Tiếp tục xu hướng phục hồi, xuất khẩu rau quả đón tín hiệu khả quan

Tiếp tục xu hướng phục hồi từ tháng 10/2021, tình hình sản xuất hàng rau quả trong tháng 11/2021 đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện. Dự kiến hàng rau quả xuất khẩu trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quả hơn.

Theo ước tính, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong tháng 11/2021 đạt 260 triệu USD, tăng 7,7% so với tháng 10/2021, nhưng giảm 0,4% so với tháng 11/2020. Trong 11 tháng năm 2021, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam ước đạt 3,25 tỷ USD, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Tiếp tục xu hướng phục hồi từ tháng 10/2021, tình hình sản xuất hàng rau quả trong tháng 11/2021 đã trở lại bình thường, trị giá xuất khẩu hàng rau quả được cải thiện. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đang có thuận lợi khi doanh nghiệp tiếp tục khai thác hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do (FTA), cùng với nhu cầu thị trường đang tăng vào dịp mua sắm cuối năm. Dự kiến hàng rau quả xuất khẩu trong tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022 sẽ khả quả hơn.

Hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường chính đều tăng trong tháng 10/2021, trừ thị trường Trung Quốc và Hà Lan. Trong 10 tháng năm 2021, hàng rau quả xuất khẩu tới thị trường Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam năm 2019 2021 (ĐVT: triệu USD)

rau qua

Nguồn: Tổng cục Hải quan; ước tính tháng 11/2021

Tỷ trọng xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc chiếm 54,5% tổng trị giá xuất khẩu hàng rau quả, giảm 2,2 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2020.

Do Việt Nam và Trung Quốc chưa ký Hiệp định thư xuất khẩu nông sản, nên hiện nay 100% hàng rau quả từ Việt Nam sang Trung Quốc đều phải chờ cơ quan hải quan phía Trung Quốc kiểm tra.

Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc. Do phải kiểm tra toàn bộ, nên hàng được thông quan chậm hơn, tiêu thụ ít hơn nguồn cung thực tế.

Nếu có ký kết Hiệp định thư, hàng rau quả của Việt Nam phải được đóng gói một cách chuyên nghiệp, truy xuất nguồn gốc tốt, bảo đảm đủ quy định Trung Quốc, thì hàng rau quả của Việt Nam sẽ xuất khẩu được nhiều hơn sang thị trường Trung Quốc.

Ngoài ra, hàng rau quả của Việt Nam còn xuất khẩu mạnh sang các thị trường khác trong 10 tháng năm 2021 như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, thị trường Đài Loan…

Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 11 ước đạt khoảng 4,2 tỉ USD, tăng 8,9% so với tháng 11-2020 và tăng 5,8% so với tháng 10-2021. 

Tính chung 11 tháng, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt gần 43,5 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, xuất khẩu nhóm nông sản chính ước đạt trên 19,3 tỉ USD, lâm sản chính đạt khoảng 14,3 tỉ USD, thủy sản đạt trên 7,9 tỉ USD, chăn nuôi ước đạt 393 triệu USD, nhóm đầu vào sản xuất trên 1,5 tỉ USD.

Nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu tăng gồm cà phê, cao su, gạo, nhóm hàng rau quả, hồ tiêu, hạt điều, sắn và sản phẩm từ sắn, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm gỗ, mây, tre, cói thảm, quế… 

Hoàng An