Khuyến công Thừa Thiên Huế: Hạn chế xây dựng các đề án dàn trải, hiệu quả thấp

Từ tháng 8 năm 2021, hoạt động khuyến công của Thừa Thiên Huế được chuyển từ Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp sang Trung tâm Xúc tiến Thương mại. Để thực hiện tốt nhiệm vụ công tác khuyến công, năm 2022, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Thừa Thiên Huế tâp̣ trung nâng cao chất lượng khảo sát, xây dựng đề án nhằm huy động mạnh mẽ các nguồn lực để hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Theo đó, Trung tâm Xúc tiến Thương mại (Trung tâm) giảm mạnh việc khảo sát, xây dựng các đề án dàn trải, phân tán, nhỏ lẻ (riêng đối với đề án thuộc các địa bàn có 6 điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn, huyện nghèo theo quy định của Chính phủ, các vùng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, thiên tai sẽ được xem xét đến sự cần thiết, tính khả thi, hiệu quả của đề án trong quá trình thẩm định).

Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, Trung tâm đã và đang phối hợp với các đơn vị có liên quan để hướng dẫn tư vấn các cơ sở công nghiệp nông thôn tổ chức thực hiện, xây dựng hồ sơ thủ tục theo yêu cầu của chương trình khuyến công để tổ chức nghiệm thu đảm bảo tiến độ và đúng quy định của pháp luật.

Hỗ trợ các ngành nghề, sản phẩm tiêu biểu phù hợp với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của địa phương, tăng năng lưc̣ caṇh tranh cho sản phẩm. Các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn trong chuỗi giá trị từng ngành công nghiệp, khai thác triêṭ để những thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Song song với đó, Trung tâm triển khai có hiệu quả các nội dung kế hoạch khuyến công quốc gia và địa phương năm 2022, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án khuyến công đã phê duyệt trên địa bàn.

Trung tâm cũng đặt mục tiêu cho giai đoạn đến năm 2025, công tác khuyến công góp phần phát triển công nghiệp nông thôn trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để đa dạng hóa sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; phát triển các ngành nghề và làng nghề có hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương và gắn với việc bảo vệ môi trường, đồng thời quan tâm bảo tồn các nghề, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch, dịch vụ; góp phần thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và các chương trình liên quan khác.

Huy động các nguồn lực tham gia hoăc̣ hỗ trợ các tổ chức và cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống và các dịch vụ khuyến công, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nhằm taọ việc làm, tăng thu nhâp̣ và góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Công tác khuyến công góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế 

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Góp phần thức hiện thắng lợi Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để hoàn thành mục tiêu này, Trung tâm đề ra giải pháp thực nhóm nhiệm vụ cụ thể:

Thứ nhất, công tác đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của cơ sở công nghiệp nông thôn để tạo việc làm và nâng cao tay nghề cho người lao động. Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành. Tập trung hỗ trợ cho các ngành nghề, làng nghề thủ công mỹ nghệ, đặc sản truyền thống; công nghiệp chế biến nông sản, thủy hải sản vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai. Đào tạo thợ giỏi, nghệ nhân để hình thành đội ngũ giảng viên phục vụ chương trình đào tạo nghề, nâng cao tay nghề, truyền nghề ở nông thôn.

Thứ hai, việc hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp: Hỗ trợ cho các hoạt động tập huấn, hội thảo, hội nghị, tham quan, khảo sát học tập kinh nghiệm; hỗ trợ đánh giá sản xuất sạch hơn cho các cơ sở công nghiệp; hỗ trợ thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật để phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới, xử lý môi trường; ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống, xử lý môi trường; xây dựng mô hình trình diễn về áp dụng sản xuất sạch hơn, sản xuất bền vững.

Chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao

Bên cạnh đó, việc tập trung hỗ trợ các đề án khuyến công theo hướng hỗ trợ có trọng tâm trọng điểm, có sự lan tỏa nhằm tạo bước chuyển rõ rệt cho sự phát triển. Qua đó, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô, tập trung theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế sản phẩm và lợi thế của địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Chú trọng phát triển các ngành và sản phẩm công nghiệp có giá trị gia tăng cao, giá trị xuất khẩu lớn, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm thuộc chương trình OCOP (sản phẩm phù hợp với quy định về khuyến công) theo hướng phát huy tốt lợi thế so sánh, nguồn lực có sẵn về tài nguyên, nguyên liệu, thị trường lao động của tỉnh. Hạn chế xây dựng các đề án dàn trải, phân tán, nhỏ lẻ, hiệu quả thấp.

 

Thăng Long