Vai trò và tác dụng của các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ

Một số nét khái quát về các hiệp hội trong ngành công nghiệp ở Nhật Bản và Mỹ. Các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ có cơ cấu tổ chức khá hoàn chỉnh và trở thành một tổ chức quan trọ

1- Là những tổ chức xã hội có tư cách pháp nhân. Hiệp hội là tổ chức xã hội của một ngành,hoạt động vì lợi ích của ngành là chủ yếu, cụ thể là:

a)Những người lãnh đạo hiệp hội là từ các doanh nghiệp dân doanh.Các hiệp hội trong ngành công nghiệp của Nhật Bản và Mỹ chủ yếu do các doanh nghiệp nòng cốt có giá trị  tổng sản lượng sản phẩm   chiếm  trên 90% giá trị tổng sản lượng của ngành đứng ra thành lập .Những người lãnh đạo của những hiệp hội này do quá trình  hiệp thương để bầu ra.Các chức vụ chủ tịch,phó chủ tịch và uỷ viên thường trực  đều do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc của các doanh nghiệp lớn trong ngành đó đảm nhiệm với nhiệm kỳ là 2 năm. Cơ quan trường trực của các hiệp hội có khoảng 10 người làm nhiệm vụ xử lý công việc hàng ngày của hiệp hội.

b) Kinh phí của các hiệp hội do các doanh nghiệp đóng góp. Ngoài ra còn có những trường hợp đặc biệt như các hiệp hội Nhật Bản được chính phủ cung cấp  một phần kinh phí cho một số hạng mục. Còn lại, toàn bộ nguồn kinh phí của các hiệp hội đều dựa vào hội phí của các hội viên và quà tặng của các doanh nghiệp và các tổ chức khác. Các đơn vị tham gia các hoạt động của các hiệp hội nhưng không phải là hội viên chính thức thì phải đóng hội phí  cao hơn các hội viên chính thức. Các hội viên chính thức có quyền xem  xét các dự toán và quyết toán kinh phí của hiệp hội.

c) áp dụng chế độ đại hội toàn thể hội viên.Trong đại hội toàn thể hội viên ,các hội viên của hiệp hội  có quyền nêu ra  các yêu cầu trong mọi lĩnh vực công tác của hiệp hội ,đồng thời được quyền biểu quyết đối với kế hoạch hoạt động của hiệp hội ..

2- Các hiệp hội có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và tinh.

hiệp hội trong ngành công nghiệp ở Nhật Bản và Mỹ được tổ chức một cách gọn nhẹ và tinh,ví dụ như Hiệp hội Năng lượng của Mỹ(AEA), có 3000 đơn vị hội viên, trong đó có 70% là doanh nghiệp vừa và.nhỏ Hiệp hội lập ra hai tổng bộ với 17 phân  hội được phân bố chủ yếu trong các vùng tập trung công nghệ cao. Tổng số cán bộ của tổng bộ Oa sinh tơn  có trên 10 người,trong đó có 4 người phụ trách công tác đối ngoại

3- Dịch vụ là nhiệm vụ chủ yếu  của các hiệp hội.

Các hiệp hội ở Nhật Bản  và Mỹ  là những tổ chức đại diện cho lợi  ích  của các doanh nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là ủng hộ các quyền lợi chính đáng và cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp cho như  giao lưu tình báo kinh tế,nghiên cứu điều tra,thông tin thị trường và đào tạo bồi dưỡng.v.v...

 4- Hiệp hội là sản phẩm  của sự phát triển kinh tế thị trường đạt tới trình độ nhất định, là kết quả tất yếu của quá trình tăng cường can thiệp và kiểm soát của Chính phủ các nước Nhật Bản, Mỹ v.v...đối với vận hành nền kinh tế công nghiệp. Vì vậy, Hiệp hội đã trở thành một tổ chức cực kỳ quan trọng trong quản lý kinh tế của các nước.

Chức năng và tác dụng của các hiệp hội trong ngành công nghiệp ở Mỹ và Nhật Bản

1- Hỗ trợ Chính phủ  hoạch định chính sách ngành.

 Hội chấn hưng ngành công nghiệp Ô tô Nhật Bản  là một tổ chức của ngành Ôtô Nhât Bản đã tích cực tham gia nghiên cứu chính sách phát triển ngành Ôtô với các cơ  quan liên quan của Chính phủ Nhật Bản, kịp thời chuyển các thông tin có liên quan cho các doanh nghiệp thành viên. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng "Luật chấn hưng ngành công nghiêp Ôtô Nhât Bản" để làm cơ sở cho quá trình chấn hưng ngành công nghiệp ôtô, trong đó Hiệp hội  ngành công nghiệp Ôtô là đơn vị đã cộng tác nghiên cứu và soạn thảo luật này từ đầu đến cuối. Sau khi luật này được Chính phủ Nhật Bản ban hành, Hiệp hội đã kịp thời chấp hành triệt để luật này. Căn cứ vào kế hoạch dài hạn và trung hạn của nền kinh tế Nhật Bản, Hiệp hội xây dựng phương hướng phát triển ngành công nghiệp Ôtô, cung cấp tài liệu cho các doanh nghiệp khi lập qui hoạch phát triển.

2- Cung cấp các dịch vụ thông tin,tư vấn,đào tạo bồi dưỡng v.v...

Các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ có ba nguồn thông tin : thông tin kinh tế kỹ thuật  và các thành tựu mới nhất của ngành, Hiệp hội giao lưu với các ngành công nghiệp nước ngoài khác để thu được các thông tin tình báo kinh tế, kỹ thuật của ngành đó ở nước ngoài mà các doanh nghiệp trong nước đang có nhu cầu. Hiệp hội là tổ chức đại diện cho lợi ích của các doanh nghiệp trong sự phối hợp và hợp tác với Chính phủ để tìm hiểu thông tin về chính sách kinh tế, tài chính, thuế và cho vay của Chính phủ nước đó. Các hiệp hội  trong ngành công nghiệp ở Mỹ và Nhật Bản coi công tác thông tin, tư vấn là một trong những công tác quan trọng. Ví dụ, các thông tin chủ yếu của Hiệp hội Tiêu chuẩn Mỹ (SEMI) cung câp cho các hội viên là:

-Thông tin về sản xuất và thị trường được bao gồm tình hình sản xuất, thị trường tiêu thụ, và môi trường bên ngoài .

-Các thông tin về kỹ thuật

-Các động thái xã hội.v.v…

 Những thông tin này  thường thông qua các báo,tạp chí và các tài liệu lưu hành nội bộ trong các doanh nghiệp. Ngoài ra, các hiệp hội còn mở  các dịch vụ tư vấn và thông qua các hội thảo, lớp tập huấn.v.v... để đào tạo,bồi dưỡng  các giám đốc, cán bộ công nhân viên. Đây cũng là một trong những hoạt động quan trọng mà các hiêp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ hết sức quan tâm.

3- Lập và hiệu đính các tiêu chuẩn ngành.

Các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ  đều  lập ra tiêu chuẩn ngành. Một số tiêu chuẩn  sau khi hiệp hội  lập ra còn được phát triển  thành tiêu chuẩn quốc tế như tiêu chuẩn SEMI.SEMI đã trở thành biểu tượng chất lượng tốt ở Mỹ.

4-Hoạt động tuyên truyền đối ngoại và tổ chức các hội chợ triển lãm và giao lưu kỹ thuật.

Các hiệp hội coi công tác tuyên truyền  cho ngành mình là một trong những nhiêmvụ không thể thiếu,nên các hiệp hội đã hoạt động trong lĩnh vực này hết sức tích cực và sôi nổi như tiến hành in tài liệu, tổ chức hội chợ - triển lãm,các cuộc giao lưu kỹ thuật v.v...

Mối quan hệ giữa các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ với Chính phủ các nước đó và với các doanh nghiệp.

 Mối quan hệ giữa hiệp hội, Chính phủ, doanh nghiệp được thực hiện theo hai cơ chế,  đó là cơ chế cùng phối hợp chỉ đạo và cơ chế phi doanh lợi. Hai cơ chế này là những đảm bảo quan trọng để các hiệp hội trong ngành  công nghiệp của Nhật Bản và Mỹ phát triển nhanh,giành được sự ủng hộ,giúp đỡ tận tình của Chính phủ và sự tín nhiệm của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của ngành.

1- Cơ chế cùng phối hợp chỉ đạo.

 Hiệp hội là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và là nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế. Hiệp hội không những có tác dụng liên hệ thông thương và phản ánh một cách đơn thuần  mà còn có tác dụng năng động rất mạnh.Ví dụ, để bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp trong ngành, Hiệp hội  Năng lượng của Mỹ đã đại diện cho ngành Điện tử của Mỹ  áp dụng các  phương thức thuyết phục, cử lãnh đạo doanh nghiệp đến đàm phán trực tiếp  với các quan chức của Chính phủ, sử dụng quyết sách của Chính phủ để Chính phủ Mỹ ủng hộ Trung Quốc giành được ưu đãi tối huệ quốc vô điều kiện,  đồng thời cho phép các doanh nghiệp trong ngành, xuất khẩu công nghệ cao của Mỹ sang Trung Quốc, đặc biệt là công nghệ điện tử quân dụng. Các hiệp hội ở Nhật Bản đã cùng hiệp  thương với cơ quan chủ quản và cơ quan tổng hợp của Chính phủ Nhật Bản  để xây dựng các chính sách công nghiệp của các ngành. Cơ chế này đã giúp các giới công nghiệp Nhật Bản  thông qua hiệp hội để trong quá trình hiệp thương với Chính phủ  sẽ xác định rõ được trách nhiệm và nghĩa vụ của hiệp hội  và của Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu  theo kế hoạch .Ví dụ như trong chính sách thuế, Chính phủ ban hành các qui định sẽ giảm nhanh khấu hao thiết bị máy móc của các doanh nghiệp.v.v...; sẽ giảm thuế đăng ký, miễn trưng thu thuế đất đặc biệt và thuế lợi tức doanh nghiêp khi sáp nhập doanh nghiệp. Các thành viên của hiệp hội phải chấp hành các nguyên tắc của Chính phủ đã ban hành. Nếu các thành viên hiệp hội vi phạm nguyên tắc của Chính phủ, Chính phủ sẽ huỷ bỏ trợ cấp vốn,yêu cầu trả lại khoản vay lãi suất thấp, huỷ bỏ ưu đãi thuế địa phương, huỷ bỏ các khoản vay đặc biệt khi điều chỉnh ngành.Cơ chế cùng phối hợp chỉ đạo này của các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ đã trở thành nét rất đặc sắc trong hoạt động của các hiệp hội.

2- Cơ chế phi doanh lợi.

ở Mỹ và Nhật Bản  đều cho phép các hiệp hội  hoạt động doanh lợi theo ngành nghề có gắn liền với tôn chỉ,mục đích sự nghiệp của hiệp hội. Đặc biệt ở Nhật Bản, Nhà nước còn có những chính sách ưu đãi thuế nhất định. Nhưng các hiệp hội đều phải tuân thủ nguyên tắc lấy phục vụ là trung tâm, phi doanh lợi là mục đích. Chẳng hạn, lợi nhuận thu được từ các hội chợ triển lãm của Hiệp hội chấn hưng ngành công nghiệp Ôtô Nhật Bản và SEMI của Mỹ đều phải hoàn lại cho các đơn vị thành viên hoặc đem sử dụng cho sự nghiệp công ích xã hội. Đồng thời, hiệp hội cũng mở ra các dịch vụ tư vấn, bán các tài liệu và thư tịch của hiệp hội biên soạn để bù vào chỗ thiếu hụt kinh phí của hiệp hội, nhưng những hoạt động dịch vụ này không mang tính chất kinh doanh.

Cơ chế phi doanh lợi đã làm cho mối quan hệ giữa hiệp hội và doanh nghiệp trở nên khá hài hoà, không tạo ra sự ép buộc đối với các đơn vị thành viên. Một mặt, Hiệp hội thông qua các phương thức quy hoạch ngành, tư vấn, điều hoà phối hợp v.v... để nâng cao dịch vụ chất lượng tốt cho các doanh nghiệp. Mặt khác, hoạt động kinh doanh  của các doanh nghiêp thành viên ở mức độ nhất định quyết định mức độ hợp tác của ngành và sự chỉ đạo, hiệp đồng, gắn bó và dịch vụ của hiệp hội đối với toàn ngành. Để duy trì lợi ích của mình, các doanh nghiệp cũng tự nguyện phục tùng sự chỉ đạo và hiệp đồng của hiệp hội.

 Các hiệp hội trong ngành công nghiệp Nhật Bản và Mỹ đã thông qua hai cơ chế và bốn chức năng lớn của mình, thể hiện vai trò và là người đại diện cho tiếng nói của các doanh nghiệp trong ngành. Các hiệp hội này đã triển khai các hoạt động độc lập, phát huy được tác dụng quan trọng trong mối quan hệ hiệp đồng của Chính phủ với các ngành trong nền kinh tế thị trường./.

  • Tags: