Theo Liên minh HTX Điện Biên, tính đến ngày 30/9/2022 trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 284 HTX với 10.570 thành viên, tổng số vốn điều lệ là 773.003 triệu đồng, trong đó có 197 HTX nông nghiệp, 41 HTX công thương, 40 HTX xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, 6 HTX vận tải.
Nhìn chung, các HTX đã tích cực củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lí, sản xuất kinh doanh theo hướng phát triển các sản phẩm dịch vụ, sản phẩm chủ lực truyền thống gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa có hiệu quả ngày càng cao, theo chuỗi giá trị ngày càng gia tăng, dang dần trở thành phương thức sản xuất tối ưu để phát triển bền vững.
Điển hình là HTX Đồ Thủ công mỹ nghệ Anh Minh đã ứng dụng máy khắc gỗ CNC trong công nghệ chết tác mộc mỹ nghệ, sản phẩm tạo ra có độ chính xác, đồng đều cao và có khả năng sản xuất hàng loạt tiết kiệm được chi phí, thời gian; HTX DVTH Thanh Yên, HTX Công nghệ cao Phú Mỹ Xanh, HTX DV NN Mường Báng…đã ứng dụng khoa học, công nghệ cao vào sản xuất như hệ thống nhà lưới, hệ thống tưới nhỏ giọt, máy cấy tự động, máy gặt đập liên hoàn….
Một số HTX đã liên kết với các siêu thị, doanh nghiệp lớn để mang sản phẩm của HTX xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, điển hình là: HTX Nông nghiệp hữu cơ Điện Biên cung cấp sản phẩm bơ cho công ty GDP Toàn Cầu xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc, Israel, HTX Tâm Thiện cung cấp sản phẩm gạo cho công ty Hải Nam xuất khẩu sang thị trường Anh, HTX Na sang cung cấp sản phẩm Dứa cho tập đoàn Đồng Dao Ninh Bình xuất khẩu sang thị trường Nga, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Liên minh HTX Điện Biên cho biết, một số HTX đã chủ động nghiên cứu, xây dựng kết hoạch để mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước trong thời gian tới như: HTX Tâm Thiện, HTX DVNN Thanh Yên, HTX Nông nghiệp hữu cơ Suối voi, Dịch vụ trồng và chế biến quế Huổi Pinh…
Tuy nhiên, bên cạnh một số kết quả đạt được, theo Liên minh HTX Điện Biên năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các HTX cẫn còn có những tồn tại, hạn chế, khó khăn nên chưa đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Đầu tiên phải kể đến trình độ cán bộ quản lý của HTX vẫn còn hạn chế nên chưa nhạy bén trong việc tiếp cận công nghệ thông tin, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào kỹ thuật sản xuất.
Nhiều HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động quy mô còn nhỏ lẻ, sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ, chưa tạo được vùng sản xuất tập trung dẫn tới số lượng sản phẩm hàng hóa chưa đủ lớn và không ổn định. Do sản xuất theo phương thức truyền thống, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, sâu bệnh nhiều dẫn đến nên năng suất, chất lượng kém, doanh thu thấp.
Việc quản lý và thực hiện các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong HTX chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Đa số nông sản của HTX sản xuất dưới dạng thô, chưa có thương hiệu nên cho giá trị thấp chưa đủ sức cạnh tranh. Sản phẩm của HTX vẫn mang phong cách truyền thống, chưa có nhiều mẫu mã đa dạng và hiện đại nên chưa thu hút được khách trong và ngoài nước.
Sản phẩm chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác, chưa có xuất xứ hàng hóa. Đây là bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh sản phẩm HRX trên thị trường cả trong và ngoài nước còn yếu và chịu nhiều thiệt thòi. Đồng thời chi phí vận chuyển hàng hóa sang các thị trường nước ngoài cao, đây là thách thức lớn của HTX.
Việc vận chuyển hàng hóa đặc biệt là nông sản của HTX sang thị trường nước ngoài mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu và bị trả về. Yêu cầu rất nghiêm ngặt, chặt chẽ của thị trường nước ngoài đối với sản phẩm của HTX, qúa trình xử lý nông sản xủa HTX theo yêu cầu của thị trường nước ngoài đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng nông sản của HTX.
Việc nhân rộng mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, liên kết sản xuất, kinh doanh theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn như: Trình độ, năng lực quản lý, chuyên môn kỹ thuật của các HTX còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất công nghệ cao. Mặt khác, việc phát triển mô hình ứng dụng cao nghệ cao đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn trong khi nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này của tỉnh còn hạn chế. Quy mô sản xuất, cơ sở vật chất cũng như khả năng tài chính của các HTX còn yếu kém, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi ngân hàng theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước còn khó khăn do không có tài sản thế chấp,…
Để có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường nước ngoài thì HTX phải mất rất nhiều chi phí, thời gian. Vì vậy trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện nay chưa có HTX nào xuất khẩu trực tiếp sản phẩm của mình sang thị trường nước ngoài. Với chức năng và nhiệm vụ của mình sang thị trường nước ngoài.
Để tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị cho sản phẩm hướng tới xuất khẩu trong thời gian, theo đại diện Liên minh HTX Điện Biên thì Trung tâm khuyến công tỉnh Điện Biên lựa chọn các HTX để được tham gia vào các chương trình, dự án nhằm hỗ trợ các HTX ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất, kinh doanh như: hệ thống tưới phun, tưới nhỏ giọt có thệ thống điều khiển tự động, bán tự động, công nghệ nhà lưới, nhà màng phơi sấy bằng năng lượng mặt trời, công nghệ chưng cất, tách thủy tinh dầu, quế, sả, côn nghệ sấy nấm, kho nhà lạnh…nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm tạo ra các sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh.
Đồng thời tư vấn cho các HTX xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, đăng ký sản phẩm thương mại và các chứng nhận tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP. Phối hợp với Liên minh HTX Việt Nam, Sở Công Thương lựa chọn, hỗ trợ các HTX mang sản phẩm tham gia hội chợ triển lãm, nhằm nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Liên minh HTX Điện Biên sẽ phối hợp, tổ chức cho các HTX lớp tập huấn, tăng cường đào tạo về kỹ năng quản lý, bàn hàng, xúc tiến thương mại…Chú trọng đào tạo về chuyển đổi số cho HTX nhằm quảng bá sản phẩm một cách chuyên nghiệp. Phối hợp, tổ chức cho đại diện tổ hợp tác, HTX đi học tập kinh nghiệm ở các địa phương khác có thế mạnh về nông nghiệp và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Liên minh HTX sẽ hỗ trợ, tư vấn cho các HTX được tiếp cận với các nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ hộ trợ phát triển HTX Trung ương, Quỹ hỗ trợ phát triern HTX tỉnh để đầu tư, phát triển sản xuất.