Những lưu ý khi kê khai C/O mẫu AK theo AKFTA

C/O mẫu AK là hình thức ưu đãi theo hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và Hàn Quốc.Khi kê khai C/O mẫu AK theo AKFTA cần có những lưu ý sau:

Điều kiện để C/O mẫu AK hợp lệ

Điều kiện để áp dụng C/O mẫu AK căn cứ theo Điều 2 Thông tư 77/2010/TT-BTC, quy định về Hàng hóa nhập khẩu để được áp dụng thuế suất thuế AKFTA phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Thuộc Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ban hành

b) C/O mẫu AK áp dụng nhập khẩu vào Việt Nam từ các nước:

Tên nước:                                                                 Ký hiệu tên nước:

Bru-nây Đa-ru-sa-lam                                                       BN

Vương quốc Cam-pu-chia                                                   KH

Cộng hoà In-đô-nê-xi-a                                                      ID

Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào                                          LA

Ma-lay-xi-a                                                                        MY

Liên bang My-an-ma                                                           MM

Cộng hoà Phi-líp-pin                                                            PH

Cộng hoà Sing-ga-po                                                         SG

Vương quốc Thái Lan                                                          TH

Đại hàn Dân Quốc (Hàn Quốc)                                              KR

c) Được vận chuyển trực tiếp từ nước xuất khẩu,

Căn cứ quy định tại điểm (b) Điều này, đến Việt Nam, theo quy định của Bộ Công Thương.

d) Thoả mãn các quy định về xuất xứ hàng hóa ASEAN – Hàn Quốc, có Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN- Hàn Quốc (viết tắt là C/O Mẫu AK) do các cơ quan sau đây cấp:

– Tại Bru-nây Đa-ru-sa-lam là Bộ Ngoại giao và Ngoại thương;

– Tại Vương quốc Cam-pu-chia là Bộ Thương mại;

– Tại Cộng hoà In-đô-nê-xi-a là Bộ Thương mại; học logistics ở đâu tốt tại tphcm

– Tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là Bộ Công nghiệp và Thương mại;

– Tại Ma-lay-xi-a là Bộ Ngoại thương và Công nghiệp;

– Tại Liên bang My-an-ma là Bộ Thương mại;

– Tại Cộng hòa Phi-líp-pin là Bộ Tài chính; chứng chỉ kế toán trưởng

– Tại Cộng hòa Sing-ga-po là Cơ quan Hải quan;

– Tại Vương quốc Thái Lan là Bộ Thương mại; và khóa học thanh toán quốc tế hà nội

– Tại Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc) là Phòng Thương mại và Công nghiệp hoặc Cơ quan Hải quan.

Những lưu ý khi kê khai

a) C/O phải làm trên khổ giấy A4 phù hợp với mẫu quy định tại phụ lục VI-A và được gọi là C/O mẫu AK. C/O mẫu AK phải được làm bằng tiếng Anh

b) Một bộ C/O bao gồm 01 bản gốc và 02 bản sao carbon. Màu sắc của bản gốc và các bản sao carbon của một bộ C/O sẽ được các nước thành viên thống nhất thỏa thuận. Trường hợp phải khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, các nước thành viên có thể sử dụng Tờ khai bổ sung C/O phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VI-B; riêng các nước thành viên ASEAN có thể lựa chọn sử dụng Tờ khai bổ sung C/O hoặc sử dụng một C/O mới. học kế toán ở đâu tốt nhất tphcm

c) C/O sẽ mang số tham chiếu riêng của mỗi địa phương hoặc Tổ chức cấp C/O, C/O mẫu AK chỉ thể hiện trị giá FOB tại ô số 9 khi áp dụng tiêu chí Hàm lượng giá trị khu vực (RVC)

d) Bản gốc sẽ do nhà sản xuất/ người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nộp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu. Bản thứ hai do Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản thức ba sẽ do nhà sản xuất và / hoặc người xuất khẩu lưu.

e) Tổ chức cấp C/O sẽ định kỳ cung cấp cho cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu các thông tin chi tiết trên C/O được cấp, bao gồm số tham chiếu và ngày cấp, nhà sản xuất và hoặc người xuất khẩu và mô tả hàng hóa. học xuất nhập khẩu ở hà nội

f) Trong trường hợp C/O bị cơ quan Hải quan nước nhập khẩu từ chối, C/O sẽ được đánh dấu vào ô số 4 và bản gốc C/O này sẽ được gửi lại cho Tổ chức cấp C/O trong thời hạn hợp lý nhưng không quá 02 tháng. Tổ chức cấp C/O sẽ được thông báo về lý do từ chối cho hưởng ưu đãi đối với C/O này.

g) Trường hợp C/O bị từ chối như đã nêu tại khoản 6, cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể chấp nhận giải trình của Tổ chức cấp C/O và đánh giá lại liệu C/P đó có được chấp nhận cho hưởng thuế suất ưu đãi hay không. Các giải trình của Tổ chức cấp C/O phải chi tiết và lý giải những vấn đề mà nước thành viên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi.

Trung Hà