Tác động vốn xã hội đối với tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp ngành Dệt may tại Việt Nam

BÙI VĂN THỜI (Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường tác động vốn xã hội (VXH) đối với tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp (DN) ngành Dệt may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy,  tiếp thu kiến thức của DN chịu tác động bởi 3 yếu tố VXH của DN,  gồm (1) VXH bên trong, (2) VXH bên ngoài và (3) VXH của lãnh đạo DN.

Từ khóa: Vốn xã hội, vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội của lãnh đạo, tiếp thu kiến thức.

1. Đặt vấn đề

Dệt may thời trang đã trở thành một ngành Công nghiệp có quy mô lớn và mức độ cạnh tranh cao trên toàn thế giới. Theo số liệu tổng kết của Hiệp hội Dệt may Việt Nam năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành Dệt may đạt khoảng 39 tỷ USD chiếm 7,54% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đây là một ngành rất đáng được nghiên cứu vì chiếm tỉ trọng xuất nhập khẩu rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động.

Theo quan điểm dựa trên tri thức (The Knowledge-Based View), lợi thế của DN trên thị trường là khả năng vượt trội của họ trong việc tạo ra và chuyển giao kiến thức bởi việc tiếp thu kiến thức mở ra cơ hội sản xuất mới và tăng cường khả năng khai thác những cơ hội này [19]. Ngày nay, ngành công nghiệp thời trang đã chuyển từ một ngành dựa trên nguồn tài nguyên sang một ngành dựa trên tri thức. Do đó, việc tham gia vào mạng lưới mối quan hệ cũng như liên kết với các tổ chức khác, nhận thức rõ các điều kiện và bản chất của từng thị trường, về cơ bản cho phép một công ty nhanh chóng tiếp thu kiến thức để cạnh tranh tốt hơn trong thị trường đó [18]. Khi phân tích các yếu tố tác động đến tiếp thu kiến thức của các DN dệt may thời trang Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường phân tích về môi trường làm việc, quá trình đào tạo và phát triển nhân viên,… Tuy nhiên, vai trò của VXH đối với tiếp thu kiến thức của DN ít được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

2. Cơ sở lý thuyết

2.1. Cơ sở lý thuyết về VXH

Theo Lyda Judson Hanifan, khái niệm VXH lần đầu được đề cập năm 1916 để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau và tương tác giữa cá nhân hay gia đình. Thuật ngữ VXH bắt đầu xuất hiện trong các nghiên cứu cộng đồng, làm nổi bật tầm quan trọng cho sự tồn tại và hoạt động của các mạng lưới quan hệ chặt chẽ, xuyên suốt; các mối quan hệ cá nhân phát triển là cơ sở để tin tưởng, hợp tác và hoạt động tập thể trong cộng đồng dân cư [8]. Từ đó, VXH đã trở thành một thuật ngữ khoa học được nghiên cứu một cách có hệ thống và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Sau Jacobs, nhiều nhà lý thuyết khoa học xã hội đã đưa VXH thành một nội dung quan trọng trong nhiều công trình nghiên cứu kinh điển về khoa học xã hội cũng như các chương trình giảng dạy tại các trường đại học.

Cụ thể, theo Loury (1976) VXH là tập hợp các nguồn lực vốn có trong quan hệ gia đình và trong cộng đồng của các tổ chức xã hội rất hữu ích cho sự phát triển. Khái niệm VXH đã được áp dụng để làm sáng tỏ một loạt các hiện tượng xã hội, mặc dù các nhà nghiên cứu đã ngày càng tập trung sự chú ý vào vai trò của VXH như một ảnh hưởng không chỉ về sự phát triển của vốn con người [2] mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DN [1], các khu vực địa lý [13-14], và các quốc gia [4]. Các nghiên cứu về VXH đã phát triển rộng rãi trong những năm qua, với nhiều cách hiểu và xem nó như một hình thức độc đáo của vốn [9]. VXH được quan niệm một cách rộng rãi bởi các học giả là bao gồm các nguồn lực gắn kết trong các cấu trúc xã hội và các mối quan hệ [2]. Theo đó, VXH bao gồm các yếu tố cơ bản của niềm tin, chuẩn mực và mạng lưới xã hội, và rằng nó tạo thành một nguồn tài nguyên quan trọng sẽ là tốt hơn nếu có VXH nhiều hơn [13].

Các nghiên cứu về VXH tập trung ở ba cấp độ gồm: Cộng đồng, DN và quốc gia. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến VXH của DN.

2.2. Vốn xã hội của doanh nghiệp

VXH của DN được xem như là chất lượng mạng lưới quan hệ của DN trên ba khía cạnh: (1) Chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo DN, (2) Chất lượng mạng lưới bên trong DN và (3) Chất lượng mạng lưới bên ngoài DN [5]. Chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo thể hiện ở tình bạn, tương hỗ, quyền lực, sự thừa nhận của xã hội và sự cam kết của lãnh đạo [5-6]. Chất lượng mạng lưới quan hệ bên trong thể hiện mọi người trong DN có chung mục tiêu và tầm nhìn, thường xuyên giữ lời hứa lẫn nhau, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên trao đổi kiến thức và thông tin, mỗi phòng ban, bộ phận đều cố gắng hết sức để tránh làm tổn hại đến lợi ích của các bộ phận/phòng ban khác [3]. Chất lượng mạng lưới quan hệ bên ngoài thể hiện DN và đối tác kinh doanh thường xuyên giữ lời hứa, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới, duy trì mối quan hệ mật thiết, tránh gây tổn hại lợi ích lẫn nhau [3].

2.3. Tiếp thu kiến thức

Theo quan điểm dựa trên tri thức: Các công ty như là kho lưu trữ kiến thức và năng lực và kiến thức là một trong các nhân tố chính tạo ra thành công cho DN [11, 15]. Theo Hult và cộng sự (2007), sự tiếp thu kiến thức là một thành phần quan trọng của phát triển kiến thức gồm bốn yếu tố: (1) Tiếp thu kiến thức, (2) Phân phối thông tin, (3) Chia sẽ hiểu biết và (4) Lưu giữ kiến thức. Tiếp thu kiến thức mở ra những cơ hội sản xuất mới và tăng cường khả năng khai thác các cơ hội này [19].

Như vậy, tiếp thu kiến thức thể hiện nỗ lực của DN trong việc thực hiện nhiều nghiên cứu nội bộ về các sản phẩm mới mà khách hàng có nhu cầu trong tương lai, thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng, nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi về sở thích của khách hàng trong môi trường kinh doanh [7].

2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ VXH của lãnh đạo đối với VXH bên trong và VXH bên ngoài DN và mối quan hệ VXH bên trong và VXH bên ngoài đối với tiếp thu kiến thức của DN.

VXH của lãnh đạo DN là chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo biểu hiện qua tình bạn, hỗ trợ lẫn nhau, quyền lực, cam kết và sự công nhận của xã hội [5]. Còn Tushman & O’Reilly III (1997) chỉ ra các cấu trúc của mạng lưới quan hệ của lãnh đạo như dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo chí, quan chức/nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề, các câu lạc bộ [17]. Thông qua khả năng lãnh đạo và mạng lưới quan hệ của mình, các nhà lãnh đạo sẽ giúp cho các thành viên bên trong DN tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, hiệp hội ngành nghề và đồng nghiệp. Điều đó khẳng định VXH lãnh đạo của DN có tác động tích cực đến VXH bên trong và VXH bên ngoài DN. Do đó có giả thuyết:

H1: VXH của lãnh đạo tác động trực tiếp, cùng chiều đến VXH bên ngoài  DN.

H2: VXH của lãnh đạo tác động trực tiếp, cùng chiều đến VXH bên trong  DN.

VXH bên trong DN giúp cho môi trường làm việc thân thiện thông qua sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên [18]. Thông qua VXH bên trong DN, tất cả mọi người có chung mục tiêu và tầm nhìn, giữ lời hứa, chia sẻ kiến thức và thông tin, cố gắng hết sức tránh làm tổn hại đến lợi ích lẫn nhau [3] làm gia tăng tiếp thu kiến thức của DN. Do đó có giả thuyết:

H3: VXH bên trong tác động trực tiếp, cùng chiều đến tiếp thu kiến thức của DN.

VXH bên ngoài DN phản ánh chất lượng mối quan hệ giữa các DN với các cá nhân đại diện cho các DN có liên quan bên ngoài [3]. Mạng lưới bên ngoài của một công ty cho phép nó đạt được các nguồn lực từ môi trường nhằm tìm kiếm những cơ hội mới, các mạng lưới quan hệ của DN với đối tác kinh doanh là các mạng lưới quan hệ gây hiệu ứng tích cực cho ngành Dệt may, bởi chúng góp phần tạo ra kênh huy động vốn, giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hợp tác, tiếp cận thông tin và chuyển giao tri thức [18]. Do đó có giả thuyết:

H4: VXH bên ngoài tác động trực tiếp, cùng chiều đến tiếp thu kiến thực của DN.

3. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có định ngạch. Đối tượng khảo sát là các DN dệt may thời trang tại khu vực phía Nam, Việt Nam. Đối tượng cung cấp thông tin là lãnh đạo cấp cao trong DN. Số lượng mẫu cuối cùng dùng xử lý là 293 mẫu.

Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập được đánh giá bằng công cụ phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

4. Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả

Kết quả mô tả dữ liệu nghiên cứu: Trong tổng số 293 DN dệt may được khảo sát DN vốn tư nhân chiếm 70%, DN có vốn nhà nước chiếm 8,9% và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,1%.

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo: Tổng cộng có 26 biến quan sát dùng để đo lường 4 khái niệm nghiên cứu gồm: (1) VXH của lãnh đạo là thang đo đa hướng gồm 3 thành phần: Hiệp hội ngành nghề, Đối tác kinh doanh và Đồng nghiệp; (2) VXH bên trong DN, (3) VXH bên ngoài DN, (4) Tiếp thu kiến thức. Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đó có 3 biến quan sát bị loại gồm VXBT4, HHNN2 và DGNP1. Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 1. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo

độ tin cậy của các thang đo

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định CFA các thang đo thành phần yếu tố VXH của lãnh đạo: Theo đó, mô hình có 21 bậc tự do, Chi-square = 34,436 với P = 0,033 < 0,05; Chi-square/df = 1,640 < 3, đạt yêu cầu. Các chỉ số GFI = 0,975, TLI = 0,986, CFI = 0,992 và đều lớn hơn 0,9. Chỉ số RMSEA = 0,047 < 0,05, đạt yêu cầu. Kết luận dữ liệu thị trường phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất.

Bảng 2. Kết quả kiểm định CFA thang đo VXH của lãnh đạo

Kết quả kiểm định CFA

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định CFA mô hình tới hạn: Kết quả CFA các yếu tố trong mô hình tới hạn được trình bày trong Bảng 3, mô hình có 217 bậc tự do, Chi-square = 344,657 với P = 0,000 < 0,05; Chi-square/df = 1,588 < 3. Các chỉ số GFI = 0,911; TLI = 0,959 và CFI = 0,965 và đều lớn hơn 0,9. Chỉ số RMSEA = 0,045 < 0,05 đạt yêu cầu. Với các kết quả phân tích thống kê nêu trên, kết luận dữ liệu thị trường phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất [5].

Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 2: Kết quả kiểm định SEM của mô hình lý thuyết

Kết quả kiểm định SEM của mô hình lý thuyết

Ghi chú: Coefficients measure figures is ÷2/ d.f. ratio < 5 (Schumacker & Lomax, 2004), TLI > 0.90 (Hair et. al, 2006), CFI > 0.95 (Hu & Bentler, 1999), RMSEA <0.08.

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu (SEM): Hình 2 cho thấy kết quả các chỉ số kiểm định của mô hình với giá trị Chi-square = 407,104, df = 218; Cmin/df = 1,868 với p = 0,000 < 0,05 không đạt do cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng các chỉ số khác đều phù hợp: GFI = 0,897; CFI = 0,939; TLI = 0,948; RMSEA = 0,055. Vì vậy, mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường [5].

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu:

Bảng 4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.2. Thảo luận

Tiếp thu kiến thức chịu tác động trực tiếp bởi 02 yếu tố: (i) VXH bên trong DN, (ii) VXH bên ngoài DN ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H3 và H4 được chấp nhận). Điều này có nghĩa:

Thứ nhất, khi mọi người bên trong DN thường xuyên có chung mục tiêu và tầm nhìn, giữ lời hứa, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm lẫn nhau khi giải quyết các công việc sẽ góp phần giúp DN gia tăng tiếp thu kiến thức.

Thứ hai, VXH bên ngoài DN là yếu tố có tác động mạnh nhất đến tiếp thu kiến thức của DN với hệ số tác động bằng 0,547, do đó DN phải giữ lời hứa và duy trì mối quan hệ với đối tác kinh doanh, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới cũng như tránh gây tổn hại lẫn nhau sẽ giúp DN nhanh chóng tiếp nhận thông tin, kiến thức từ thị trường, góp phần thúc đẩy tiếp thu kiến thức của DN, nâng cao thành tích kinh doanh của DN dệt may thời trang.

Ngoài ra, tiếp thu kiến thức còn chịu tác động gián tiếp VXH của lãnh đạo thông qua VXH bên trong và VXH bên ngoài DN ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thiết H1 và H2 được chấp nhận). Do đó, để đẩy mạnh việc tiếp thu kiến thức, lãnh đạo DN cần chú trọng xác lập và nâng cao chất lượng mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp.

5. Kết luận và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu khẳng định tiếp thu kiến thức của DN chịu tác động bởi 2 yếu tố VXH gồm: (1) VXH bên trong DN, (2) VXH bên ngoài DN; đồng thời chịu tác động gián tiếp của VXH lãnh đạo DN ở mức ý nghĩa (alpha) là 0,05, tương ứng độ tin cậy 95%. Vì vậy, so với mô hình lý thuyết của Suseno & Ratten (2007) chỉ có 2 yếu tố (VXH bên trong và VXH bên ngoài DN) thì mô hình nghiên cứu đề xuất trong bài có nhiều hơn một yếu tố là VXH của lãnh đạo DN.

VXH của lãnh đạo là mạng lưới quan hệ của lãnh đạo với hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp. Do đó, muốn phát triển VXH của lãnh đạo thì phải phát triển chất lượng mối quan hệ của lãnh đạo với các chủ thể này như sau: (1) Lãnh đạo DN cần thiết lập và duy trì mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề và các đối tác kinh doanh. Để làm được điều này, lãnh đạo DN phải thường xuyên liên lạc, gặp gỡ, chia sẻ thông tin và giúp đỡ với tư cách cá nhân để tạo dựng niềm tin; (2) Lãnh đạo cần thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đồng nghiệp trong DN nhằm tạo uy tín, lòng tin, tăng động lực làm việc và tranh thủ sự ủng hộ.

VXH bên ngoài là mạng lưới quan hệ của DN với các đối tác kinh doanh. Do đó, DN cần nâng cao chất lượng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh bằng cách luôn giữ lời hứa, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ thông tin và kiến thức, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới và đặc biệt là tránh gây tổn hại lợi ích lẫn nhau.

VXH bên trong là chất lượng mạng lưới quan hệ theo chiều ngang và chiều dọc giữa cá nhân/bộ phận chức năng trong DN. Do đó, muốn phát triển VXH bên trong DN thì mọi người phải có mục tiêu và tầm nhìn chung, duy trì mối quan hệ chặt chẽ bằng cách giữ lời hứa, chia sẻ thông tin và đặc biệt là tránh gây tổn hại lẫn nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Baker, W. E. (1990). Market Networks and Corporate Behavior. American Journal of Sociology, 96(3), 589-625.
  2. Coleman, J. S. (1988). Social Capital in the Creation of Human Capital. The American Journal of Sociology, 94, 95-120.
  3. Dai, W., Mao, Z., Zhao, X., & Mattila, A. (2015). How does social capital influence the hospitality firm’s financialperformance? The moderating role of entrepreneurial activities. International Journal of Hospitality Management, 51, 42-55.
  4. Fukuyama, F. (1995). Social Capital and the Global Economy: A Redrawn Map of the World, Available at: https://www.foreignaffairs.com/articles/1995-09-01/social-capital-and-global-economy-redrawn-map-world [Accessed on 5 January 2018].
  5. Hair, Anderson, Tatham & Black (1998). Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International, Inc.
  6. Hitt, M. A., & Ireland, R. D., 2002. The Essence of Strategic Leadership: Managing Human and Social Capital. The Journal of Leadership and Organization Studies, 9(1): 4-5.
  7. Hult, G. M., Ketchen, D. J., & Arrfelt, M. (2007). Strategic Supply chain management: Improving Performance Through A Culture Of Competitiveness And Knowledge Development. Strategic Management Journal. DOI: 10.1002/smj.627
  8. Jacobs, J., (1961). The death and life of great American cities. New York: Vintage Books. A Division of Random House.
  9. Lin, N. (2001). Social Captial: A theory of social structure and action. Cambridge University Press.
  10. Loury, G. C. (1976). A Dynamic theory of racial income differences. Discussion Papers 225, Northwestern University, Center for Mathematical Studies in Economics and Management Science.
  11. Nelson, R., & Winter, S. (1982). An evolutionary theory of economic change. Harvard University Press, Cambridge, MA.
  12. Nguyen, Hoai Trong & Huynh, Dien Thanh, (2012). The contribution of social capital into the activities of real estate companies in Viet Nam. Journal of International Business Research, 11(3), 53-70.
  13. Putnam (1993). The prosperous community: Social capital and public life. The American Prospect. 13, 35-42.
  14. Putnam, R. D. (1995). Bowling alone: America’s declining social capital. Journal of Democracy, 6(1), 65-78.
  15. Spender, J.C. (1996). Making knowledge the basis of a dynamic theory of the firm. Strategic Management Journal. Winter Special Issue 1, 45-62.
  16. Suseno, Y., & Ratten, V. (2007). A theoretical framework of alliance performance: The role of trust, social capital and knowledge development. Journal of Management and Organization, 13(1), 4-23.
  17. Tushman, M. L., & III O’Reilly, C. A. (1997). Winning Through Innovation: A Practical Guide to Leading Organizational Change and Renewal. Harvard Business School Press.
  18. Yang, Z., Zhou, C., & Jiang, L. (2011). When do formal control and trust matter? A context-based analysis of the effects on marketing channel relationships in China. Industrial Marketing Management, 40(1), 86-96.
  19. Yli-renko, H., Autio, E., & Sapienza, H. J., 2001. Social capital, knowledge acquisition, and knowledge exploitation in young technology-based firms. Strategic Management Journal, 22, 587-613.

BÙI VĂN THỜI (Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Nghiên cứu sinh Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

IMPACTS OF SOCIAL CAPITAL ON THE KNOWLEDGE

ACQUISITION OF VIETNAMESE TEXTILE

AND GARMENT ENTERPRISES

 

l BUI VAN THOI

Vice Dean, Faculty of Business Administration

Nguyen Tat Thanh University

Postgraduate student

University of Economics Ho Chi Minh City

 

ABSTRACT:

This paper is to identify and measure the impacts of social capital on the knowledge acquisition of Vietnamese textile and garment enterprises. This paper’s findings show that the knowledge acquisition of enterprises is affected by three following factors of social capital, including (1) Internal social capital, (2) External social capital and (3) Social capital of leaders.

Keyswords: Social capital, internal social capital, external social capital, social capital of leaders, knowledge acquisition.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2020]

Tác động vốn xã hội đối với tiếp thu kiến thức của doanh nghiệpngành Dệt may tại Việt Nam

TÓM TẮT:

Nghiên cứu nhằm xác định và đo lường tác động vốn xã hội (VXH) đối với tiếp thu kiến thức của doanh nghiệp (DN) ngành Dệt may Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy,  tiếp thu kiến thức của DN chịu tác động bởi 3 yếu tố VXH của DN,  gồm (1) VXH bên trong, (2) VXH bên ngoài và (3) VXH của lãnh đạo DN.

Từ khóa: Vốn xã hội, vốn xã hội bên trong, vốn xã hội bên ngoài, vốn xã hội của lãnh đạo, tiếp thu kiến thức.

  1. Đặt vấn đề

Dệt may thời trang đã trở thành một ngành Công nghiệp có quy mô lớn và mức độ cạnh tranh cao trên toàn thế giới. Theo số liệu tổng kết của Hiệp hội Dệt may Việt Nam năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành Dệt may đạt khoảng 39 tỷ USD chiếm 7,54% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Đây là một ngành rất đáng được nghiên cứu vì chiếm tỉ trọng xuất nhập khẩu rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, giải quyết hàng triệu công ăn việc làm cho người lao động.

Theo quan điểm dựa trên tri thức (The Knowledge-Based View), lợi thế của DN trên thị trường là khả năng vượt trội của họ trong việc tạo ra và chuyển giao kiến thức bởi việc tiếp thu kiến thức mở ra cơ hội sản xuất mới và tăng cường khả năng khai thác những cơ hội này [19]. Ngày nay, ngành công nghiệp thời trang đã chuyển từ một ngành dựa trên nguồn tài nguyên sang một ngành dựa trên tri thức. Do đó, việc tham gia vào mạng lưới mối quan hệ cũng như liên kết với các tổ chức khác, nhận thức rõ các điều kiện và bản chất của từng thị trường, về cơ bản cho phép một công ty nhanh chóng tiếp thu kiến thức để cạnh tranh tốt hơn trong thị trường đó [18]. Khi phân tích các yếu tố tác động đến tiếp thu kiến thức của các DN dệt may thời trang Việt Nam, các nhà nghiên cứu thường phân tích về môi trường làm việc, quá trình đào tạo và phát triển nhân viên,… Tuy nhiên, vai trò của VXH đối với tiếp thu kiến thức của DN ít được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

  1. Cơ sở lý thuyết

2.1. Cơ sở lý thuyết về VXH

Theo Lyda Judson Hanifan, khái niệm VXH lần đầu được đề cập năm 1916 để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau và tương tác giữa cá nhân hay gia đình. Thuật ngữ VXH bắt đầu xuất hiện trong các nghiên cứu cộng đồng, làm nổi bật tầm quan trọng cho sự tồn tại và hoạt động của các mạng lưới quan hệ chặt chẽ, xuyên suốt; các mối quan hệ cá nhân phát triển là cơ sở để tin tưởng, hợp tác và hoạt động tập thể trong cộng đồng dân cư [8]. Từ đó, VXH đã trở thành một thuật ngữ khoa học được nghiên cứu một cách có hệ thống và được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Sau Jacobs, nhiều nhà lý thuyết khoa học xã hội đã đưa VXH thành một nội dung quan trọng trong nhiều công trình nghiên cứu kinh điển về khoa học xã hội cũng như các chương trình giảng dạy tại các trường đại học.

Cụ thể, theo Loury (1976) VXH là tập hợp các nguồn lực vốn có trong quan hệ gia đình và trong cộng đồng của các tổ chức xã hội rất hữu ích cho sự phát triển. Khái niệm VXH đã được áp dụng để làm sáng tỏ một loạt các hiện tượng xã hội, mặc dù các nhà nghiên cứu đã ngày càng tập trung sự chú ý vào vai trò của VXH như một ảnh hưởng không chỉ về sự phát triển của vốn con người [2] mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các DN [1], các khu vực địa lý [13-14], và các quốc gia [4]. Các nghiên cứu về VXH đã phát triển rộng rãi trong những năm qua, với nhiều cách hiểu và xem nó như một hình thức độc đáo của vốn [9]. VXH được quan niệm một cách rộng rãi bởi các học giả là bao gồm các nguồn lực gắn kết trong các cấu trúc xã hội và các mối quan hệ [2]. Theo đó, VXH bao gồm các yếu tố cơ bản của niềm tin, chuẩn mực và mạng lưới xã hội, và rằng nó tạo thành một nguồn tài nguyên quan trọng sẽ là tốt hơn nếu có VXH nhiều hơn [13].

Các nghiên cứu về VXH tập trung ở ba cấp độ gồm: Cộng đồng, DN và quốc gia. Trong bài viết này, tác giả đề cập đến VXH của DN.

2.2. Vốn xã hội của doanh nghiệp

VXH của DN được xem như là chất lượng mạng lưới quan hệ của DN trên ba khía cạnh: (1) Chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo DN, (2) Chất lượng mạng lưới bên trong DN và (3) Chất lượng mạng lưới bên ngoài DN [5]. Chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo thể hiện ở tình bạn, tương hỗ, quyền lực, sự thừa nhận của xã hội và sự cam kết của lãnh đạo [5-6]. Chất lượng mạng lưới quan hệ bên trong thể hiện mọi người trong DN có chung mục tiêu và tầm nhìn, thường xuyên giữ lời hứa lẫn nhau, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên trao đổi kiến thức và thông tin, mỗi phòng ban, bộ phận đều cố gắng hết sức để tránh làm tổn hại đến lợi ích của các bộ phận/phòng ban khác [3]. Chất lượng mạng lưới quan hệ bên ngoài thể hiện DN và đối tác kinh doanh thường xuyên giữ lời hứa, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới, duy trì mối quan hệ mật thiết, tránh gây tổn hại lợi ích lẫn nhau [3].

2.3. Tiếp thu kiến thức

Theo quan điểm dựa trên tri thức: Các công ty như là kho lưu trữ kiến thức và năng lực và kiến thức là một trong các nhân tố chính tạo ra thành công cho DN [11, 15]. Theo Hult và cộng sự (2007), sự tiếp thu kiến thức là một thành phần quan trọng của phát triển kiến thức gồm bốn yếu tố: (1) Tiếp thu kiến thức, (2) Phân phối thông tin, (3) Chia sẽ hiểu biết và (4) Lưu giữ kiến thức. Tiếp thu kiến thức mở ra những cơ hội sản xuất mới và tăng cường khả năng khai thác các cơ hội này [19].

Như vậy, tiếp thu kiến thức thể hiện nỗ lực của DN trong việc thực hiện nhiều nghiên cứu nội bộ về các sản phẩm mới mà khách hàng có nhu cầu trong tương lai, thường xuyên thăm dò ý kiến khách hàng, nhanh chóng phát hiện ra những thay đổi về sở thích của khách hàng trong môi trường kinh doanh [7].

2.4. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu này xem xét mối quan hệ VXH của lãnh đạo đối với VXH bên trong và VXH bên ngoài DN và mối quan hệ VXH bên trong và VXH bên ngoài đối với tiếp thu kiến thức của DN.

VXH của lãnh đạo DN là chất lượng mạng lưới quan hệ của lãnh đạo biểu hiện qua tình bạn, hỗ trợ lẫn nhau, quyền lực, cam kết và sự công nhận của xã hội [5]. Còn Tushman & O’Reilly III (1997) chỉ ra các cấu trúc của mạng lưới quan hệ của lãnh đạo như dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo chí, quan chức/nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, hiệp hội ngành nghề, các câu lạc bộ [17]. Thông qua khả năng lãnh đạo và mạng lưới quan hệ của mình, các nhà lãnh đạo sẽ giúp cho các thành viên bên trong DN tăng cường mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, hiệp hội ngành nghề và đồng nghiệp. Điều đó khẳng định VXH lãnh đạo của DN có tác động tích cực đến VXH bên trong và VXH bên ngoài DN. Do đó có giả thuyết:

H1: VXH của lãnh đạo tác động trực tiếp, cùng chiều đến VXH bên ngoài  DN.

H2: VXH của lãnh đạo tác động trực tiếp, cùng chiều đến VXH bên trong  DN.

VXH bên trong DN giúp cho môi trường làm việc thân thiện thông qua sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau giữa các nhân viên [18]. Thông qua VXH bên trong DN, tất cả mọi người có chung mục tiêu và tầm nhìn, giữ lời hứa, chia sẻ kiến thức và thông tin, cố gắng hết sức tránh làm tổn hại đến lợi ích lẫn nhau [3] làm gia tăng tiếp thu kiến thức của DN. Do đó có giả thuyết:

H3: VXH bên trong tác động trực tiếp, cùng chiều đến tiếp thu kiến thức của DN.

VXH bên ngoài DN phản ánh chất lượng mối quan hệ giữa các DN với các cá nhân đại diện cho các DN có liên quan bên ngoài [3]. Mạng lưới bên ngoài của một công ty cho phép nó đạt được các nguồn lực từ môi trường nhằm tìm kiếm những cơ hội mới, các mạng lưới quan hệ của DN với đối tác kinh doanh là các mạng lưới quan hệ gây hiệu ứng tích cực cho ngành Dệt may, bởi chúng góp phần tạo ra kênh huy động vốn, giảm chi phí giao dịch, tăng hiệu quả hợp tác, tiếp cận thông tin và chuyển giao tri thức [18]. Do đó có giả thuyết:

H4: VXH bên ngoài tác động trực tiếp, cùng chiều đến tiếp thu kiến thực của DN.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện có định ngạch. Đối tượng khảo sát là các DN dệt may thời trang tại khu vực phía Nam, Việt Nam. Đối tượng cung cấp thông tin là lãnh đạo cấp cao trong DN. Số lượng mẫu cuối cùng dùng xử lý là 293 mẫu.

Phương pháp xử lý dữ liệu: Dữ liệu thu thập được đánh giá bằng công cụ phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khẳng định CFA và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

  1. Kết quả và thảo luận

4.1. Kết quả

Kết quả mô tả dữ liệu nghiên cứu: Trong tổng số 293 DN dệt may được khảo sát DN vốn tư nhân chiếm 70%, DN có vốn nhà nước chiếm 8,9% và DN có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,1%.

Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo: Tổng cộng có 26 biến quan sát dùng để đo lường 4 khái niệm nghiên cứu gồm: (1) VXH của lãnh đạo là thang đo đa hướng gồm 3 thành phần: Hiệp hội ngành nghề, Đối tác kinh doanh và Đồng nghiệp; (2) VXH bên trong DN, (3) VXH bên ngoài DN, (4) Tiếp thu kiến thức. Sau khi kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha đó có 3 biến quan sát bị loại gồm VXBT4, HHNN2 và DGNP1. Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 1. Kết quả phân tích độ tin cậy của các thang đo

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định CFA các thang đo thành phần yếu tố VXH của lãnh đạo: Theo đó, mô hình có 21 bậc tự do, Chi-square = 34,436 với P = 0,033 < 0,05; Chi-square/df = 1,640 < 3, đạt yêu cầu. Các chỉ số GFI = 0,975, TLI = 0,986, CFI = 0,992 và đều lớn hơn 0,9. Chỉ số RMSEA = 0,047 < 0,05, đạt yêu cầu. Kết luận dữ liệu thị trường phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất.

Bảng 2. Kết quả kiểm định CFA thang đo VXH của lãnh đạo

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định CFA mô hình tới hạn: Kết quả CFA các yếu tố trong mô hình tới hạn được trình bày trong Bảng 3, mô hình có 217 bậc tự do, Chi-square = 344,657 với P = 0,000 < 0,05; Chi-square/df = 1,588 < 3. Các chỉ số GFI = 0,911; TLI = 0,959 và CFI = 0,965 và đều lớn hơn 0,9. Chỉ số RMSEA = 0,045 < 0,05 đạt yêu cầu. Với các kết quả phân tích thống kê nêu trên, kết luận dữ liệu thị trường phù hợp với mô hình nghiên cứu đề xuất [5].

Bảng 3. Kết quả phân tích nhân tố khẳng định CFA

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hình 2: Kết quả kiểm định SEM của mô hình lý thuyết

Ghi chú: Coefficients measure figures is ÷2/ d.f. ratio < 5 (Schumacker & Lomax, 2004), TLI > 0.90 (Hair et. al, 2006), CFI > 0.95 (Hu & Bentler, 1999), RMSEA <0.08.

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu (SEM): Hình 2 cho thấy kết quả các chỉ số kiểm định của mô hình với giá trị Chi-square = 407,104, df = 218; Cmin/df = 1,868 với p = 0,000 < 0,05 không đạt do cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng các chỉ số khác đều phù hợp: GFI = 0,897; CFI = 0,939; TLI = 0,948; RMSEA = 0,055. Vì vậy, mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thị trường [5].

Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu:

Bảng 4. Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.2. Thảo luận

Tiếp thu kiến thức chịu tác động trực tiếp bởi 02 yếu tố: (i) VXH bên trong DN, (ii) VXH bên ngoài DN ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thuyết H3 và H4 được chấp nhận). Điều này có nghĩa:

Thứ nhất, khi mọi người bên trong DN thường xuyên có chung mục tiêu và tầm nhìn, giữ lời hứa, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm lẫn nhau khi giải quyết các công việc sẽ góp phần giúp DN gia tăng tiếp thu kiến thức.

Thứ hai, VXH bên ngoài DN là yếu tố có tác động mạnh nhất đến tiếp thu kiến thức của DN với hệ số tác động bằng 0,547, do đó DN phải giữ lời hứa và duy trì mối quan hệ với đối tác kinh doanh, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới cũng như tránh gây tổn hại lẫn nhau sẽ giúp DN nhanh chóng tiếp nhận thông tin, kiến thức từ thị trường, góp phần thúc đẩy tiếp thu kiến thức của DN, nâng cao thành tích kinh doanh của DN dệt may thời trang.

Ngoài ra, tiếp thu kiến thức còn chịu tác động gián tiếp VXH của lãnh đạo thông qua VXH bên trong và VXH bên ngoài DN ở mức ý nghĩa 5%, độ tin cậy 95% (giả thiết H1 và H2 được chấp nhận). Do đó, để đẩy mạnh việc tiếp thu kiến thức, lãnh đạo DN cần chú trọng xác lập và nâng cao chất lượng mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp.

5. Kết luận và hàm ý chính sách

Kết quả nghiên cứu khẳng định tiếp thu kiến thức của DN chịu tác động bởi 2 yếu tố VXH gồm: (1) VXH bên trong DN, (2) VXH bên ngoài DN; đồng thời chịu tác động gián tiếp của VXH lãnh đạo DN ở mức ý nghĩa (alpha) là 0,05, tương ứng độ tin cậy 95%. Vì vậy, so với mô hình lý thuyết của Suseno & Ratten (2007) chỉ có 2 yếu tố (VXH bên trong và VXH bên ngoài DN) thì mô hình nghiên cứu đề xuất trong bài có nhiều hơn một yếu tố là VXH của lãnh đạo DN.

VXH của lãnh đạo là mạng lưới quan hệ của lãnh đạo với hiệp hội ngành nghề, đối tác kinh doanh và đồng nghiệp. Do đó, muốn phát triển VXH của lãnh đạo thì phải phát triển chất lượng mối quan hệ của lãnh đạo với các chủ thể này như sau: (1) Lãnh đạo DN cần thiết lập và duy trì mối quan hệ với hiệp hội ngành nghề và các đối tác kinh doanh. Để làm được điều này, lãnh đạo DN phải thường xuyên liên lạc, gặp gỡ, chia sẻ thông tin và giúp đỡ với tư cách cá nhân để tạo dựng niềm tin; (2) Lãnh đạo cần thiết lập và duy trì các mối quan hệ với các đồng nghiệp trong DN nhằm tạo uy tín, lòng tin, tăng động lực làm việc và tranh thủ sự ủng hộ.

VXH bên ngoài là mạng lưới quan hệ của DN với các đối tác kinh doanh. Do đó, DN cần nâng cao chất lượng mối quan hệ với các đối tác kinh doanh bằng cách luôn giữ lời hứa, duy trì mối quan hệ chặt chẽ, chia sẻ thông tin và kiến thức, giới thiệu cơ hội kinh doanh mới và đặc biệt là tránh gây tổn hại lợi ích lẫn nhau.

VXH bên trong là chất lượng mạng lưới quan hệ theo chiều ngang và chiều dọc giữa cá nhân/bộ phận chức năng trong DN. Do đó, muốn phát triển VXH bên trong DN thì mọi người phải có mục tiêu và tầm nhìn chung, duy trì mối quan hệ chặt chẽ bằng cách giữ lời hứa, chia sẻ thông tin và đặc biệt là tránh gây tổn hại lẫn nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Baker, W. E. (1990). Market Networks and Corporate Behavior. American Journal of Sociology, 96(3), 589-625.
  2. Coleman, J. S. (1988). Social Capital in the Creation of Human Capital. The American Journal of Sociology, 94, 95-120.
  3. Dai, W., Mao, Z., Zhao, X., & Mattila, A. (2015). How does social capital influence the hospitality firm’s financialperformance? The moderating role of entrepreneurial activities. International Journal of Hospitality Management, 51, 42-55.
  4. Fukuyama, F. (1995). Social Capital and the Global Economy: A Redrawn Map of the World, Available at: https://www.foreignaffairs.com/articles/1995-09-01/social-capital-and-global-economy-redrawn-map-world [Accessed on 5 January 2018].
  5. Hair, Anderson, Tatham & Black (1998). Multivariate Data Analysis. Prentical-Hall International, Inc.
  6. Hitt, M. A., & Ireland, R. D., 2002. The Essence of Strategic Leadership: Managing Human and Social Capital. The Journal of Leadership and Organization Studies, 9(1): 4-5.
  7. Hult, G. M., Ketchen, D. J., & Arrfelt, M. (2007). Strategic Supply chain management: Improving Performance Through A Culture Of Competitiveness And Knowledge Development. Strategic Management Journal. DOI: 10.1002/smj.627
  8. Jacobs, J., (1961). The death and life of great American cities. New York: Vintage Books. A Division of Random House.
  9. Lin, N. (2001). Social Captial: A theory of social structure and action. Cambridge University Press.
  10. Loury, G. C. (1976). A Dynamic theory of racial income differences. Discussion Papers 225, Northwestern University, Center for Mathematical Studies in Economics and Management Science.
  11. Nelson, R., & Winter, S. (1982). An evolutionary theory of economic change. Harvard University Press, Cambridge, MA.
  12. Nguyen, Hoai Trong & Huynh, Dien Thanh, (2012). The contribution of social capital into the activities of real estate companies in Viet Nam. Journal of International Business Research, 11(3), 53-70.
  13. Putnam (1993). The prosperous community: Social capital and public life. The American Prospect. 13, 35-42.
  14. Putnam, R. D. (1995). Bowling alone: America’s declining social capital. Journal of Democracy, 6(1), 65-78.
  15. Spender, J.C. (1996). Making knowledge the basis of a dynamic theory of the firm. Strategic Management Journal. Winter Special Issue 1, 45-62.
  16. Suseno, Y., & Ratten, V. (2007). A theoretical framework of alliance performance: The role of trust, social capital and knowledge development. Journal of Management and Organization, 13(1), 4-23.
  17. Tushman, M. L., & III O’Reilly, C. A. (1997). Winning Through Innovation: A Practical Guide to Leading Organizational Change and Renewal. Harvard Business School Press.
  18. Yang, Z., Zhou, C., & Jiang, L. (2011). When do formal control and trust matter? A context-based analysis of the effects on marketing channel relationships in China. Industrial Marketing Management, 40(1), 86-96.
  19. Yli-renko, H., Autio, E., & Sapienza, H. J., 2001. Social capital, knowledge acquisition, and knowledge exploitation in young technology-based firms. Strategic Management Journal, 22, 587-613.

IMPACTS OF SOCIAL CAPITAL ON THE KNOWLEDGE

ACQUISITION OF VIETNAMESE TEXTILE

AND GARMENT ENTERPRISES

• BUI VAN THOI

Vice Dean, Faculty of Business Administration, Nguyen Tat Thanh University

Postgraduate student University of Economics Ho Chi Minh City

ABSTRACT:

This paper is to identify and measure the impacts of social capital on the knowledge acquisition of Vietnamese textile and garment enterprises. This paper’s findings show that the knowledge acquisition of enterprises is affected by three following factors of social capital, including (1) Internal social capital, (2) External social capital and (3) Social capital of leaders.

Keyswords: Social capital, internal social capital, external social capital, social capital of leaders, knowledge acquisition.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2020]