VITAS: Tự hào 25 năm đồng hành cùng ngành Dệt May

Được thành lập ngày 16/7/1999, nhìn lại chặng đường 25 năm qua Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) tự hào đã góp phần quan trọng trong sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may Việt Nam với nhiều thành tựu nổi bật tự hào.

Chia sẻ về chặng 25 năm hình thành và phát triển Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam tin tưởng và mong rằng trong 10 – 20 năm tới những thế hệ kế cận sẽ tiếp nối kế thừa phát huy những thành quả đạt được cùng đồng lòng thực hiện khát vọng vì một nền Công nghiệp Dệt May phát triển bền vững, minh bạch, thương hiệu Dệt May Việt Nam vươn ra ra toàn cầu, đạt kim ngạch xuất khẩu 100 – 150 tỷ USD.

Liên tục mở rộng hội viên, nâng cao sức mạnh liên kết, sức cạnh tranh nhất là trên trường quốc tế và khu vực.Từ chỗ 150 hội viên (khi mới thành lập) đến nay thành viên chính thức và liên kết của VITAS đã lên tới gần 1000 DN. Ngoài lực lượng nòng cốt là các DN dệt may VITAS có nhiều DN ở các lĩnh vực liên quan khác tham gia.

Hiệp hội Dệt may từng bước khẳng định vị trí
VITAS từng bước lớn mạnh đồng hành hiệu quả cùng doanh nghiệp và hội viên 

Từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong chặng đướng lớn mạnh của Ngành

Có thể thấy từ ra đời đến nay ở giai đoạn nào Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng tích cực phối hợp với các Bộ ngành, tổ chức trong và ngoài nước, đề xuất các kiến nghị, cải cách thủ tục hành chính cải thiện môi trường SXKD…cho các DN cũng như vận động đầu tư nước ngoài vào ngành Dệt May Việt Nam. Cụ thể như tham gia đóng góp ý kiến liên quan trong một số đàm phán về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs); đẩy mạnh xúc tiến mở cửa thị trường xuất khẩu, chống các rào cản thương mại quốc tế, tổ chức nhiều hoạt động chương trình xúc tiến thương mại, góp phần trong việc xây dựng và đưa thương hiệu dệt may Việt Nam tới các thị trường trong và ngoài nước.

Đặc biệt là trong 10 năm vừa qua (Việt Nam đã đàm phán và tham gia nhiều FTAs, trong đó 16 FTAs đã có hiệu lực) cũng là giai đoạn định hướng quan trọng của Hiệp hội Dệt May Việt Nam, VITAS nỗ lực đưa ra những giải pháp chiến lược có tính đột phá như: Thay đổi phương thức kêu gọi đầu tư vào ngành Dệt May Việt Nam. Cụ thể là kêu gọi các DN FDI tham gia VITAS, mời DN các ngành khác có mối liên quan (Tài chính, Ngân hàng, Logistic, dịch vụ…) tham gia là hội viên.

Đây cũng là giai đoạn chứng kiến những thay đổi cơ bản của Hiệp hội từng bước khẳng định được vị trí vai trò quan trọng với các tổ chức quốc tế. Cụ thể VITAS tham gia là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như: Liên đoàn Dệt May Đông Nam Á (AFTEX), Liên đoàn Thời trang Châu Á (AFF), Liên đoàn các nhà SX Sợi Dệt May QT (ITMF), Liên minh Dệt may bền vững (SAC)… Hợp tác với nhiều các tổ chức quốc tế khác, Hiệp hội và Cơ quan Thương vụ của các nước mục tiêu hỗ trợ DN dệt may và tạo điều kiện phát triển ngành dệt may VN.

 

Đặc biệt phải kể đến là vai trò khác trong công tác vận động chính sách, những ý kiến, kiến nghị, phản biện của Hiệp hội Dệt May Việt Nam về những chính sách tài khóa, tiền tệ, ngân

hiệp hội Dệt May ký kết thỏa ước lao độnglao
Hài hòa gắn kết các mối quan hệ trong các doanh nghiệp, hội viên

hàng, thuế, lao động, tiền lương, đầu tư…phản ánh những khó khăn, vướng mắc của DN dệt may trong thực thi chính sách, được các cơ quan quản lý nhà nước từ TW đến địa phương nghiêm túc tiếp thu, lắng nghe đã cho thấy vị thế, tiếng nói của VITAS, đồng hành hiệu quả với DN, Hội viên… Hiệp hội cũng thể hiện tiếng nói quan trọng trong các Hiệp hội ngành hàng, tham gia Ban 5 - nhóm các Hiệp hội ngành hàng, đề xuất kiến nghị nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN.

Hiệp hội hiện là thành viên của Hội đồng Tiền lương quốc gia, Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng, tham gia Tổ biên tập xây dựng Đề án “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045” của Ban Kinh tế Trung ương, tham gia Ủy viên Ban chấp hành VCCI …đồng thời có những đóng góp quan trọng về xây dựng Chiến lược và những giải pháp phát triển ngành đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035.

“Cánh tay nối dài” hiệu quả cho doanh nghiệp, hội viên

Nhìn nhận công tâm từ những bước đi ban đầu trên thị trường thế giới đến nay công tác hợp tác quốc tế ngành Dệt May đã được nâng lên tầm cao mới (vai trò vị trí VITAS trên thế giới và khu vực thể hiện qua việc tham gia bảo vệ quyền lợi cho hội viên, đàm phán các quyền lợi…), Đã khẳng định vị thế, tầm vóc và tiếng nói của Hiệp hội Dệt May Việt Nam với các Tổ chức quốc tế, Cơ quan ngoại giao đoàn.

Hiệp hội không chỉ đồng hành hiệu quả cùng DN, hội viên tham gia đóng góp vào hoàn thiện cơ chế, chính sách của Đảng, Chính phủ, thể hiện tốt vai trò là cầu nối giữa DN với các cơ quan quản lý nhà nước, bảo vệ quyền lợi hội viên…đồng thời góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng phát triển của ngành dệt may Việt Nam; kêu gọi đầu tư thành công vào những phần nguyên liệu thiếu hụt trong chuỗi sản xuất dệt may, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa, chuỗi liên kết trong nước… Qua đó góp phần đáp ứng những yêu cầu, tận dụng hiệu quả giá trị từ các FTAs về xuất xứ nguyên liệu từ trong nước; Đồng thời phối hợp hiệu quả với các ban, ngành, tổ chức quốc tế xây dựng và triển khai các chương trình Chiến lược xanh hóa ngành dệt may, phát triển bền vững… Thúc đẩy sự phát triển công nghiệp thời trang, khát vọng đưa thương hiệu thời trang Việt Nam ra toàn cầu…

điện mặt trời mái nhà trong dệt may
Thúc đẩy chương trình, chiến lược xanh hóa, phát triển bền vững ...nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Dệt May Việt Nam.

Minh chứng rõ nét từ những năm đầu tiên chỉ xuất khẩu được khoảng 1,75 tỷ USD, đến nay trung bình hàng năm Ngành Dệt May Việt Nam xuất khẩu hàng chục tỷ USD riêng năm 2023 trong bối cảnh nhiều khó khăn toàn Ngành xuất khẩu đạt 40 tỷ USD năm và dự báo năm 2024 con số này sẽ là hơn 40 tỷ USD; tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu Ngành giảm theo từng năm.

Với sự đồng hành của Hiệp hội và nỗ lực của các DN dệt may Việt Nam, hàng loạt thương hiệu, nhãn hiệu dệt may Việt đã dần vươn lên khẳng định uy tín trên thị trường trong nước và các thị trường nước ngoài. Doanh thu thị trường nội địa trung bình đạt trên 3 tỷ USD, có năm đạt trên 4 tỷ USD…Thành tựu, kinh nghiệm trong 25 năm qua là thành tựu, cơ sở quan trọng để VITAS tiếp tục phát huy trong những chặng đường sắp tới.

Chia sẻ về Chiến lược phát triển trong 5 – 10 năm tới của ngành Dệt May Việt Nam ông Vũ Đức Giang cho biết Ngành sẽ tập trung vào các nội dung trọng tâm là: VITAS tiếp tục xây dựng chiến lược kêu gọi đầu tư vào nguồn cung thiếu hụt để giảm nhập khẩu nguyên phụ liệu, chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ, gia tăng sức mạnh liên kết chuỗi; Đưa ra những giải pháp đối với chiến lược mua hàng, các rào cản của những nước nhập khẩu để hạn chế những rủi ro cho DN; Tiếp tục đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng hóa đối tác, khách hàng để không quá phụ thuộc vào 1 số thị trường, 1 số khách hàng nhất định;Tích cực chuyển đổi mạnh mẽ phương thức sản xuất từ CMT sang FOB, ODM và tiến tới OBM;

Xây dựng giải pháp liên kết chuỗi chặt chẽ hơn, các DN và hội viên chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm với nhau hiệu quả. Trong đó Văn phòng VITAS là trụ cột trong thực hiện các giải pháp liên kết chuỗi; Xây dựng tầm nhìn, khát vọng chuyển đổi nhanh ngành công nghiệp thời trang Việt Nam có thương hiệu riêng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập VITAS.

Đó là đến năm 2030 – 2035 ngành Dệt may VN phải có 30 thương hiệu lớn, có ảnh hưởng trên thị trường thương mại toàn cầu; Xây dựng giải pháp chiến lược về nền công nghiệp dệt may tự động hóa, robot hóa, quản trị số, trên cơ sở minh bạch hóa hoạt động của ngành, dệt may Việt Nam. Đó là ngành dệt may có sự chủ động nguồn nguyên liệu, chủ động nguồn lực quản trị có năng lực, theo kịp xu thế CMCN 4.0;

Xây dựng mối quan hệ toàn cầu, chủ động bước đi, tránh những rủi ro, thương mại không bền vững, đáp ứng những đòi hỏi của các FTAs về sử dụng sản phẩm tái chế, recycle, sản phẩm thân thiện với môi trường. Cụ thể Ngành tiếp tục đẩy mạnh chương trình xanh hóa toàn diện, tiết kiệm các nguồn nguyên liệu, sử dụng năng lượng tái tạo, biomass, giảm thiểu và loại bỏ việc đốt nồi hơi bằng dầu, củi, than.

Đáp ứng theo cam kết của Chính phủ về giảm thiểu phát thải ròng về 0 vào năm 2050; Tích cực tham vấn với Đảng, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng loạt chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; Củng cố mối quan hệ với các tổ chức quốc tế để hỗ trợ DN và chủ động xử lý giải quyết các vấn đề xảy ra nếu có trong quá trình hội nhập…Tiếp tục tái cấu trúc nguồn lực để thích ứng với sự phát triển trong thời gian tới.

Phan Vi - VITAS