Tác động của cơ cấu đầu tư tài sản đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam

TS. NGUYỄN TRUNG TRỰC (Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh (IUH))

TÓM TẮT:

Cơ cấu đầu tư tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (DN), do lợi nhuận phát sinh từ việc sử dụng có hiệu quả tài sản của DN. Vì vậy, nghiên cứu cơ cấu đầu tư tài sản, tài sản ngắn hạn bao gồm: tồn kho, khoản phải thu, tiền mặt,… và tài sản dài hạn bao gồm: tài sản cố định, đầu tư tài sản ngắn hạn khác, có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Từ khóa: Cơ cấu đầu tư, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, sinh lời, hiệu quả hoạt động.

1. Cơ sở lý thuyết

Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN: EBIT (Earning before interrest and tax); EBT (Earning before interrest tax); NI (Net income), ROE (Return on equity),… nhưng chỉ tiêu tổng quát nhất là EBIT. EBIT được tính như sau:

EBIT = Doanh thu thuần - Chi phí (Chưa có khấu hao) - khấu hao

Tỷ suất sinh lời = EBIT/Tổng tài sản

Như vậy, EBIT được hình thành từ quá trình đầu tư và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, chúng ta phải nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài sản. Tài sản của DN bao gồm tài sản ngắn hạn: Hàng tồn kho, tiền mặt, khoản phải thu..; Tài sản dài hạn: Tài sản cố định, đầu tư tài sản dài hạn khác,…

1.1. Hiệu quả đầu tư tài sản ngắn hạn

Vừa qua và hiện nay, xu hướng chung để nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng tài sản ngắn hạn, chúng ta sử dụng mô hình BAT (The Baumol-Allais-Tobin) hay EOQ (Economic Order Quantity), cụ thể:

1.1.1. Đối với hàng tồn kho

Mục đích tìm số lượng đặt hàng mỗi lần để có tổng chi phí trong năm là nhỏ nhất.

Đầu tiên là phát triển mối quan hệ chức năng giữa các biến có liên quan đến mô hình và có biện pháp hiệu quả. Trong trường hợp này, chúng ta đang quan tâm đến chi phí, theo phương trình:

TC (Total cost): Tổng chi phí hàng năm. D (Demand annual): Nhu cầu hàng năm. C (Cost per unit): Giá mua của một đơn vị sản phẩm. Q (Quantity): Lượng đặt hàng tối ưu một lần. F (Fix cost of placing an order): Chi phí đặt hàng một lần. c: Chi phí dự trữ trên một đơn vị hàng tồn kho trung bình.

(D/ Q)* F: Chi phí đặt hàng hàng năm.

(Q/ 2)* c: Chi phí dự trữ hàng bình quân trong năm. Phát triển mô hình là tìm số lượng đặt hàng Q mà tổng số chi phí (TC) là tối thiểu.

Hình 1.1: Chi phí tồn kho hàng năm dựa trên độ lớn của mỗi lần đặt hàng

Trong Hình 1.1, tổng chi phí là tối thiểu vào thời điểm mà độ dốc của đường cong là zero, lấy đạo hàm của tổng chi phí liên quan đến Q và cho thiết lập này bằng zero.

Lấy đạo hàm của công thức 1.1, tìm điểm cực tiểu, chúng ta có:


1.1.2. Đối với tồn quỹ tiền mặt

- Mục tiêu quản trị tiền mặt: Mục tiêu của quản trị tiền mặt là tối thiểu hóa lượng tiền mặt mà doanh nghiệp cần nắm giữ để duy trì mọi hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp một cách liên tục, với chi phí thấp, hiệu quả cao.

- Sự cần thiết phải nắm giữ tiền mặt: Đảm bảo duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh diễn ra bình thường. Phòng ngừa mọi bất trắc xảy ra trong quá trình kinh doanh, duy trì khả năng thanh toán. Có khả năng tận dụng, thực hiện được các lợi thế khi có cơ hội đầu tư tốt.

- Những bất lợi khi doanh nghiệp nắm giữ tiền mặt: Phát sinh chi phí quản lý. Bị ảnh hưởng của lạm phát và thay đổi tỷ giá. Mất chi phí cơ hội của vốn tiền mặt.

- Nội dung quản trị vốn tiền mặt: Xác định mức dự trữ tiền mặt hợp lý. Dự đoán và quản lý các dòng thu, chi tiền mặt. Lập bảng kế hoạch ngân quỹ tiền mặt (cash budget).

- Các mô hình quản trị tiền mặt

Mục tiêu của các mô hình quản trị tiền mặt là hướng đến mức tồn quỹ tối ưu.

Tổng chi phí giữ tiền mặt: Chi phí cơ hội là chi phí mất đi do giữ tiền mặt. Chi phí giao dịch là chi phí liên quan đến chuyển đổi từ chứng khoán ngắn hạn thành tiền mặt.

Mô hình trên, tổng chi phí giữ tiền mặt thấp nhất khi chi phí giao dịch bằng chi phí cơ hội và C* chính là lượng tiền mặt dự trữ tối ưu.

Hình 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí giữ tiền mặt và tồn quỹ tiền mặt

- Mô hình Baumol (Mô hình EOQ trong quản trị tiền mặt)

Theo mô hình Baumol: Khi vốn bằng tiền xuống thấp, doanh nghiệp sẽ bán chứng khoán để thu tiền về, nên doanh nghiệp sẽ tốn chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần bán chứng khoán. Hoặc nếu doanh nghiệp đi vay thì sẽ tốn chi phí giao dịch cho mỗi lần đi vay. Khi tồn quỹ tiền mặt, doanh nghiệp sẽ mất phí cơ hội.

Mô hình Baumol dựa trên những giả thuyết sau: Tình hình thu, chi tiền ổn định và đều đặn. Không tính đến tiền thu trong kỳ hoạch định. Không có dự trữ tiền cho mục đích an toàn. Tỷ lệ bù đắp tiền mặt không đổi. T: Tổng lượng tiền cần thiết trong kỳ. F: Chi phí cố định cho mỗi lần huy động vốn (bán chứng khoán, vay nợ,…). i: Lãi suất tiền gửi (chứng khoán) trong kỳ. C: Quy mô tiền mặt dự trữ.

Tổng chi phí giữ tiền mặt:

Muốn xác định lượng tiền dự trữ tối ưu thì tổng chi phí giữ tiền mặt (TC) phải thấp nhất, hay lấy đạo hàm của công thức 1.3, tìm điểm cực tiểu, chúng ta có:

* Lượng tiền mặt dự trữ tối ưu

+ Đóng góp của mô hình Baulmol

Mô hình Baumol đã làm nổi bật lên được sự đánh đổi cơ bản giữa các chi phí cố định của việc bán các chứng khoán và chi phí cơ hội đối với việc nắm giữ tiền mặt.

Hạn chế của mô hình Baumol: Mức chi tiêu trong thực tế không ổn định như giả thuyết của mô hình. Việc chuyển đổi chứng khoán ngắn hạn (hay vay ngắn hạn) trong thực tế không thể thực hiện nhanh chóng như tính toán của mô hình.

- Mô hình Miller-Orr

Khắc phục hạn chế thứ nhất của mô hình Baumol: Merton Miller và Daniel Orr đã phát triển một mô hình để xử lý những dòng tiền thu, chi biến động thất thường hàng ngày như sau:

Mô hình giả định các dòng tiền thuần hàng ngày phân bố theo phân phối chuẩn. Mỗi ngày, dòng tiền thuần có thể diễn biến tới mức giá trị cao nhất hoặc thấp nhất. Giả định rằng dòng tiền thuần kỳ vọng là bằng không (0).

Hình 1.3: Mô hình Miller-Orr

Qua hình trên cho thấy vốn bằng tiền vận động đến khi chạm tới giới hạn trên. Tại điểm này, doanh nghiệp sẽ dùng tiền mua chứng khoán một lượng bằng (H - Z).

Khi vốn bằng tiền vận động xuống tới mức giới hạn dưới, doanh nghiệp bán ra một lượng chứng khoán cần thiết là (Z - L) đơn vị để đưa số dư vốn bằng tiền lên mức mục tiêu.

Công thức tính khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới:

Trong đó:

σ: Phương sai thu chi ngân quỹ mỗi ngày;

i: Lãi suất bình quân một ngày;

Mức dự trữ vốn bằng tiền mục tiêu tối ưu sẽ là:

L : Giới hạn dưới là mức dự trữ vốn bằng tiền tối thiểu.

H : Mức giới hạn trên : H = L + d = 3Z* - 2L

Số dư vốn bằng tiền cân bằng bình quân trong mô hình:

Để sử dụng được mô hình này, cần: Thiết lập giới hạn dưới cho dòng tiền thuần. Ước lượng độ lệch chuẩn của dòng tiền thu chi hàng ngày. Quyết định mức lãi suất để xác định chi phí giao dịch hàng ngày. Ước lượng chi phí giao dịch liên quan đến việc mua bán chứng khoán ngắn hạn.

Dù sử dụng mô hình nào đi nữa thì sự thành công trong quản trị tiền mặt sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng phán đoán của nhà quản trị tiền mặt.

1.2. Hiệu quả đầu tư tài sản dài hạn

Để xác định hiệu quả đầu tư tài sản dài hạn, chúng ta sử dụng các chỉ tiêu: NPV, IRR, PI, MIRR, DPP,… Phương pháp xác định các chỉ tiêu này như sau:

1.2.1. Tiêu chuẩn hiện giá thuần - The net present value - NPV

Hiện giá thuần (NPV) được tính như sau:

NPV = Giá trị hiện tại của dòng tiền dự kiến nhận được trong tương lai - (trừ) Chi phí đầu tư ban đầu.

Lãi suất chiết khấu được sử dụng để tính giá trị hiện tại của dòng tiền phù hợp với mức độ rủi ro của dự án.

I : Chi phí đầu tư ban đầu

CFt: Là dòng tiền thời kỳ t

N : Là đời sống kinh tế của dự án

Nếu r là lãi suất chiết khấu của dự án:

NPV > 0: Chấp nhận dự án

NPV < 0: Từ bỏ dự án

NPV = 0: Hòa vốn

Vì khi NPV >0 thì dự án làm tăng giá trị DN.

+ Ưu nhược điểm của tiêu chuẩn NPV:

Phương pháp hiện giá thuần NPV là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc xem xét một dự án. Nếu giữa các chỉ tiêu có mâu thuẫn nhau, chúng ta sẽ dựa vào tiêu chuẩn NPV để chọn dự án.

Tuy nhiên, tiêu chuẩn NPV cũng có những nhược điểm là không thể đánh giá chính xác khi các dự án có thời gian hoạt động không bằng nhau, hoặc không thể xếp thứ tự các dự án đầu tư ưu tiên để lựa chọn, khi nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bị giới hạn.

1.2.2. Tiêu chuẩn tỷ suất sinh lời nội bộ - The internal rate of return - IRR

Tỷ suất sinh lời nội bộ IRR là lãi suất sinh lợi của dự án, khi NPV = 0.

Với r là lãi suất thị trường (hoặc chi phí sử dụng vốn, hay lãi suất chiết khấu)

- Nếu IRR > r: Đầu tư có lãi --> Đầu tư có hiệu quả

- Nếu IRR < r: Đầu tư bị lỗ --> Đầu tư không hiệu quả

- Nếu IRR = r: Thu nhập từ đầu tư chỉ đủ bù đắp chi phí đầu tư

Hai tiêu chuẩn NPV và IRR là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hoạt động đầu tư.

Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, nhà đầu tư sẽ chọn dự án nào có IRR lớn nhất và IRR > r.

+ Ưu, nhược điểm tiêu chuẩn IRR: Thông thường, các DN sử dụng tiêu chuẩn IRR làm cơ sở quyết định đầu tư dài hạn. Vì chỉ tiêu này cho chúng ta biết được khoảng chênh lệch giữa IRR của một dự án đầu tư và lãi suất chiết khấu của doanh nghiệp.

Hình 1.4

1.2.3. Tiêu chuẩn chỉ số sinh lợi - the profitability index - PI

Chỉ số sinh lợi (PI) là tỷ số giá trị hiện tại của dòng tiền của dự án đầu tư so với chi phí đầu tư ban đầu.

PV : Giá trị hiện tại của dòng tiền

I: Đầu tư ban đầu

Chỉ số PI nói lên cứ 1 đồng vốn đầu tư thì sau khi tính về giá trị hiện tại, DN thu về được bao nhiêu đồng. Chỉ số sinh lợi PI rất hữu ích khi xem dự án trong điều kiện ngân sách đầu tư bị giới hạn.

PI và quyết định chấp nhận hoặc từ bỏ dự án

Trường hợp các dự án độc lập lẫn nhau. Dự án nào có: PI > 1: Chấp nhận dự án. PI < 1: Từ bỏ dự án. Trường hợp các dự án loại trừ lẫn nhau, chúng ta sẽ chọn dự án nào có chỉ số PI lớn nhất.

+ Ưu, nhược điểm của tiêu chuẩn PI: Trong trường hợp nguồn vốn bị giới hạn, chúng ta sẽ xếp hạng ưu tiên theo tỷ số PI. Tuy nhiên, chúng ta có thể bị sai lầm khi các dự án loại trừ lẫn nhau.

1.2.4. Tiêu chuẩn thời gian thu hồi vốn có chiết khấu - The discounted payback period - DPP

Thời gian hoàn vốn có chiết khấu là thời gian thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu theo giá trị hiện tại. Nghĩa là dòng tiền thu được trong tương lai sẽ được qui về giá trị hiện tại cho đến lúc bằng vốn đầu tư hiện tại.

Khi thời gian hoàn vốn có chiết khấu trước ngày kết thúc dự án, thì dự án được xem xét chấp nhận và ngược lại.

1.2.5. Tỷ suất sinh lời nội bộ được điều chỉnh (MIRR) (Modified internal rate of return)

Công thức tính MIRR như sau:

Thí dụ 1.3: Tại DN MT có dự án với dữ liệu sau:

Bảng 1.2: Lãi suất chiết khấu (năm): 12%
Đơn vị tính: Triệu

Ta thấy IRR là 23.1% và MIRR là 17.13% đều cao hơn lãi suất chiết của dự án là 12%. Do đó, dự án này có thể được chấp nhận.

Trong các chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư nói ở mục 1.2, nếu giữa các chỉ tiêu có xung đột nhau, chúng ta sẽ căn cứ vào chỉ tiêu NPV để quyết định đầu tư.

1.3. Kỳ vọng của mô hình

Sử dụng Stata 13, chúng ta xây dựng mô hình sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + εt

Với:

Y: EBIT

X1: DT (Doanh thu)

X2; TSNH (Tài sản ngắn hạn)

X3: TSDH (Tài sản dài hạn)

2. Phương pháp nghiên cứu

Để việc phân tích tác động cơ cấu đầu tư vốn đến hiệu quả hoạt động của Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam một cách khách quan, trung thực và phù hợp với đặc điểm của ngành Tài chính, chúng ta sử dụng kinh tế lượng, cụ thể phần mềm Stata 12.

3. Dữ liệu kinh tế từ quí 1/2006 đến quí 4/2016 của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả thống kê và hồi quy

4.2. Thảo luận

Phương trình hồi qui là:

EBITt = - 95554.14 + .2303498 DT - .0011789 TSNH + .2206105 TSDH + εt

- Đối với từng biến DT, TSNH, TSDH, ta thấy trị số p của biến DT và TSDH đều bằng không (=0), do đó ta có thể kết luận biến doanh thu và tài sản dài hạn có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Trong khi đó PTSNH = 0.974 nên TSNH không có tác động đáng kể lên EBIT.

- Kiểm định sự phù hợp của mô hình (kiểm định F):

Giả thiết H0: Hệ số beta của các biến DT, TSNH, TSDH đồng thời bằng không (đồng nghĩa R2=0)

Giả thiết H1: Một trong các hệ số beta của các biến DT, TSNH, TSDH khác không (đồng nghĩa R20)

Tính F: Từ kết quả hồi quy ta có F(3,40)= 222.69

Giá trị tới hạn của F0.014(3,40) = 4.13

Do đó, bác bỏ giả thiết H0, nghĩa là mô hình phù hợp tại mức ý nghĩa 1%.

Việc tăng tài sản dài hạn có tác động đáng kể đối với việc tăng doanh thu, tăng EBIT của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam, trong khi đó tài sản ngắn hạn tác động không đáng kể đến EBIT.

5. Kết luận

Với kết quả Phương trình hồi qui:

EBITt = - 95554.14 + .2303498 DT - .0011789 TSNH + .2206105 TSDH + εt

Chúng ta thấy, EBIT chịu tác động của yếu tố doanh thu (0.230)498 và cơ cấu tài sản dài hạn 0.2206105 và cơ cấu tài sản ngắn hạn tác động giảm (- .0011789). Điều này phù hợp với lý thuyết về tài chính, khi DN tăng đầu tư tài sản dài hạn sẽ tăng qui mô, ứng dụng công nghệ mới, hạ giá thành, do đó tăng lợi nhuận, trong khi tài sản ngắn hạn chỉ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất - kinh doanh thuận lợi, không tạo ra giá trị mới. Vì vậy, DN nói chung, Tổng công ty cổ phần Sữa Việt Nam nói riêng nên tăng đầu tư tài sản dài hạn: Xây dựng nhà máy mới, đổi mới công nghệ, đổi mới đàn bò sữa, mở rộng mạng lưới tiêu thụ,… Điều này sẽ làm tăng doanh thu, hạ chi phí, tăng EBIT cho DN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Nguyen Trung Truc, 2013, Corporate Finance part 2, Published by Economic Publishing House in HCM City.

2. Nguyen Trung Truc, 2015, Financial Management, Published by Economic Publishing House in HCM City.

3. Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield and Jeffrey Jaffe, 2016. Corporation Finance 11th edition. Published by McGraw-Hill.

4. http://finance.vietstock.vn/doanh-nghiep-a-z/, truy cập ngày 09/02/2017.

5. http://infoTV.vn, truy cập ngày 03/01/2017.

6. http://bloomberg.com, truy cập ngày 09/01/2017.

IMPACT OF ASSET INVESTMENT STRUCTURE

ON THE PERFORMANCE OF VINAMILK

PhD. NGUYEN TRUNG TRUC

Faculty of Banking and Finance

Industrial University of Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

The structure of asset investment includes short-term assets and long-term assets play a decisive role in the performance of the firm due to profit generated by the effective enterprise asset management. Therefore, research on the structure of investment in short-term assets including inventories, receivables, cash and long-term assets such as fixed assets and other short-term investments, is very important in order to improve the efficiency of operations, enhance the competitiveness in the domestic and foreign markets, especially in the trend of international economic integration today.

Keywords: Structure of investment, short-term assets, long-term assets, profitability, performance.

Xem tất cả ấn phẩm Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 07 tháng 06/2017 tại đây