KTĐT - Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất tại 40.000 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, 63-72% tổng số đơn vị tăng chi phí tiền điện dưới 10%. 

Các phương án được Bộ Công Thương đưa ra, gồm giảm 20% giá điện giờ cao điểm buổi sáng cho doanh nghiệp sản xuất một ca hoặc giảm 20% cho tất cả doanh nghiệp.

Trong đó, Bộ Công Thương thiên về phương án chỉ giảm 20% giá điện giờ cao điểm buổi sáng cho doanh nghiệp làm một ca trong ngày. Còn lại các doanh nghiệp sản xuất ca 2, ca 3 vẫn giữ nguyên giá bán điện như hiện hành. Cách tính này sẽ đảm bảo cân đối được lợi ích giữa các bên Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và các hộ tiêu thụ điện.

Trước đó, Bộ Công Thương đã tiến hành khảo sát tình hình sản xuất tại 40.000 doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, 63-72% tổng số đơn vị tăng chi phí tiền điện dưới 10%. Tỷ lệ doanh nghiệp có chi phí tiền điện tăng trên 20% là 13,28-15,17%. Những doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất một ca, tập trung trong giờ hành chính và sử dụng công suất phần lớn vào giờ cao điểm sáng.

Trong tháng 5, chi phí điện phát sinh tại doanh nghiệp có giảm chút ít như vẫn đứng ở mức cao với 1,85-15,23%. Mức tăng chi phí tiền điện trên tổng chi phí sản xuất hoặc tổng doanh thu của doanh nghiệp vào khoảng 0,08-0,57% trong tháng 4 và khoảng 0,04-0,69% trong tháng 5.

Cơ chế áp dụng giờ cao điểm mới từ 1/3:

Giờ bình thường:
a) Từ thứ 2 đến thứ 7:
- Từ 4h đến 9h30
- Từ 11h30 đến 17h
- Từ 20h đến 22h
b) Ngày Chủ nhật:
- Từ 4h đến 22h

Giờ cao điểm:
a) Gồm các ngày từ thứ 2 đến thứ 7:
- Từ 9h30 đến 11h30
- Từ 17h đến 20h
b) Ngày Chủ nhật: Không có giờ cao điểm

Giờ thấp điểm: Tất cả các ngày trong tuần, từ 22h đến 4h sáng ngày hôm sau.
Trước đây, giờ cao điểm được quy định vào 4 tiếng buổi tối từ 18h - 22h, giờ bình thường từ 4h- 18h.

Theo VnExpress