thấp và giá gạo kém cạnh tranh. Dự báo mới này của USDA thấp hơn 12% so với mục tiêu xuất khẩu 8 – 8,5 triệu tấn gạo trong niên vụ 2013/14 của Chính phủ Thái Lan.
Thái Lan đã từng là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với 10,6 triệu tấn gạo xuất khẩu được trong niên vụ 2011/12. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây dưới tác động của chương trình tạm trữ thu mua lúa gạo, giá gạo Thái Lan đã bị đẩy lên cao và dần đánh mất vị thế xuất khẩu của mình.
USDA cũng đưa ra dự báo trong niên vụ 2013/14, Ấn Độ và Việt Nam sẽ lần lượt xuất khẩu được 9 triệu tấn và 7,4 triệu tấn gao; tiếp tục trở thành 2 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới .
Giá gạo cao làm thay đổi chế độ ăn uống tại Indonesia
Tiêu thụ lúa mì đang tăng lên tại Indonesia do nhiều người dân nước này đang chuyển sang sử dụng các sản phẩm làm từ lúa mỳ do giá gạo tăng và lạm phát cao. Indonesia là nước sản xuất gạo lớn thứ tư thế giới với khoảng 37 triệu tấn gạo mỗi năm. Tuy nhiên, nước này cũng nhập khẩu hàng triệu tấn gạo mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước với hơn 40 triệu tấn. Chính sách của Chính phủ Indonesia nhằm kiềm chế nhập khẩu gạo đã giúp giảm gần 66% lượng gạo mà nước này phải nhập khẩu trong 2 năm qua, từ khoảng 3 triệu tấn trong năm 2010/11 xuống còn khoảng 1 triệu tấn trong năm 2012/13.
Tuy nhiên, giá gạo đã tăng khoảng 23% trong cùng thời kỳ trên, từ 6.800 Rupee/kg (khoảng 672 USD/tấn) trong tháng 9/2010 lên khoảng 8.400 Rupee/kg (khoảng 830 USD/tấn) trong tháng 7/2013.
Trong khi đó, giá lúa mì chỉ tăng 21%, từ 7.500 Rupee/kg (khoảng 740 USD/tấn) trong tháng 9/2010 lên 8.100 Rupee/kg (khoảng 800 USD/tấn) trong tháng 7/2013. Giá gạo hiện cao hơn giá lúa mì khoảng 3%, mặc dù phần lớn lúa mỳ được tiêu thụ tại Indonesia đều phải nhập khẩu.
Theo các nguồn tin địa phương của chuyên trang gạo oryza.com, Indonesia dự kiến nhập khẩu khoảng 7,5 triệu tấn lúa mì trong niên vụ 2012/13, tăng khoảng 25% so với năm trước. Các nguồn tin cũng đưa ra dự báo, Indonesia dường như đang trở thành nước nhập khẩu lúa mỳ lớn thứ 2 thế giới và có thể trở thành nước nhập khẩu lúa mỳ lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm nữa nếu xu hương sử dụng lúa mỳ thay gạo vẫn tiếp tục.
Nông dân Thái Lan đồng ý giảm 10% trong giá thu mua lúa gạo
Các đại diện đến từ Hiệp hội Nông dân trồng lúa Thái Lan, Hiệp hội Xúc tiến nông dân Thái Lan (TFPA) và Hội Nông dân Thái Lan (TFA) đã đồng ý giảm giá thu mua lúa gạo của Chính phủ Thái Lan đối với loại thóc gạo trắng trong niên vụ 2013/14 (bắt đầu từ tháng 10/2013) xuống 10%, từ 15.000 Baht/tấn (khoảng 483 USD/tấn) còn 13.500 Baht/tấn (khoảng 434 USD/tấn).
Các đại diện của người nông dân cho rằng việc giảm 10% giá thu mua lúa gạo sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho Chính phủ Thái Lan. Tuy nhiện, họ khẳng định giới hạn tối đa mua gạo của mỗi hộ nông dân không nên ít hơn 400.000 Baht (khoảng 13.000 USD). Trong tháng trước, Ủy ban Chính sách gạo Quốc gia Thái Lan đã đề nghị giảm giá mua lúa gạo trắng 20% xuống khoảng 12.000 Baht/tấn (khoảng 386 USD) và giới hạn thu mua gạo cho mỗi hộ nông dân ở mức 500.000 Baht (khoảng 16.000 USD).
Nông dân Thái Lan cũng thúc giục Chính phủ hạ giá nhiên liệu và chi phí sản xuất, cũng như cắt giảm lãi suất từ các khoản vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Hợp tác xã Nông nghiệp Thái Lan (BAAC). Các đại diện của người nông dân cho biết đề xuất cắt giảm 10% giá thu mua nói trên vẫn cần sự đồng ý của toàn bộ nông dân Thái Lan. Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan cho rằng mức giá giảm đề xuất vẫn còn thấp và sẽ được xem xét bởi các bộ có liên quan vào cuối tháng.
Tổng hợp tin thị trường gạo ngày 22/7
TCCT
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã hạ dự báo xuất khẩu gạo của Thái Lan trong niên vụ 2013/14 xuống còn 7 triệu tấn; các đại diện của nông dân Thái Lan đề xuất mức giảm 10% đối với giá thu mua lúa gạo. Giá g